Giáo án Hóa học 8 tuần 30, 31

Bài 39: BÀI THỰC HÀNH 6

TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NƯỚC

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Củng cố, nắm vững được tính chất hoá học của nước: tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo bazơ và hiđro, tác dụng với một số oxi phi kim tạo axit, với mốt số oxit kim loại tạo bazơ.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm với natri, canxi oxit và với đi photpho pentaoxit, đó là những thí nghiệm có thể gây ra cháy, nổ, bỏng.

3. Thái độ:

Yêu thích bộ môn.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 tuần 30, 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 30	Ngày soạn: 20/3/2013
Tiết 60	
Bài 38: BÀI LUYỆN TẬP 7
I . MỤC TIÊU: 
Gv giúp HS:
- Cũng cố hệ thống hoá kiến thức và các khái niệm hóa học về thành phần hoá học của nước và tính chất hoá học của nước.
- Học sinh biết và hiểu định nghĩa, công thức, tên gọi và phân loại các axit, bazơ, muối.
- Học sinh nhận biết được các axit có oxi và không có oxi, các bazơ tan và không tan trong nước, các muối trung hoà và muối axit khi biết CTHH của chúng và biết gọi tên các axit, bazơ, muối.
II. CHUẨN BỊ: 
	- Giáo viên: Bảng phụ bài tập.
- Học sinh: Ơn lại kiến thức của chương.
III . TIẾN TRÌNH: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm, phân loại và cách gọi tên của axit, bazơ và muối?
- Gọi tên và phân loại các hợp chất sau: HCl, ZnSO4, Al(OH)3, NaHCO3.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- Các em đọc câu hỏi số 1 và chuẩn bị kiến thức để trả lời.
- Hướng dẫn HS thực hiện cách trả lời câu hỏi số 2.
- Treo bảng hệ thống hoá, giới thiệu các bảng nhỏ.
Yêu cầu HS đọc câu hỏi:
- Theo yêu cầu của câu hỏi các em sẽ lựa chọn các bảng nhỏ và lần lượt gắn vào bảng hệ thống hoá sao cho kiến thức phù hợp.
Mẫu: bảng hệ thống hoá:
Axit
Bazơ
Muối
CTHH
Phân loại
Tên gọi
- Nhớ kiến thức trả lời.
- Nhận xét – Bổ sung.
- Điền thơng tin vào bảng
I. Kiến thức cần nhớ:
 1. Nước: 
- Thành phần hoá học định tính và định lượng 
- Tính chất hoá học
2. Axit, bazơ, muối:
- Khái niệm
- CTHH
- Phân loại
- Tên gọi
- GV ghi nội dung bài tập lên bảng và yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu, đưa ra biện pháp giải.
- HS lên bảng giải bài tập
- HS khác nhận xét
- Cuối cùng GV nhận xét và kết luận.
- GV gọi HS nhắc lại cách đọc công thức hóa học của muối
- Sau đó giáo viên gọi học sinh lên bảng giải bài tập, học sinh khác nhận xét
- Cuối cùng GV nhận xét và kết luận.
Bài 1: Tương tự như Na; K, Ca cũng tác dụng với nước tạo thành bazơ tan và giải phóng khí H2.
a.Hãy viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra?
b.các phản ừng hóa học trên thuộc loại phản ứng hóa học nào?, Vì sao?
Câu 2:Viết công thức hóa học của những muối có tên gọi sau đây: Đồng II clorua; Kẽm sunphát; Sắt(III)sunphat: Magiehiđrôcacbonat; canxiphotphat; Natrihiđrôphotphat; Natriđihiđrôphotphat.
II. Bài tập:
Câu 1:
a. 2Na+2H2O→2NaOH+ H2 
2K+2H2O → 2KOH+ H2.
Ca + 2H2O → Ca(OH)2+H2.
b. Các loại phản ứng trên thuộc loại phản ứng thế. Vì Na; K; Ca thế vào nguyên tử H để lần lượt tạo thành các bazơ tương ứng.
Câu 2:
CuCl2; ZnSO4; Fe2(SO4)3; Mg(HCO3)2; Ca3(PO4)2; 
Na2 HPO4; NaH2PO4.
3. Củng cố - Luyện tập:
Hòa tan hỗn hợp gồm hai kim loại vào nước ( K và Na) có khối lượng là 6,2 gam. Thì thu được 2,24 lít khí H2 ( ĐKTC).
a.Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b.Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
4. Dặn dị:
- Gv gợi ý để HS biết cách giải bài tập 4.
- Làm bài tập vào vỡ .
