Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 1

Bài 2: CHẤT

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

 - HS phân biệt đ¬ược vật thể tự nhiên và nhân tạo, vật liệu và chất. Biết đ¬ược ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

 - Các vật thể tự nhiên đ¬ược hình thành từ các chất còn các vật thể nhân tạo đ¬ược làm ra từ các vật liệu mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp 1 số chất.

2. Kỹ năng:

 - HS được rèn luyện kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. Mỗi chất có những tính chất vật lí và hoá học nhất định biết mỗi chất đ¬ược sử dụng để làm gì là tuỳ theo tính chất của nó.

 - Biết dựa vào tính chất của chất để nhận biết và giữ an toàn khi dùng hoá chất.

3. Thái độ:

 GD ý thức ham học, ứng dụng kiến thức đã biết về chất để vận dụng, sử dụng các chất cho hợp lý trong cuộc sống.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: 1 số mẫu chất: S, P đỏ, Al, Cu, NaCl, dụng cụ đo nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh.

2. Học sinh: xem bài trước ở nhà.

 

doc6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/08/2015 
Tiết thứ 1 	Tuần 1 
Bài 1: MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - HS biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích.
 - Bước đầu HS biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta , do đó cần thiết phải có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.
 - Bước đầu HS biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hoá học, trước hết là phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.
2. Kỹ năng: 
 Rèn kỹ năng quan sát và nhận xét thí nghiệm.
3. Thái độ: 
 GD thái độ yêu thích môn học ngay từ buổi đầu làm quen.
II. Chuẩn bị
 - Hoá chất: dd NaOH, dd CuSO4 , dd HCl, đinh sắt. 
 - Dụng cụ: ống nghiệm, giá đỡ, ống hút cặp sắt, khay. 
III. Các bước lên lớp.
1.ổn định.
 - ổn định lớp.
 - Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV: Cho HS hoạt động nhóm giao cho mỗi nhóm một khay đựng dụng cụ và hoá chất.
GV: Hướng dẫn các nhóm làm các thao tác thí nghiệm. 
GV: Yêu cầu các nhóm trả lời hãy cho biết nhận xét của em về sự biến đổi của các chất trong ống nghiệm?
GV: Nhận xét 
GV: ở thí nghiệm 2 em có thấy có hiện tượng gì khác không ? So sánh với thí nghiệm 1?
GV: Rút ra kết luận.
HS: Nhận dụng cụ và hoạt động theo nhóm. 
HS: Tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm. Quan sát hiện tượng (dưới sự chỉ đạo của GV) 
HS: Cử đại diện trả lời . Nhóm khác bổ sung.
HS: Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm 2 dưới sự hướng dẫn của GV. 
HS: Trả lời. Nhóm khác bổ sung.
I. Hoá học là gì ?
 1. Thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: 
Cho 1 ml dd CuSO4 vào 1 ml dd NaOH
Thí nghiệm 2:
Cho 1 đinh sắt vào 1 ml dd HCl 
 2. Quan sát:
 3. Nhận xét:
 Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.
Hoạt động 2:
GV: Cho HS hoạt động nhóm gv cho mỗi nhóm 1 câu hỏi thảo luận. 
GV: Nhận xét và bổ sung. Gọi HS đọc nhận xét SGK (tr 4) 
GV: Đặt câu hỏi: Hoá học có va trò như thế nào trong cuộc sống?
GV: Nhận xét và kết luận
HS: Thảo luận theo nhóm. Cử đại diện trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung. 
HS: Đọc bài.
HS: Trả lời 
II. Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta ?
 1. Trả lời câu hỏi: 
(SGK tr 4) 
 2. Nhận xét 
 3. Kết luận:
 Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Hoạt động 3:
GV: Cho HS đọc thông tin SGK (tr 5). GV đặt câu hỏi cho HS trả lời. 
GV: Kể câu chuyện ngắn về nguồn gốc que diêm để minh hoạ. Cho HS thảo luận nhóm: Để học tốt môn hoá học cần phải làm gì?
GV: Nhận xét rút ra kết luận. 
HS: Đọc bài và trả lời các câu hỏi của GV. 
HS: Thảo luận suy nghĩ cử đại diện trinh bày. Các nhóm bổ sung. 
III. Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hoá học ?
 1. Khi học tập môn hoá học các em cần chú ý thực hiện các hoạt động sau:
 a. Thu thập tìm kiếm kiến thức 
 b. Xử lí thông tin
 c. Vận dụng 
 d. Ghi nhớ
 2. Phương pháp học tập môn hoá học như thế nào là tốt?
(SGK tr 5) 
