Giáo án Hóa học 8 bài 38: Luyện tập 7

- +Thành phần của nước gồm hiđro và oxi. Tỉ lệ về khối lượng là H - 1 phần, O - 8 phần.

 + Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như: Na, K, Ca, tạo thành bazơ tan và hiđro;

 + Tác dụng với một số oxit bazơ tạo r bazơ tan như: NaOH, KOH,

 + Tác dụng với một số oxit axit tạo ra axit như: H2SO3, H2SO4.

- Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

+ CTHH chung: HnA

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 bài 38: Luyện tập 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG CĐSP ĐÀ LẠT
Đoàn TTSP năm 3:Trường THCS Hiệp Thạnh
Tên giáo sinh: Nguyễn Vũ Như Quỳnh
Lớp: Sp Hóa- KTNNK37 Khoa: Tự nhiên
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Lan
Tuần: 32 Ngày soạn: 17/03/2015
Tiết: 58 Ngày dạy: 25/03/2015
Lớp: 8A2
Bài học: BÀI 38: LUYỆN TẬP 7
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Nắm vững thành phần và tính chất của nước.
- Biết và hiểu định nghĩa, công thức, tên gọi, phân loại các axit, bazơ, muối.
2. Kĩ năng
- Vận dụng các kiến thức để làm bài tập tổng hợp có liên quan đến axit, bazơ, muối.
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài.
- Thông qua bài học này giúp câc em thêm yêu thích môn học. 
II. TRỌNG TÂM:
Vận dụng kiến thức đã học giải các bài tập hóa học .
III. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, phương tiện dạy học.
2. Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, SGK, dụng cụ học tập.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp đàm thoại.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
Câu hỏi: Em hãy nêu định nghĩa muối; cho ví dụ. Gọi tên các muối sau: Fe2(SO4)3, NaHCO3, Ba(H2PO4)2. Trong các muối trên muối nào là muối trung hòa, muối nào là muối axit? 
Đáp án:
- Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
- Fe2(SO4)3: Sắt (III) sunfat -> muối trung hòa.
 NaHCO3: Natri hiđrocacbonat -> muối axit.
 Ba(H2PO4)2: Bari đihiđrophotphat -> muối axit.
3. Vào bài mới.
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ (10 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Chia lớp thành 4 nhóm: thảo luận trong 3 phút.
+ Nhóm 1: Thảo luận về thành phần và tính chất hoá học của nước.
+ Nhóm 2: Thảo luận về công thức hóa học, định nghĩa, tên gọi, phân loại của axit.
+ Nhóm 3: Thảo luận về công thức hóa học, định nghĩa, tên gọi, phân loại của bazơ, oxit.
+ Nhóm 4: Thảo luận về công thức hóa học, định nghĩa, tên gọi, phân loại của muối.
-Chiếu kết quả, nhận xét, chốt ý, ghi bảng. 
- +Thành phần của nước gồm hiđro và oxi. Tỉ lệ về khối lượng là H - 1 phần, O - 8 phần.
 + Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như: Na, K, Ca,tạo thành bazơ tan và hiđro; 
 + Tác dụng với một số oxit bazơ tạo r bazơ tan như: NaOH, KOH,
 + Tác dụng với một số oxit axit tạo ra axit như: H2SO3, H2SO4.
- Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
+ CTHH chung: HnA
+ Tên gọi: 
 Axit không có oxi:
Tên axit: axit + tên phi kim + hiđric.
 Axit có oxi:
Tên axit: Axit+ tên phi kim+ ic (axit có nhiều nguyên tử oxi)/ hoặc + ơ (axit có ít nguyên tử oxi).
+ Phân loại: axit không có nguyên tử oxi (HCl, H2S,) và axit có nguyên tử oxi (H2SO4, H2CO3,)
-Phân tử bazơ gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit 
(– OH).
+ CTHH chung: M(OH)m
+ Tên gọi: Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit.
+ Phân loại: Bazơ tan được trong nước gọi là kiềm. Bazơ không tan trong nước.
- Oxit: là hợp chất của 2 nguyên tố tong đó có một nguyên tố là oxi.
+ Tên gọi: tên nguyên tố + oxit
