Giáo án Hóa học 9 - Chủ đề: Dãy hoạt động hóa học

1. Kim loại Fe và Cu kim loại nào hoạt động mạnh hơn?

 Kim loại sắt có thể hoạt động mạnh hơn kim loại Cu

 - Tiến hành thí nghiệm để so sánh

+ Mục đích: Nghiên cứu mức độ hoạt động của Fe và Cu.

+ Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

+ Hóa chất: Đinh Fe, dây Cu, các dung dịch CuSO4, FeSO4.

+ Cách tiến hành: Cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Cho dây Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch FeSO4.

2. Kim loại Cu và Ag kim loại nào hoạt động mạnh hơn?

 Kim loại Cu có thể hoạt động mạnh hơn kim loại Ag.

 - Tiến hành thí nghiệm để so sánh:

+ Mục đích: Nghiên cứu mức độ hoạt động của Cu và Ag.

+ Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

+ Hóa chất: Lá Ag, lá Cu, các dung dịch CuSO4, FeSO4.

+ Cách tiến hành: Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3. Cho lá Ag vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.

 

docx10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Chủ đề: Dãy hoạt động hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC
CỦA KIM LOẠI.
Thời gian: 2 Tiết
	I. NỘI DUNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BTNB.
	- Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
	- Nội dung về ý nghĩa của dãy họat động hóa học của kim loại không dạy theo phương pháp bàn tay nặn bột.
	II. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: HS Biết được.
	- Dãy hoạt động hóa học của kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.
	- Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại.
	2. Kỹ năng: 
	- Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể rút ra được dãy hoạt động hóa học của kim loại.
	- Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước và với dung dịch muối.
	- Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.
	- Kỹ năng học tập theo phương pháp bàn tay nặn bột.
	III. PHƯƠNG ÁN THỰC NGHIỆM – TÌM TÒI.
	- Quan sát thí nghiệm.
	- Thực hiện thí nghiệm nghiên cứu.
	- Thu thập thông tin và xử lí thông tin.
	IV. THIẾT BỊ DẠY HỌC
	Giáo viên chuẩn bị cho mỗi nhóm HS tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu như sau:
Dụng cụ
Hóa chất
Ống ngiệm, cốc thủy tinh loại 50 ml, giá để ống nghiệm, các lọ đựng hóa chất, ống hút nhỏ giọt.
1. Hóa chất dạng rắn: Đinh Fe, dây Cu, dây Ag, lá Cu, mẩu Na.
2. Các lọ đựng: Dung dịch CuSO4, dung dịch FeSO4, dung dịch AgNO3, dung dịch HCl, nước cất, dung dịch phenolphtalein.
	V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC ĐỀ XUẤT.
	I. Dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào?
	Pha 1. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV: Cho HS quan sát các mẩu đinh Fe, dây Cu, dây Ag, mẩu Na. Giới thiệu đây là các kim loại khác nhau. Vậy khả năng phản ứng của chúng với chất khác có giống hay khác nhau? Sự khác nhau đó được cụ thể như thế nào? Tiết học hôm nay các em nghiên cứu về vấn đề: Dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào?
- HS lắng nghe để định hướng mục tiêu cần nghiên cứu.
- HS ghi vấn đề vào vở thực hành
 -GV: Trình chiếu lên màn hình Slide câu hỏi có vấn đề sau.
 Dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào?
	Pha 2. Hình thành câu hỏi cho HS.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. GV gợi ý cho HS đề các em nêu ra những quan niệm ban đầu về hoạt động của kim loại.
 Các em đã biết về một số tính chất hóa học của kim loại. Hãy thảo luận và cho biết khả năng hoạt động hóa học khác nhau của các kim loại ở những bài học trước.
-GV: Theo dõi để nắm bắt kết quả.
-GV: Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo
-GV: Nghe ý kiến của các nhóm, hệ thống và loại bỏ ý kiến trùng lặp để có một số ý kiến chung thống nhất quan niệm ban đầu về khả năng hoạt động khác nhau của kim loại.
- HS suy nghĩ và nêu ra những hiểu biết ban đầu của mình về khả năng hoạt động hóa học của kim loại.
- HS thảo luận nhóm.
-HS: Đại diện nhóm báo cáo, câu trả lời của HS có thể là: Kim loại Zn, Fe hoạt động mạnh hơn kim loại cu. Kim loại Na hoạt động mạnh hơn các kim loại Fe, Cu, Ag 
-HS ghi ý kiến thống nhất vào vở thực hành
2. Từ các quan niệm ban đầu về độ hoạt động hóa học của kim loại . Hãy đề xuất câu hỏi cần nghiên cứu.
-GV: Hướng dẫn HS cân nhắc, lựa chọn câu hỏi phù hợp, trọng tâm để giải quyết được vấn đề nêu ra.
-GV: Trên cơ sở câu hỏi đề xuất của các nhóm, chốt lại các câu hỏi nghiên cứu về dãy hoạt động hóa học của kim loại có thể như sau:
1. Kim loại Fe và Cu kim loại nào hoạt động mạnh hơn?
2. Kim loại Cu và Ag kim loại nào hoạt động mạnh hơn?
3. Bằng cách nào để so sánh mức độ hoạt động của kim loại Fe,Cu với hiđro?
4. Kim loại Na và Fe kim loại nào hoạt động mạnh hơn?
-GV giúp HS các nhóm tóm tắt lại câu hỏi cho gãy gọn.
-HS: Cá nhân đề xuất câu hỏi cho nhóm, nhóm thảo luận về các câu hỏi được nêu ra, lựa chọn câu hỏi có thể nghiên cứu được.
- HS: Đại diện nhóm đề xuất câu hỏi thống nhất của nhóm
- HS: Ghi câu hỏi nghiên cứu vào vở thực hành.
	Pha 3. Đề xuất giả thuyết nghiên cứu và phương án thực nghiệm – tìm tòi
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV hướng dẫn cho HS: Tương ứng với mỗi câu hỏi nghiên cứu hãy đề xuất một giả thuyết nghiên cứu.
-GV: Hỗ trợ cho HS nếu thấy HS gặp khó khăn.
-HS: Căn cứ vào kiến thức đã học và hiểu biết cá nhân, đề xuất cho nhóm giả thuyết nghiên cứu.
- Nhóm trao đổi, chọn lựa giả thuyết cơ bản và kiểm chứng được theo từng câu hỏi nghiên cứu.
-GV: Yêu cầu nhóm HS thiết kế phương án để kiểm chứng giả thuyết.
-GV: Hỗ trợ cho HS nếu HS gặp khó khăn, gợi mở để HS hoàn thiện.
- GV: Cho ý để xác định phương án thực nghiệm.
-HS: Trao đổi bàn bạc phương án thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết đã được nêu ra. Mục đích, cách tiến hành, dự kiến kết quả.
-HS: Trình bày phương án thực nghiệm.
- HS: Các nhóm cho ý kiến hoàn thiện.
	Hoạt động này GV yêu cầu nhóm trình bày kết quả trên giấy Ao theo bảng mẩu( GV trình chiếu Slide bảng mẩu)
Câu hỏi nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
Phương án thực nghiệm
Câu 1.
Câu 2.
Câu 3.
Câu 4.
	Kết quả hoạt động này có thể chốt lại như sau:
Câu hỏi nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
Phương án thực nghiệm
1. Kim loại Fe và Cu kim loại nào hoạt động mạnh hơn?
Kim loại sắt có thể hoạt động mạnh hơn kim loại Cu
- Tiến hành thí nghiệm để so sánh
+ Mục đích: Nghiên cứu mức độ hoạt động của Fe và Cu.
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
+ Hóa chất: Đinh Fe, dây Cu, các dung dịch CuSO4, FeSO4.
+ Cách tiến hành: Cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Cho dây Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch FeSO4.
2. Kim loại Cu và Ag kim loại nào hoạt động mạnh hơn?
Kim loại Cu có thể hoạt động mạnh hơn kim loại Ag.
- Tiến hành thí nghiệm để so sánh:
+ Mục đích: Nghiên cứu mức độ hoạt động của Cu và Ag.
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
+ Hóa chất: Lá Ag, lá Cu, các dung dịch CuSO4, FeSO4.
+ Cách tiến hành: Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3. Cho lá Ag vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.
3. Bằng cách nào để so sánh mức độ hoạt động của kim loại Fe,Cu với hiđro?