4. Củng cố:
 - Gọi 2 em đọc ghi nhớ trang 5.
 - GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS trả lời.
 + Hoá học là gì?
 + Trong cuộc sống của chúng ta hoá học có vai trò gì không?
 + Muốn học tốt môn hoá học các em cần phải làm gì?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 - Học thuộc ghi nhớ trang 5
 - về nhà đọc trước bài 2.
IV-Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 10/08/2015 
Tiết thứ 2 	Tuần 1
Bài 2: CHẤT
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
 - HS phân biệt được vật thể tự nhiên và nhân tạo, vật liệu và chất. Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
 - Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp 1 số chất.
2. Kỹ năng: 
 - HS được rèn luyện kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. Mỗi chất có những tính chất vật lí và hoá học nhất định biết mỗi chất được sử dụng để làm gì là tuỳ theo tính chất của nó.
 - Biết dựa vào tính chất của chất để nhận biết và giữ an toàn khi dùng hoá chất.
3. Thái độ:
 GD ý thức ham học, ứng dụng kiến thức đã biết về chất để vận dụng, sử dụng các chất cho hợp lý trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 1 số mẫu chất: S, P đỏ, Al, Cu, NaCl, dụng cụ đo nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh.
2. Học sinh: xem bài trước ở nhà. 
III. Các bước lên lớp.
1.ổn định.
 - ổn định lớp.
 - Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
GV: Các em hãy quan sát và kể tên những vật cụ thể quanh ta?
GV: Bổ sung và chỉ ra 2 loại vật thể tự nhiên và nhân tạo. Thông báo về thành phần của 1 số vật thể tự nhiên và đặt câu hỏi: hãy cho biết vật thể nào có thể được làm từ những vật liệu này? Chỉ ra đâu là chất đâu là hỗn hợp của 1 số chất?
GV: Tổng kết thành sơ đồ trên bảng cho hs thảo luận nhóm . Chất có ở đâu? 
GV: Nhận xét va bổ sung dựa theo sơ đồ đi đến kết luận, đọc mẫu 1 số tên hoá học.
HS: Trả lời. HS khác bổ sung. 
HS: Suy nghĩ trả lời. HS khác nhận xét.
HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. Nhóm khác bổ sung. 
HS: Lắng nghe và ghi bài 
I. Chất có ở đâu ?
- Có 2 loại vật thể:
 + Vật thể tự nhiên gồm 1 số chất khác nhau. 
 + Vật thể nhân tạo được làm từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp 1 số chất.
 - ở đâu có vật thể nơi đó có chất.
Hoạt động 2
GV: Nêu 1 số tính chất của chất cho HS quan sát 1 số mẫu chất: S, Al, P đỏ, Cu. Nêu nhận xét 1 số tính chất bề ngoài.
GV: Nhận xét. Hướng dẫn HS sử dụng dụng cụ đo, hướng dẫn cách viết số liệu.
GV: Cho HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm thử tính tan của đường và muối. Thử tính dẫn điện: 
 + Giữa S và Al 
 + Giũa P đỏ và Cu 
GV: Gọi HS nêu nhận xét.
GV: Bổ sung và rút ra kết luận. 
 GV: Cho HS hoạt động nhóm phân biệt cồn và nước? Rút ra nhận xét về tính chất của cồn và nước có gì giống và khác nhau?
GV: Bổ sung và rút ra kết luận. Giải thích và nói rõ cách sử dụng chất:
 Sử dụng H2SO4 , SO2
GV: Nêu câu hỏi: Tại sao cao su lại được dùng chế tạo lốp xe? nhôm dùng làm dây dẫn điện?
GV: Nhận xét và bổ sung.
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung.
HS: Hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV.
HS: Cử đại diện nhóm nêu nhận xét. Nhóm khác bổ sung.
HS: Hoạt động nhóm. Cử đại diện trả lời.
HS: Lắng nghe.
HS: Trả lời .
II. Tính chất của chất.
1, Mỗi chất có những tính chất chất nhất định.
 a. Quan sát.
 b. Dùng dụng cụ đo.
 - tonc S = 113oc
 c. Làm thí nghiệm
 2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ?
 a. Giúp phân biệt chất này với chất khác. Tức nhận biết được chất.
 b. Biết cách sử dụng chất.
 c. Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.
4. Củng cố:
 - Cho HS làm bài tập 1, 2, 3 (tr 11) vào vở gọi HS chữa bài. GV nhận xét. 
 - GV hệ thống hoá kiến thức trọng tâm: Chất có ở đâu và chất có những tính chất gì?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 - Xem kĩ phần đã học. 
 - Về nhà làm bài tập 4 +5 +6 (tr 11).
 - Về đọc trước phần III trang 9.
IV-Rút kinh nghiệm.
Duyệt tuần 1
Ngày 17/08/2015

File đính kèm:

  • docTuần 1.doc