Giáo án Hóa học 8 - Tiết 29: Tỉ khối của chất khí

Bài tập 1:

a. Cho biết khí CO2, nặng hay nhẹ hơn khí hidro bao nhiêu lần?

b. Cho biết khí Clo nặng hay nhẹ hơn khí oxi bao nhiêu lần?

- GV nhận xét và bổ sung

 

+ Từ công thức (1) hãy chuyển đổi thành công thức tính khối lượng mol khí A?

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5414 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 29: Tỉ khối của chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/11/2013
Ngày giảng: 26/11/2013 (8B)
	28/11/2013 (8A) 
Tiết 29
 TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
I. MỤC TIÊU
 	 1. Kiến thức: HS biết được biểu thức tính tỉ khối của khí A so với khí B và biểu thức tính tỉ khối 1 chất khí đối với không khí
 	 2. Kỹ năng:HS có kĩ năng:
 	 + Tính tỉ khối của khí A so với khí B và tỉ khối của 1 chất khí đối với không khí.
+ Tính khối lượng mol
 	3. Thái độ: 
 	+ HS có hứng thú say mê học tập.
II. ĐỒ DÙNG 
Giáo viên:
-Không
 	2. Học sinh:
+ HS đọc trước bài tỉ khối của chất khí
+ Bảng phụ, bút dạ
III. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp - gợi mở, hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’): 
 2. Khởi động (4 ‘): 
 * Kiểm tra bài cũ:
 HS 1: 
Làm bài tập 1: Hãy tính:
	a. Số mol của 6,5g kẽm
	b. Thể tích khí ở đktc của 1,5 mol SO2
Đáp án: BT 1:
 a. MZn = 65 (g) 
6,5g kẽm có số mol là: 
b. 1,5 mol khí SO2 có thể tích ở đktc là: 
HS 2: Hợp chất A có công thức R2O. Biết 0,5 mol hợp chất A có khối lượng 47 g. Tìm công thức của A
Đáp án:
BT 2: Khối lượng mol của hợp chất A là:
 " 
MR= 
" M là K. Công thức hợp chất là K2O 
*ĐVĐ:Tại sao khi bơm khí hiđro vào quả bóng bay nó sẽ bay cao lên, còn bơm khí CO2 vào quả bóng nó sẽ rơi xuống đất? Làm thế nào để biết được khí này nặng hay nhẹ hay nặng hơn khí kia bao nhiêu lần? Để giải đáp vấn đề này, chúng ta hãy tìm hiểu về tỉ khối của chất khí.
3. Các hoat động:
 Hoạt động 1 (18’)
Tìm hiểu cách xác định tỉ khối của khí A đối với khí B
Mục tiêu 
	- HS biết được biểu thức tính tỉ khối của khí A so với khí B 
 	- Tính được tỉ khối của khí A so với khí B 
	- Củng cố các khái niệm mol, cách tính khối lượng mol
Đồ dùng: Bảng phụ nhóm
Cách tiến hành:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Nội dung
- Yêu cầu HS nghiên cứu mục 1 SGK.
- GV: Để biết khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia người ta dùng đến khái niệm tỉ khối (tỉ lệ về khối lượng mol chất khí)
+ Gv yêu cầu 1 HS lên viết công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B
*GV yêu cầu HS làm bài tập áp dụng.( Hoạt động nhóm)
Bài tập 1: 
a. Cho biết khí CO2, nặng hay nhẹ hơn khí hidro bao nhiêu lần?
b. Cho biết khí Clo nặng hay nhẹ hơn khí oxi bao nhiêu lần?
- GV nhận xét và bổ sung
+ Từ công thức (1) hãy chuyển đổi thành công thức tính khối lượng mol khí A?
- GV yêu cầu HS làm BT 2 
- 2 HS lên bảng thực hiện, HS khác mang vở lên chấm.
Bài tập 2:
a.Một chất khí A có tỉ khối đối với khí oxi là 1,375. 
Hãy xác định MA
b.Khí X có tỉ khối đối với khí hiđro bằng 8. Hãy xác định MX.
- Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và bổ sung
- HS nghiên cứu mục 1 SGK.
