Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 12
Bài 17: BÀI LUYỆN TẬP 3
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh củng cố các khái niệm về hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học và phương trình hóa học.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng lập công thức hóa học và lập phương trình hóa học.
- Biết vận dụng ĐL BTKL vào giải các bài toán hóa học đơn giản.
- Tiếp tục làm quen với bài tập xác định nguyên tố hóa học.
II. Chuẩn bị:
GV: bảng phụ và phiếu học tập.
HS ôn lại các kiến thức về:
+ Hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
+ ĐL BTKL
+ Các bước lập phương trình hóa học.
+ Ý nghĩa của phương trình hóa học.
Ngày soạn: 01/11/2015 Tiết thứ 23 Tuần 12 Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (tt) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết được: Ý nghĩa của phương trình hoá học: Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng. 2. Kĩ năng: - Biết lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng (tham gia) và sản phẩm. - Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hoá học cụ thể. 3. Thái độ: HS có thái độ học tập nghiêm túc và yêu thích môn học hơn. II. Chuẩn bị: GV: bảng phụ và phiếu học tập. HS: dụng cụ học tập. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các bước lập phương trình hóa học. -Yêu cầu HS sửa bài tập 2,3 SGK/ 57,58 3. Nội dung bài mới: . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động1: Tìm hiểu ý nghĩa của phương trình hóa học - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi sau: + Dựa vào 1 phương trình hóa học, ta có thể biết được những điều gì? + Em có nhận xét gì về tỉ lệ của các phân tử trong phương trình sau: t0 2H2 + O2 g 2H2O - Em hãy cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong các phản ứng ở bài tập 2,3 SGK/ 57,58 - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, nhận xét. - Phương trình hóa học cho biết : tỉ lệ số nguyên tử (phân tử ) giữa các chất trong phản ứng. Trong phương trình phản ứng: t0 2H2 + O2 g 2H2O Tỉ lệ số phân tử H2 : số phân tử O2 : số phân tử H2O = 2:1:2 - Bài tập 2 SGK/ 57 a. Tỉ lệ số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 4:1:2 b. Tỉ lệ số phân tử P2O5 : số phân tử H2O : số phân tử H3PO4 = 1:3:2 - Bài tập 3 SGK/ 58 a. Tỉ lệ số phân tử HgO : số nguyên tử Hg : số phân tử O2 = 2:2:1 b. Tỉ lệ số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử Fe2O3 : số phân tử H2O = 2:1:3 II.Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC: Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập1:Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: a. Al + O2 4 Al2O3 b. Fe + Cl2 4 FeCl3 c. CH4 + O2 4 CO2 + H2O Hãy cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng ? Bài tập 2: Chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào những chỗ có dấu “?” Trong các phương trình hóa học sau: a. Cu + ? g 2CuO b. Zn + ?HCl g ZnCl2 + H2 -Yêu cầu các nhóm trình bày. -Đưa đáp án, yêu cầu HS nhận xét và tự sửa chữa. -Hoạt động theo nhóm: Bài tập 1: t0 a.4Al + 3O2 g 2Al2O3 Tỉ lệ số nguyên tử Al: số phân tử O2: số phân tử Al2O3 = 4:3:2 t0 b. 2Fe + 3Cl2 g 2FeCl3 Tỉ lệ số nguyên tử Fe: số phân tử Cl2: số phân tử FeCl3 = 2:3:2 c. t0 CH4 + 2O2 g CO2 + 2H2O Tỉ lệ số phân tử CH4 : số phân tử O2: số phân tử CO2 :số phân tử H2O = 1:2:1:2 Bài tập 2: a. Cu + O2 g 2CuO b. Zn + 2HCl g ZnCl2 + H2 4. Cũng cố. -GV yêu cầu HS làm các bài tập do GV đưa ra. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà. - Về nhà ôn tập: + Hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. + ĐL BTKL + Các bước lập phương trình hóa học. + Ý nghĩa của phương trình hóa học. - Làm bài tập: 4b, 5,6 SGK/ 58 IV. Rút Kinh Nghiệm: Ngày soạn: 01/11/2015 Tiết thứ 24 Tuần 12 Bài 17: BÀI LUYỆN TẬP 3 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh củng cố các khái niệm về hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học và phương trình hóa học. