Giáo án môn Hoá học lớp 8 - Tiết 13: Hóa trị

I. Hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào ?

 1. Cách xác định :

 Quy ước : hidro hoá trị I, lấy hoá trị của H làm đơn vị. Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu

 

doc5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hoá học lớp 8 - Tiết 13: Hóa trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án bài giảng – Gv: Trịnh Thu Hà
Môn : Hóa học lớp 8
Chương 1 : Chất . Nguyên Tử . Phân Tử
Tiết 13 – HÓA TRỊ
Mục tiêu: sau khi học xong bài này học sinh nắm được: 
Kiến thức: 
Biết xác định hoá trị của 1 nguyên tố dựa vào nguyên tố H, O. 
Hiểu được ý nghĩa của hoá trị, nêu được quy tắc hoá trị; tính hoá trị của 1 nguyên tố chưa biết dựa vào nguyên tố khác đã biết hoá trị.
Kỹ năng: 
Có kỹ năng lập CTHH của hợp chất 2 nguyên tố dựa vào quy tắc hóa trị . 
Tính hoá trị của 1 nguyên tố trong hợp chất đã biết. 
thái độ
- rèn tính tích cự chủ động, học hành nghiêm túc
- tạo niềm yêu thích, đam mê , tìm hiểu khoa học tự nhiên, đặc biệt là môn Hóa học
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án bài dạy 
 Bảng ghi hoá trị của 1 số nguyên tố và nhóm nguyên tử
Máy tính, máy chiếu
Chuẩn bị của học sinh
Học và làm bài tập cũ
Nghiên cứu trước bài học
Tiến trình dạy học: 
Tổ chức lớp học
ổn định trật tự lớp
kiểm tra sỹ số
KTBC:
Giáo viên chiêu câu hỏi trên máy với nội dung là
 Viết CTHH của các h.chất sau và cho biết ý nghĩa của CTHH:
Khí amoniac (1 N và 3 H) 
Nước ( 2 H và 1 O) 
Axit sunfuric ( 2 H , 1 S và 4 O) 
Đáp án ( chiếu trên máy ) với nội dung là:
Khí amoniac : NH3
Nước : H2O 
Axit sunfuric : H2SO4
Từ CTHH của 1 chất cho ta biết được những ý sau :
+ nguyên tố nào tạo ra chất
+ số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất
+ phân tử khối của chất
Bài mới 
Mở bài: Tại sao CTHH của nước lại là H2O, của khí ammoniac là NH3  ? Dựa vào đâu để có được những CTHH thì chúng ta cùng tìm hiểu về con số biểu thị khả năng liên kết các nguyên tử trong CTHH đó – Hóa trị
Hoạt động 1 : tìm hiểu cách xác định hóa trị của một nguyên tố
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
Gv yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết hóa trị là gì ?
Gv giới thiệu cho học sinh về quy ước trong cách tính hóa trị
Hãy xét hoá trị của 1 số nguyên tố liên kết với H : HCl, H2O, NH3, CH4 ? 
GV Nhận xét, bổ sung. 
GV đặt vấn đề : Nếu hợp chất không có H mà có nguyên tố O thì làm cách nào để xác định được hóa trị của các nguyên tố trong CTHH ?
Tại sao nước lại có ct là H2O ? qua đây có thể xác định được hóa trị của O ?
Gv yêu cầu hs ( chiếu trên máy) với nội dung là : Qua đó hãy xác định hóa trị của các nguyên tố trong các CTHH sau
Ví dụ : Na2O (natri oxit) ; CaO (canxioxit)CO2 (Cacbon dioxit)
GV giới thiệu về cách xác định hoá trị qua nguyên tố O . 
Gv giới thiệu : Hoá trị của nhóm nguyên tử - coi nhóm nguyên tử như 1 nguyên tử . 
Yêu cầu hs Hãy xác định hoá trị của các nhóm chất trong HNO3 ; NaOH ; CaSO4 ? 
Gv chiếu trên máy Hoá trị của nhóm nguyên tử : (Bảng 2 trang 42 SGK ). 
Hướng dẫn học sinh rút ra kết luận về hoá trị.
Tính hóa trị của các nguyên tố
Sắt trong các hợp chất FeO ; Fe2O3
Lưu huỳnh trong các hợp chất SO2 ; SO3
Clo trong các hợp chất HCL và Cl2O
Học sinh nghiên cứu SGK
Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của các nguyên tử với nhau
Hs trả lời :
 Cl – hoá trị I ; 
O – hoá trị II ;
 N – hoá trị III ; 
C – hoá trị IV. 
Nước có CTHH là H2O vì 1 nguyên tử O có thể liên kết được với 2 nguyên tử H
Hóa trị của O là II
Na2O (natri oxit): Na hoá trị I 
CaO (canxi oxit): Ca hoá trị II 
CO2 (Cacbon di oxit): C hoá trị IV
Nghe thuyết trình về hoá trị của 1 nguyên tố xác định qua nguyên tố O . 
HNO3 : nhóm (-NO3) hoá trị I 
 NaOH: nhóm (-OH) hoá trị I 
 CaSO4 : nhóm (-SO4) hoá trị II.
Rút ra kết luận về hoá trị của 1 nguyên tố . 
Trong FeO sắt có hóa trị II
Trong Fe2O3 sắt có hóa trị III
Trong SO2 lưu huỳnh hóa trị IV
Trong SO3 lưu huỳnh hóa trị VI
I. Hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào ? 
 1. Cách xác định : 
Quy ước : hidro hoá trị I, lấy hoá trị của H làm đơn vị. Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu
Ví dụ : 
 HCl (axit clohidric) : Cl hoá trị I.
 H2O (nước) : O hoá trị II
 NH3 (amoniac): N hoá trị III
 CH4 (khí metan): C hoá trị IV
Hoá trị của oxi = 2 đơn vị hoá trị (hoá trị O = II). 
 Ví dụ : 
 HNO3 : nhóm (-NO3) hoá trị I 
 NaOH: nhóm (-OH) hoá trị I 
 CaSO4 : nhóm (= SO4) hoá trị II. 
 2. Kết luận: Hoá trị của 1 nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay (nhóm nguyên tử). 
Củng cố:
Dặn dò: 
Hoàn thành các bài tập .
Thuộc quy tắc hoá trị. 
Học thuộc Bảng 1, 2 trang 42.

File đính kèm:

  • docBai_10_Hoa_tri.doc