Kim loại Fe có thể đẫy được H2 ra khỏi dung dịch axit, còn kim loại Cu thì không.
- Tiến hành hai thí nghiệm để so sánh:
+ Mục đích: Nghiên cứu mức độ hoạt động của Fe, Cu so với hiđro.
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
+ Hóa chất: Đinh Fe, lá Cu, dung dịch HCl.
+ Cách tiến hành: Cho đinh Fe vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl. Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl.
4. Kim loại Na và Fe kim loại nào hoạt động mạnh hơn?
Kim loại Na có thể hoạt động mạnh hơn kim loại Fe.
- Tiến hành thí nghiêm để so sánh:
+ Mục đích: Nghiên cứu mức độ hoạt động của Na và Cu .
+ Dụng cụ: Cốc thủy tinh loại 50ml, ống hút nhỏ giọt.
+ Hóa chất: Mẩu Na, đinh Fe, nước.
+ Cách tiến hành: Cho mẩu Na( nhỏ bằng hạt đậu) vào cốc thủy tinh có chứa nước. Cho đinh Fe vào cốc thủy tính có chứa nước.
	Pha 4. Tiến hành thực nghiệm tìm tòi .
	GV: Yêu cầu nhân viên thiết bị chuẩn bị đủ các dụng cụ và hóa chất theo yêu cầu của từng nhóm HS để HS thực hiện thí nghiệm. GV chú ý hướng dẫn HS thực hiện an toàn và thành công các thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV: Yêu cầu HS các nhóm lấy dụng cụ và hóa chất để tiến hành thí nghiệm nghiên cứu.
-GV: Quan sát, theo dõi để hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.
-GV: Cho lần lượt các nhóm báo cáo kết quả.
-HS: Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
+ Thư kí ghi chép kết quả.
+ Lấy dụng cụ.
+ Lấy hóa chất.
-HS: Kết quả của nhóm được trình bày vào phiếu học tập của nhóm.
	- Nhóm HS tiến hành thí nghiệm, ghi hiện tượng xảy ra, giải thích hiện tượng theo phiếu học tập sau ( bảng mẫu trên màn hình)
	-Giáo viên trình chiếu lên màn hình slide bảng mẫu sau:
Câu hỏi nghiên cứu
Tiến hành thực nghiệm
Hiện tượng, giải thích
Nhận xét, viết PTHH
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
	Kết quả của hoạt động này có thể như sau.
Câu hỏi
Tiến hành thực nghiệm
Hiện tượng, giải thích
Nhận xét, viết PTHH
Câu 1
Thí nghiệm 1: Cột đinh Fe, dây Cu bằng sợi chỉ nhỏ,cho lần lượt vào hai ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 và ống nghiệm chứa FeSO4. Sau thời gian lấy đinh Fe và dây Cu ra. Quan sát.
- Ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 không còn màu xanh lam, bề mắt đinh Fe có lớp chất rắn màu đỏ.
 Giải thích: Fe tác dụng được với dung dịch CuSO4
- Ống nghiệm chứa dung dịch FeSO4 không có hiện tượng.
Giải thích: Cu không tác dụng được với dung dịch FeSO4
 - Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối, Cu không đẩy được Fe.
Fe + CuSO4 
 FeSO4 + Cu
=> Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu.
Câu 2
Thí nghiệm 2 : Cột dây Cu, lá Ag bằng sợi chỉ nhỏ,cho lần lượt vào hai ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 và ống nghiệm chứa CuSO4. Sau thời gian lấy dây Cu, dây Ag ra. Quan sát.
- Ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 chuyển dần sang màu xanh lam, bề mặt dây Cu có lớp màu trắng.
Giải thích: Cu tác dụng được với dung dịch AgNO3
- Ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 không có hiện tượng.
Giải thích: Ag không tác dụng được với dung dịch CuSO4
- Cu đẩy Ag ra khỏi dung dịch muối, Ag không đẩy được Cu.
Cu + 2AgNO3 
 Cu(NO3)2+ 2Ag
=> Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag.
Câu 3
Thí nghiệm 3 : Cột đinh Fe, lá Cu bằng sợi chỉ nhỏ, cho lần lượt vào hai ống nghiệm chứa dung dịch HCl. Quan sát.
- Ống nghiệm có đinh Fe: Xuất hiện nhiều bọt khí thoát ra.
Giải thích: Fe tác dụng được với dung dịch HCl
- Ống nghiệm có lá Cu: Không có hiện tượng gì.
Giải thích: Cu không tác dụng được với dung dịch HCl
 Fe đẩy hiđro ra khỏi dung dịch axit còn Cu thì không.