- HS ghi nhận.
- 1 HS lên bảng viết, HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS hoạt động theo nhóm tổ . Ghi nội dung thảo luận vào bảng phụ của nhóm.
- Các nhóm nhận xét chéo
-HS trả lời
- HS làm vào vở.
- 2 HS lên bảng thực hiện, HS khác mang vở lên chấm.
- HS nhận xét.
- HS hoàn thiện kiến thức
I. Bằng cách nào có thể biết 
được khí A nặng hay nhẹ 
hơn khí B
 dA/B = 	(1)
Trong đó: dA/B là tỉ khối của 
khí A đối với khí B
MA, MB: là khối lượng mol 
khí A, B
Bài tập 1: 
a.MCO2 = 44g
MH2 = 2g
dCO2/H2
* Vậy khí CO2 nặng hơn khí 
hidro 22 lần.
b.MCl2 = 71g
MO2 = 32g
 MCl2 71
dCl2/O2= = = 2,2 
 MO2 32
*Khí Cl2 nặng hơn khí O2 2.2 lần
* Công thức tính khối lượng 
mol của khí A:
 MA = dA/B . MB (2)
Bài tập 2:
MA = 1,375. 32 = 44 g
Vậy khối lượng mol của khí A là 44g
MX = 8. 2 = 16 g
Vậy khối lượng mol của khí A 
là 16g
Hoạt động 2 (16’)
Tìm hiểu cách xác định tỉ khối của khí A đối với không khí 
Mục tiêu: 
	- HS biết được biểu thức tính tỉ khối của khí A so với không khí 
 	- Tính được tỉ khối của khí A so với không khí 
Đồ dùng: Bảng phụ nhóm
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu: từ công thức tỉ khối, nếu B là không khí ta có tỉ lệ như thế nào? Giải thích các đại lượng?
- Cho biết thành phần không khí chủ yếu là N2, O2 " = 29
- Cho biết công thức tính tỉ khối của khí A so với không khí
- GV yêu cầu HS áp dụng: 
Tính xem SO2, O2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu?
- GV nhận xét và kết luận.
+ Từ công thức (3) hãy xây dựng thành công thức tính khối lượng mol khí A.
- Yêu cầu HS làm bài tập 2b SGK (69)
- Gọi 1 HS lên bảng làm, HS khác làm vào nháp=> nhận xét.
+ Vì sao trong tự nhiên khí CO2 thường tích tụ ở đáy giếng khơi hay hang sâu?
-GV nhận xét.
- 1 HS trả lời, hS khác nhận xét và bổ sung.
- HS dựa vào thông tin SGK.
- 1 HS lên bảng thực hiện.
- HS hoạt động theo nhóm tổ. Ghi nội dung thảo luận vào bảng phụ của nhóm.
- Các nhóm nhận xét chéo
- HS hoàn thiện kiến thức.
- 1 HS thực hiện trên bảng.
- 1 HS lên bảng làm, HS khác làm vào nháp=> nhận xét.
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung
II. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?
 d A/kk = 
 = 29
 d A/kk = (3)
Bài tập 1
* MSO2 = 64
 Mkk = 29
dSO2/kk=
" Khí SO2 nặng hơn không khí2,27 lần 
* MO2 = 32
 Mkk = 29
d O2/kk = 
" Khí O2 nặng hơn không khí 1,1 lần.
* Công thức tính khối lượng 
mol của khí A:
 MA = dA/KK . MB (4)
Bài 2b SGK
MA = d A/kk . 29 = 2,207 . 29 
= 64 g
4. Củng cố, kiểm tra đánh giá (4')
HS làm bài tập Khí A có công thức chung là RO2, biết d A/kk = 1,5862. Xác định công thức của khí A
5. Hướng dẫn học tập ở nhà (2')
-Yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3 SGK
-Hướng dẫn HS làm BT 3 sgk:
+Tính tỉ khối của các chất khí trên so với không khí.
+Khí nào có tỉ khối đối với không khí lớn hơn 1 (Thu bằng cách đặt đứng bình) nhỏ hơn 1 (Thu bằng cách đặt đứng ngược bình) 
 -Chuẩn bị bài 21 - Tính theo công thức hóa học:
 +Ôn tập kiến thức về CTHH, hóa trị
 +Ôn tập kí hiệu hóa học, nguyên tử khối, hóa trị của một nguyên tố.

File đính kèm:

  • doc29.doc
Giáo án liên quan