- Chuẩn bị bài tường trình cho tiết thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 31	Ngày soạn: 25/3/2013
Tiết 61	
Bài 39: BÀI THỰC HÀNH 6
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NƯỚC
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Củng cố, nắm vững được tính chất hoá học của nước: tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo bazơ và hiđro, tác dụng với một số oxi phi kim tạo axit, với mốt số oxit kim loại tạo bazơ.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm với natri, canxi oxit và với đi photpho pentaoxit, đó là những thí nghiệm có thể gây ra cháy, nổ, bỏng.
3. Thái độ:
Yêu thích bộ mơn.
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên:
	+ Hóa cụ: mỗi nhóm HS: chén sứ nhỏ, lọ thuỷ tinh có nắp, thìa đốt, bình nước, đèn cồn, diêm, giấy lọc, kẹp gắp, ống nhỏ giọt.
	+ Hoá chất: Kim loại Na, P đỏ, vôi sống CaO, giấy quì tím, dd phenolphtalein. 
- Học sinh:
+ Xem tính chất của nước. 
+ Viết trước bài tường trình.
 III . TIẾN TRÌNH: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tính chất hĩa học của nước? Viết PTPƯ minh họa.
- Sửa bài tập 3 SGK.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Thí nghiệm 1:
- Cắt miếng Na: dùng kẹp sắt và cho cắt miếng nhỏ bằng hạt đậu xanh.
- Cho miếng Na vào nước à quan sát.
- Nhúng quì tím vào dung dịch trong cốc còn lại sau phản ứng à kết luận.
- Lấymột giọt dung dịch phenolphtalein à dung dịch sau phản ứng à nhận xét.
- Dùng kẹp sắt thả miếng Na vào cốc nước.
à kết luận.
2Na+ 2H2Oà2NaOH + H2­ 
Dung dịch bazơ sau phản ứng làm quì tím hoá xanh và dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
1. Thí nghiệm 1:
Nước tác dụng với Natri
Thí nghiệm 2:
- Cho vôi sống vào bát sứ + H2O.
- Cho quì tím vào à nhận xét.
? Tại sao dung dịch sau phản ứng lại làm cho quì tím à xanh.
- Làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Hiện tượng:
+ Mẫu vôi nhão ra.
+ Phản ứng tỏa nhiệt.
+ Quì tím à xanh.
2. Thí nghiệm 2:
Nước tác dụng với vơi sống
Thí nghiệm 3:
- Hướng dẫn HS thử nút cao su có vừa bình thủy tinh không ?
- Đốt đèn cồn.
- Cho một lượng Pđỏ vào muôi sắt. à đốt à lọ thủy tinh.
- Cho 2 – 3 ml vào lọ thuỷ tinh đã đốt Pđỏ à lắc mạnh.
- Cho mẫu giấy quì vào à nhận xét ? Tại sao dung dịch tạo thành làm quì tím à đỏ.
- Làm thí nghiệm.
- Hiện tượng.
+ Pđỏ cháy à khói trắng.
+ P2O5 tan trong nước.
+ dd: quì tím à đỏ.
- Vì dd tạo thành là một axit (H3PO4).
3. Thí nghiệm 3:
Nước tác dụng với điphotphopentaoxit
3. Củng cố - Luyện tập: 
- Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm.
- Cho các nhĩm dọn vệ sinh.
- Thu bài tường trình.
4. Dặn dị:
- Xem trước bài mới
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 31	Ngày soạn: 27/3/2013
Tiết 62	
Chương 6: DUNG DỊCH
Bài 40: DUNG DỊCH
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
	- Hiểu được các khái niệm dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bão hoà, dung dịch bão hoà.
	- Hiểu được những biện pháp thúc đẩy sự hoà tan của chất rắn trong nước được nhanh hơn, đó là sự khuấy trộn, sự đun nóng và sự nghiền nhỏ chất rắn.
 2. Kĩ năng: 
	- Biết cách pha chế 1 dd chưa bão hoà và dd bão hoà
3. Thái độ: 
	Rèn tính cẩn thận ý thức tập thể trong việc thu nhập thông tin của nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
	- Dụng cụ: 4 cốc thuỷ tinh 100ml, đũa khuấy, bình nước, thìa lấy hoá chất rắn, ống hút lấy hoá chất lỏng, cốc nhựa, cối, chày sứ, đế đun, lưới, đèn cồn.
- Hoá chất: muối ăn, dầu thực vật, xăng.	
2. Học sinh:
Nghiên cứu trước bài
 III . TIẾN TRÌNH: 
1. Kiểm tra bài cũ: Khơng kiểm tra.