Fe + 2HCl 
 FeCl2 + H2
=> Fe hoạt động hóa học mạnh hơn H và Cu.
Câu 4
Thí nghiệm 4 : Cho đinh Fe, mẩu nhỏ Na lần lượt vào hai cốc chứa nước cất có thêm vài giọt dung dịch phenol phtalein. Quan sát.
- Mẩu Na nóng chảy thành giọt tròn chạy trên mặt nước và tan dần, dung dịch có màu đỏ
Giải thích: Na tác dụng được với nước
- Cốc có đinh Fe : Không có hiện tượng gì.
Giải thích: Fe không tác dụng được với nước.
Na tác dụng được với nước còn Fe thì không. 
2Na + 2H2O 
 2NaOH + H2
=>Na hoạt động hóa học mạnh hơn Fe.
	Pha 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.
	-GV: Từ kết quả thí nghiệm, yêu cầu HS rút ra kiến thức mới sau mỗi thí nghiệm.
	-GV: Yêu cầu nhóm HS rút ra kiến thức mới sau mỗi thí nghiệm theo bảng mẩu sau ( Giáo viên chiếu lên màn hình slide bảng mẩu)
Câu hỏi nghiên cứu
Tiến hành thực nghiệm tìm tòi
Hiện tượng, giải thích, Viết PTHH
Rút ra kiến thức mới
Câu hỏi 1
Câu hỏi 2
Câu hỏi 3
Câu hỏi 4
Kết luận chung:
	- HS: Nhóm thảo luận và hoàn thành trên giấy A0 theo bảng mẩu
	=> Có thể có kiến thức mới như sau:
Câu hỏi nghiên cứu
Tiến hành thực nghiệm tìm tòi
Hiện tượng, giải thích, Viết PTHH
Rút ra kiến thức mới
Câu hỏi 1: Kim loại Fe và Cu kim loại nào hoạt động mạnh hơn?
Thí nghiệm 1: Cột đinh Fe, dây Cu bằng sợi chỉ nhỏ,cho lần lượt vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 và ống nghiệm chứa FeSO4. Sau thời gian lấy đinh Fe và dây Cu ra. Quan sát.
Fe + CuSO4 
 FeSO4 + Cu
Cu + FeSO4 không có hiện tượng
Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu.
 Ta xếp: Fe, Cu
Câu hỏi 2: Kim loại Cu và Ag kim loại nào hoạt động mạnh hơn?
Thí nghiệm 2 : Cột dây Cu, dây Ag bằng sợi chỉ nhỏ, cho lần lượt vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 và ống nghiệm chứa CuSO4. Sau thời gian lấy dây Cu, dây Ag ra. Quan sát.
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2+2Ag
 Ag + CuSO4 không có hiện tượng.
Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag.
 Ta xếp: Cu, Ag
Câu hỏi 3: Bằng cách nào để so sánh mức độ hoạt động của kim loại Fe,Cu với hiđro?
Thí nghiệm 3 : Cột đinh Fe, lá Cu bằng sợi chỉ nhỏ,cho lần lượt vào hai ống nghiệm chứa dung dịch HCl. Quan sát.
Fe + 2HCl 
 FeCl2 + H2
Cu + HCl không có dấu hiệu
Fe hoạt động hóa học mạnh hơn H.
 Ta xếp: Fe, H, Cu
Câu hỏi 4: Kim loại Na và Fe kim loại nào hoạt động mạnh hơn?
Thí nghiệm 4 : Cho đinh Fe, mẩu nhỏ Na lần lượt vào hai cốc chứa nước cất có thêm vài giọt dung dịch phenol phtalein. Quan sát.
2Na + 2H2O 
 2NaOH + H2
Fe + H2O không có dấu hiệu
Na hoạt động hóa học mạnh hơn Fe.
 Ta xếp: Na, Fe
Kết luận chung.
-GV: Trình chiếu Slai về kết luận chung
- Từ các thí nghiệm ta có thể xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học như sau: Na, Fe, H, Cu, Ag.
- Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau thì có dãy hoạt động hóa học của một số kim loại là: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H) , Cu, Ag, Au
	-HS: Ghi kết luận cuối cùng vào vở thực hành.	
	-GV: Cho HS kiểm chứng lại các giả thuyết, yêu cầu HS so sánh, đối chiếu kiến thức vừa tìm tòi được với những hiểu biết ban đầu, để từ đó thấy rõ quan niệm ban đầu của HS chưa đầy đủ, chưa có cơ sở khoa học so với kiến thức mà HS mới phát hiện.
	II. Dãy hoạt động hóa học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?
	Nội dung này GV dạy theo phương pháp tích cực thông thường khác để đi đến kết luận về 4 ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.
........................................................................

File đính kèm:

  • docxBai_17_Day_hoat_dong_hoa_hoc_cua_kim_loai.docx