Giáo án Hóa học 8 - Bùi Thị Như Hoa - Bài 11: Phân bón hóa học

- GV hỏi: Tại sao sau vụ thu hoạch đất trồng sẽ bạc màu hơn ?

- HS trả lời :Đất trồng bị bạc màu do thực vật đã lấy các nguyên tố dinh dưỡng từ đất.

- GV hỏi :Làm thế nào để năng suất vụ sau cao hơn vụ trước ?

- HS trả lời :Bằng cách bón phân .Có thể dùng các loại phân hữu cơ và các loại phân bón hoá học

- GV :Để tìm hiểu các tác dụng của phân bón,chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Bùi Thị Như Hoa - Bài 11: Phân bón hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 03/10/2014
Tiết 16 Ngày dạy: 07/10/2014
Bài 11: PHÂN BÓN HOÁ HỌC
I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải: 
1. Kiến thức: Biết được:
- Tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được một số muối cụ thể và một số phân bón hoá học thông dụng.
3. Thái độ 
 - Ứng dụng vào trong trồng trọt ở địa phương để đạt năng suất cao.
4. Trọng tâm:
- Một số muối được làm phân bón hóa học.
5. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
- Năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên và học sinh: 
a. Giáo viên: Một số mẫu phân bón và bảng phụ.
b. Học sinh: Xem trước nội dung bài mới.
2. Phương pháp: Đàm thoại tìm tòi – Thảo luận nhóm – Trực quan – Làm việc cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Tên HS vắng học
Lớp
Tên HS vắng học
9A1
9A4
9A2
9A5
9A3
2. Kiểm tra bài cũ(7’) 
- HS: Hãy nêu trạng thái tự nhiên, cách khai thác và ứng dụng của muối natriclorua
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (2’): Tổ chức đàm thoại với học sinh: 
- GV hỏi: Tại sao sau vụ thu hoạch đất trồng sẽ bạc màu hơn ?
- HS trả lời :Đất trồng bị bạc màu do thực vật đã lấy các nguyên tố dinh dưỡng từ đất.
- GV hỏi :Làm thế nào để năng suất vụ sau cao hơn vụ trước ?
- HS trả lời :Bằng cách bón phân .Có thể dùng các loại phân hữu cơ và các loại phân bón hoá học 
- GV :Để tìm hiểu các tác dụng của phân bón,chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Những phân bón hoá học thường dùng(15’)
- GV giới thiệu: Phân bón hoá học có thể dùng ở dạng đơn 
hoặc dạng kép.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ trong 3’ và cho biết các dạng phân bón đơn và phân bón kép.
- GV: Nhận xét, chỉnh sửa.
- GV: Hướng dẫn cho HS cách tính thành phần % các nguyên tố có trong phân bón.
- HS: Nghe giảng
- HS: Tìm hiểu trong SGK và đại diện nhóm trả lời.
- HS: Lắng nghe và ghi bài.
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ các bước tính.
I. NHỮNG PHÂN BÓN HÓA HỌC THÔNG THƯỜNG 
1.Phân bón đơn: 
a. Phân đạm: 
- Ure: CO(NH2)2 ,
amoni nitrat NH4NO3, amoni sunfat (NH4)2SO4 
b. Phân lân:
 - Photphat tự nhiên Ca3(PO4)2 , supephotphat Ca(H2PO4)2 
c. Phân kali: KCl, K2SO4 
2. Phân bón kép: có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố N,K, P
3. Phân vi lượng: Có chứa một lượng rất ít các nguyên tố hoá học như bo, kẽm, mangan..
Hoạt động 2 : Bài tập (20’)
- GV: Cho HS thảo luận nhóm trong 7’ làm Bài tập 1: Có những phân bón hóa học : KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3 (PO4)2, Ca(H2PO4)2, (NH4)2HPO4, KNO3.
a. Hãy cho biết tên hóa học của những loại phân bón nói trên.
b. Hãy sắp xếp những phân bón này thành 2 nhóm phân bón đơn và phân bón kép.
- GV: Gọi các nhóm nhận xét bài làm của nhau.
- GV: Nhận xét, đánh giá
- GV: Hướng dẫn HS làm Bài tập
nhận biết: Nhận biết 3 mẫu phân bón bị mất nhãn: phân kali KCl, phân đạm NH4NO3, phân supephotphat Ca(H2PO4)2.
+ Cho NaOH vào ống nghiệm chứa 3 mẫu phân và đun nóng, phân có mùi khai là NH4NO3.
+ Cho Ca(OH)2 vào 2 ống nghiệm, nếu có kết tủa trắng là Ca(H2PO4)2.
- HS: Thảo luận nhóm trong 7’ và trình bày đáp án trong bảng phụ.
- HS: Nhận xét. 
- HS: Lắng nghe và ghi bài vào vở.
II. BÀI TẬP 
Bài tập 1: 
KCl: Kali clorua
NH4NO3: Amoni nitrat
NH4Cl:Amoni clorua
 (NH4)2SO4: Điamoni sunphat Ca3 (PO4)2: Canxi photphat
Ca(H2PO4)2: Canxi đihidrophotphat
(NH4)2HPO4: Điamoni hidrophotphat
 KNO3: Kali nitrat
+ Phân bón đơn: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3 (PO4)2, Ca(H2PO4)2.
+ Phân bón kép: (NH4)2HPO4, KNO3
Bài tập nhận biết: 
Nhận biết 3 mẫu phân bón bị mất nhãn: phân kali KCl, phân đạm NH4NO3, phân supephotphat Ca(H2PO4)2.
+ Cho NaOH vào ống nghiệm chứa 3 mẫu phân và đun nóng, phân có mùi khai là NH4NO3.
NH4NO3 + NaOHNH3 + H2O + NaNO3
+ Cho Ca(OH)2 vào 2 ống nghiệm, nếu có kết tủa trắng là Ca(H2PO4)2.
Ca(H2PO4)2 + 2Ca(OH)2 Ca3(PO4)2 + 4H2O.
4. Dặn dò (2’):
- Đánh giá nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học.
- Dặn các em làm bài tập 3 SGK / 39.
- Dặn các em ôn tập kiến thức từ bài 1 đến bài 11 tiết sau học bài: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. 
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctuan 8 tiet 16.doc