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- Làm thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Cho 1 thìa đường vào cốc nước à khuấy nhẹ. Các nhóm quan sát à ghi lại nhận xét à trình bày.
- Ở thí nghiệm này.
+ Đường là chất tan.
+ Nước hoà tan đường à dung môi.
+ Nước đ ường à dung dịch.
Thí nghiệm 2: Cho vào mỗi cốc một thìa dầu ăn (cốc 1 đựng nước, cốc 2 đựng dầu hoả ) à khuấy nhẹ.
- Thảo luận nhóm và cho biết: chất tan, dung môi ở thí nghiệm 2.
Vậy em hiêủ thế nào là dung môi; chất tan và dung dịch ?
? Hãy lấy ví dụ về dung dịch và chỉ rõ chất tan, dung môi trong dung dịch đó.
- Quan sát thí nghiệm và nhận xét:
+ Cốc 1: nước không hoà tan được dầu ăn.
+ Cốc 2: dầu hoả hoà tan được dầu ăn tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Dầu ăn: chất tan.
- Dầu hoả: dung môi.
- Vd: 
- Nước biển.
+ Dung môi: nước.
+ Chất tan: muối 
- Nước mía.
+ Dung môi: nước.
+ Chất tan: đường 
I. Dung môi – chất tan – dung dịch
1. Dung môi
Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch.
2. Chất tan
Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi.
3. Dung dịch
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
mdd = mct + mdm
- Làm thí nghiệm 3.
+ Tiếp tục cho đường vào cốc ở thí nghiệm 1 à khuấy à nhận xét.
- Khi dung dịch vẫn còn có thể hoà tan được thêm chất tan à gọi là dung dịch chưa bão hoà.
- Hướng dẫn HS làm tiếp thí nghiệm 3: tiếp tục cho đường vào cốc dung dịch trên, vừa cho đường vừa khuấy.
- Dung dịch không thể hào tan thêm được chất tan à dung dịch bão hoà.
Vậy thế nào là dung dịch bão hoà và dung dịch chưa bão hoà?
- Yêu cầu các nhóm trình bày và nhận xét.
- Quan sát thí nghiệm 3.
- Dung dịch nước đường vẫn có khả năng hoà tan thêm đường.
- Dung dịch nước đường không thể hoà tan thêm đường (đường còn dư).
II. Dung dịch chưa bảo hòa và ding dịch bảo hòa
Ở một t0 xác định:
- Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan.
- Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan.
- Làm thí nghiệm: cho vào mỗi cốc (25 ml nước) một lượng muối ăn như nhau.
+ Cốc I: để yên.
+ Cốc II: khuấy đều.
+ Cốc III: đun nóng
+ Cốc IV: nghiền nhỏ.
- Yêu cầu các nhóm ghi lại kết quả à trình bày.
Þ Vậy muốn quá trình hoà tan chất rắn trong nước được nhanh hơn ta nên thực hiện những biện pháp nào?
- Yêu cầu các nhóm đọc SGK à thảo luận.
? Vì sao khi khuấy dung dịch quá trình hoà tan chất rắn nhanh hơn.
? Vì sao khi đun nóng, quá trình hoà tan nhanh hơn.
? Vì sao khi nghiền nhỏ chất rắn à tan nhanh.
- Quan sát thí nghiệm: cho vào cốc nước 5g muối ăn.
+ Cốc I: muối tan chậm.
+ Cốc II, III: muối tan nhanh hơn cốc I (IV).
+ Cốc IV: tan nhanh hơn cốc I nhưng chậm hơn cốc II & III.
- 3 biện pháp:
+ Khuấy dung dịch: tạo ra sự tiếp xúc giữa chất rắn và các phân tử nước.
+ Đun nóng dung dịch: phân tử nước chuyển động nhanh hơn tăng số lần va chạm giữa phân tử nước và chất rắn.
+ Nghiền nhỏ: tăng diện tích tiếp xúc giữa các phân tử nước và chất rắn.
III. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.
Muốn quá trình hoà tan chất rắn xảy ra nhanh hơn, thức ăn thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp sau:
- Khuấy dung dịch.
Đun nóng dung dịch.
- Nghiền nhỏ chất rắn.
3. Củng cố - Luyện tập: 
 - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính:
? Dung dịch là gì.
? Dung dịch bão hoà và dung dịch chưa bão hoà.
 - Làm bài tập 5 SGK/138.
4. Dặn dị:
 - HS về nhà làm bài tập 1,2,3,4,6 trang 138 SGK
 - Tìm hiểu trước bài “ Độ tan của một chất trong nước”
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TCM
 HIỆU TRƯỞNG 	TỔ TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docHóa 8r.doc
Giáo án liên quan