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng lập công thức hóa học và lập phương trình hóa học. - Biết vận dụng ĐL BTKL vào giải các bài toán hóa học đơn giản. - Tiếp tục làm quen với bài tập xác định nguyên tố hóa học. II. Chuẩn bị: GV: bảng phụ và phiếu học tập. HS ôn lại các kiến thức về: + Hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. + ĐL BTKL + Các bước lập phương trình hóa học. + Ý nghĩa của phương trình hóa học. III. Các bước lên lớp: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bi củ. Hoàn thành PTHH sau: sắt (Fe) tác dụng với axitclohyđric long ( HCl ), cho ra sản phẩm sắt(II)clorua( FeCl2 ) và khí hiđro ( H2 ). Và cho biết ý nghĩa của PTTHH này. 3. Nội dung bài mới. Như các em đ học xong một số bài như CTHH,PTHHvà biết cách cơ bản để lập CTHH, PTHHĐể giải được những bài toán hóa học khó hơn và để hiểu vững kiến thức hơn tiết học này các em sẽ luện tập để làm bài tập có liên quan đến kiến thức trên. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ - GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức cơ bản: 1.Hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học khác nhau như thế nào ? 2.Phản ứng hóa học là gì ? 3.Nêu bản chất của phản ứng hóa học ? 4.Phát biểu nội dung của ĐL BTKL và viết biểu thức ? 5.Trình bày các bước lập phương trình hóa học ? -Nhớ lại các kiến thức đã học và trả lời. 1. Hiện tượng vật lý: không có sự biến đổi về chất. Hiện tượng hóa học:có sự biến đổi chất này thành chất khác. 2. PƯHH là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. 3. Trong PƯHH: chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, còn nguyên tử của mỗi nguyên tố được bảo toàn. 4. ĐL BTKL : tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia. 5. Ba bước lập phương trình hóa học: + Viết sơ đồ phản ứng. + Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố. + Viết phương trình hóa học. Hoạt động 2: Luyện tập . - Yêu cầu HS giải bài tập SGK/ 60,61 *Bài tập 1: - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, gọi tên các chất tham gia và sản phẩm của phản ứng. - Hãy so sánh các chất trước phản ứng và sau phản ứng để trả lời các câu hỏi b, c. *Bài tập 3: - Dựa vào ĐL BTKL hãy viết biểu thức tính khối lượng các chất trong phản ứng ? - % chất A (pư) = {m chất A (pư) : m chất A (đề bài cho)}.100% *Bài tập 4: Muốn lập được phương trình hóa học của 1 phản ứng ta phải làm gì ? *Bài tập 5: Hướng dẫn HS lập CTHH của hợp chất: Alx(SO4)y . - Nhôm có hóa trị là bao nhiêu - Tìm hóa trị của nhóm =SO4 Bài tập 1: a.Chất tham gia: N2 và H2 Chất sản phẩm : NH3 b.Trước phản ứng: H - H và N – N Sau phản ứng: 3 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử N. Phân tử H2 và N2 biến đổi tạo thành phân tử NH3. c.Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi: nguyên tử H = 6, nguyên tử N =2 Bài tập 3: a. Theo ĐL BTKL, ta có: b. (phản ứng ) = 140 + 110 = 250g Bài tập 4: a.Phương trình hóa học của phản ứng: t0 C2H4 + 3O2 g 2CO2 + 2H2O b.Tỉ lệ: + Phân tử C2H4 : phân tử O2 = 1:3 + Phân tử C2H4 : phân tử CO2 = 1:2 Bài tập 5: a. x =2 ; y = 3 b.Phương trình 2Al + 3CuSO4 g Al2(SO4)3 + 3Cu Tỉ lệ: + Nguyên tử Al : nguyên tử Cu = 2:3 + Phân tử CuSO4 : phân tử Al2(SO4)3 = 3:1 4. Cũng cố: GV yêu cầu HS làm bài tập. Khi than cháy trong khơng khí xảy ra phản ứng hóa học giữa than và khí oxi. 1.Hãy giải thích vì sao cần đập vừa nhỏ than trước khi đưa vào bếp lò, sau đó, dùng que lửa châm và quạt mạnh đến khi than bén cháy thì thôi. 2.Ghi lại phương trình chữ của phản ứng, biết rằng sản phẩm l cacbonđioxit. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà. - Ôn tập lại đại cương kiểm tra một tiết - Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết - Làm các bài tập tương tự sách bài tập /20,21. IV. Rút Kinh Nghiệm: Duyệt tuần 12 Ngày 02/11/2015
File đính kèm:
- Tuần 12.doc