Giáo án Hóa học 8 tiết 58: Bài luyện tập 7
Axit: phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại
Bazơ: phân tử bazơ gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđrôxit (- OH).
Muối: phân tử muối gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit
Tuần: 29 Ngày soạn: 25/03/2015 Tiết : 58 Ngày dạy : 27/03/2015 BÀI 38: BÀI LUYỆN TẬP 7 I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Thành phần định tính và định lượng của nước. - Tính chất của nước: Nước hòa tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại ( Na, Ca..), oxit bazơ (CaO, Na2O,...), oxit axit ( P2O5, SO2,...) - Định nghĩa, cách gọi tên, phân loại axit, bazơ, muối. 2. Kĩ năng: - Viết phương trình phản ứng của nước với một số kimloại, oxit bazơ, oxit axit – Gọi tên và phân loại sản phẩm thu được, nhận biết được loại phản ứng - Viết được CTHH của một số axit, bazơ, muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit, khi biết thành phần khối lượng các nguyên tố. - Viết được CTHH của axit, muối, bazơ khi biết tên - Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím - Tính được khối lượng một số axit, bazơ, muối tạo thành trong phản ứng 3. Thái độ: - Giúp HS yêu thích môn học. 4. Trọng tâm: - Hóa tính của nước. - Lập CTHH của axit, bazơ, muối và phân loại. - Tính toán theo phương trình phản ứng: axit + bazơ tạo muối và nước, có lượng dư axit hoặc bazơ 5. Năng lực cần hướng tới: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. - Năng lực tính toán hóa học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên và học sinh: a. Giáo viên: Chuẩn bị một số bài tập về phân loại phản ứng và tính theo phương trình hoá học. b. Học sinh: Xem trước bài mới. 2. Phương pháp: - Vấn đáp gợi mở, tái hiện kiến thức, làm việc nhóm, làm việc cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 8A1:............................................................................................................ 8A2:............................................................................................................ 8A3:............................................................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ 15': Câu 1: Định nghĩa axit, bazơ, muối Câu 2: Gọi tên các chất có công thức hóa học sau: Ca(OH)2, MgSO4, H2SO3, NaH2PO4 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần/ Câu Đáp án chi tiết Biểu điểm 1 Axit: phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại Bazơ: phân tử bazơ gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđrôxit (- OH). Muối: phân tử muối gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit 6.0 2.0 2.0 2.0 2 Ca(OH)2: Canxi hiđroxit MgSO4: Magiê sunphat H2SO3: Axit sunfurơ NaH2PO4: Natri đihiđrophotphat 4.0 1.0 1.0 1.0 1.0 3. Vào bài mới: * Giới thiệu bài: (1') Để nắm vững thành phần và tính chất hoá học của nước. Định nghĩa, công thức phân loại, cách gọi tên axit, bazơ, oxit, muối. Hoạt động của GV Hoạt đông của HS Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ (6’) - GV: YC các nhóm thảo luận các câu hỏi sau: + Nêu thành phần và tính chất hoá học của nước? + Nêu công thức chung, định nghĩa, tên gọi của bazơ, axit, muối ? - GV: Nhận xét - HS: Các nhóm thảo luận và trả lời + Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố hoá học là hidro và oxi a.Tác dụng với kim loại 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 b. Tác dụng với oxit bazơ H2O + CaO Ca(OH)2 c. Tác dụng với oxit axit H2O + P2O5 H3PO4 - HS: Trả lời - HS: Lắng nghe. Hoạt động 2: Luyện tập (21’) - GV: YC HS làm bài 1 / 131 - GV: Gọi 3 HS lên bảng làm bài2 / 132 - GV: Cho HS thảo luận nhóm bài 3 /132 - GV: Hướng dẫn HS làm bài 5 /132 - GV: YC HS viết PTHH - GV: YC HS tính , - GV: Hướng dẫn HS cách tính khối lượng dư - HS: Làm bài 1 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 2K + 2H2O 2KOH + H2 Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2 => Các phản ứng trên đều là phản ứng thế - HS: Lên bảng làm bài 2: Lập phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng a. Na2O + H2O 2NaOH K2O + H2O 2KOH b. SO2 +H2O H2SO3 SO3 +H2O H2SO4 N2O5 + H2O 2HNO3 c. NaOH + HCl NaCl + H2O 2Al(OH)3 + 3H2SO4 Al2 (SO4)3 + 6H2O d. Sản phẩm ở a) NaOH, KOH là bazơ kiềm. Sản phẩm ở b) H2SO3, H2SO4, HNO3là axit. Sản phẩm ở c) NaCl, Al2(SO4)3 là muối. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về loại hợp chất của các chất sản phẩm ở a) và b) là: Ở a) oxit bazơ (Na2O, K2O) tác dụng với nước tạo ra bazơ. Ở b) oxit axit (SO2, SO3, N2O5) tác dụng với nước tạo ra axit. e. Gọi tên các chất sản phẩm: NaOH: natri hidroxit KOH: kali hidroxit H2SO3: axit sunfurơ H2SO4: axit sunfuric HNO3: axit nitric NaCl: natriclorua Al2(SO4)3: nhôm sunfat - HS: thảo luận bài 3/ 132 Đồng (II)clorua : CuCl2 Kẽm sun fat : ZnSO4 Sắt (III) sun fat : Fe2 (SO4)3 Magiê hiđro cacbocat: Mg(HCO3)2 Canxi photphat : Ca3(PO4)2 Natri hidro phot phat :NaHPO4 Natri đihidro photphat: NaH2PO4 - HS: Lắng nghe và thực hiện bài 5 Al2O3 + 3H2SO4 Al2 (SO4)3 +3 H2O So sánh Al2O3 dư. Al2O3 + 3H2SO4 Al2 (SO4)3 +3 H2O 1mol 3mol 0,5mol dư = 0,42 x 102 = 42,84 (gam) 4. Dặn dò: (1’) Dặn dò về nhà: làm lại bài tập: 4/132 Chuẩn bị bài “ thực hành 6 “ IV. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tuan_28__Hoa_8__tiet_58_20150725_112954.doc