+ Phân loại: Oxit bazơ và oxit axit.
- Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
+Công thức hóa học chung: MxAy
+Tên gọi: tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu KL có nhiều hóa trị) + tên gốc axit
+ Phân loại: muối trung hòa (Na2SO4, CaCO3) và muối axit (NaHCO3, Ba(HCO3)2).
- Nước:
 _Thành phần của nước: 
 + Tỉ lệ về thể tích: V: 2VH2:1VO2
 + Tỉ lệ về khối lượng: m: 1phần H-8 phầnO hoặc: 2 phần H-16 phần O
 _Tính chất hóa học:
 + Tác dụng với kim loại ở nhiệt độ thường (Na, K,).
 + Tác dụng với oxit axit ( SO3, P2O5,).
 + Tác dụng với oxit bazơ (Na2O, CaO,).
Axit
Bazơ
Muối
Ví dụ
H2SO4, HCl,...
NaOH, Mg(OH)2,...
NaNO3, NaHCO3,...
Định nghĩa
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Phân tử bazơ gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit 
(– OH).
Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
CTHH chung
HnA
M(OH)m
MxAy
Tên gọi
Axit không có oxi: axit + tên phi kim + hiđric.
Axit có oxi:
Axit+ tên phi kim+ ic (axit có nhiều nguyên tử oxi)/ hoặc + ơ (axit có ít nguyên tử oxi).
Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit.
Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu KL có nhiều hóa trị) + tên gốc axit
Phân loại
Axit không có nguyên tử oxi (HCl, H2S,) và axit có nguyên tử oxi (H2SO4, H2CO3,)
Bazơ tan được trong nước gọi là kiềm (NaOH,...). Bazơ không tan trong nước (Mg(OH)2).
Muối trung hòa (Na2SO4, CaCO3) và muối axit (NaHCO3, Ba(HCO3)2).
 Hoạt động 2: Luyện tập, củng cố. ( 28 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Bài tập 2 sgk/132.
+ Hướng dẫn: 
2a)
_ Na2O + H2O à 2NaOH.
 SO2 + H2O à H2SO3
_ Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về loại hợp chất của các sản phẩm: ví dụ Na2O là oxit bazơ tác dụng với nước tạo ra bazơ. SO2 là oxit axit tác dụng với nước tạo ra axit.
_ Sản phẩm: NaOH: Natri hiđroxit. H2SO3: axit sunfurơ.
- Bài 4/sgk
Cách giải:
+Gọi công thức chung của oxit: MxOy.
+Tính khối lượng kim loại có trong 1mol oxit.
+Tính số mol các nguyên tố trong 1 mol MxOy
+Viết công thức của oxit.
+Gọi tên oxit.
a) Na2O + H2O → 2NaOH 
 (Natri hiđroxit) 
K2O +H2O → 2KOH 
 (Kali hiđroxit) 
=> Sản phẩm là bazơ kiềm.
b) SO2 + H2O → H2SO3 
 (axit sunfurơ) 
SO3 + H2O → H2SO4 
 (axit sunfuric) 
N2O5 +H2O → 2HNO3 
 (axit nitric) 
=> Sản phẩm là axit 
c)NaOH + HCl →NaCl +H2O 
 (Natri clorua) 2Al(OH)3+3H2SO4→Al2(SO4)3+3H2O 
 (Nhôm sunfat)
=>Sản phẩm là muối và nước.
- Nguyên nhân có sự khác nhau về loại hợp chất của các sản phẩm ở câu a) và b) vì:
+ Câu a) là do oxit bazơ (Na2O, K2O) tác dụng với nước tạo ra bazơ
+ Câu b) là do oxit axit (SO2 , SO3 , N2O5) tác dụng với nước tạo ra axit.
Bài 4: II
- Gọi CTHH của oxit kim loại là MxOy 
-Khối lượng kim loại trong oxit đó là:
 mM= 160 . 70% = 112 (g)
 100%
- Số mol của kim loại là:
x
1
2
M
112
56
Vậy kim loại M là Fe.
-Khối lượng oxi trong một mol hợp chất là: 
160 – 112 = 48 (g)
Ta có: 
- Số mol của oxi là: 
n= m/M = 48/16 = 3 -> y = 3
- Thay x=2, y=3 và M là Fe vào CTHH: MxOy.
Ta có CTHH của oxit là : Fe2O3.
Vậy, CTHH của oxit kim loại là: Fe2O3 : Sắt (III) oxit.
a) Na2O + H2O → 2NaOH 
 (Natri hiđroxit) 
K2O +H2O → 2KOH 
 (Kali hiđroxit) 
=> Sản phẩm là bazơ kiềm.
b) SO2 + H2O → H2SO3 
 (axit sunfurơ) 
SO3 + H2O → H2SO4 
 (axit sunfuric) 
N2O5 +H2O → 2HNO3 
 (axit nitric) 
=> Sản phẩm là axit 
c)NaOH + HCl →NaCl +H2O 
 (Natri clorua) 2Al(OH)3+3H2SO4→Al2(SO4)3+3H2O 
 (Nhôm sunfat)
=>Sản phẩm là muối và nước.
Bài 4: 
Tóm tắt: 
Moxit KL= 160 g/mol
 %mKL= 70% 
a) Lập CTHH của oxit.
b) Gọi tên oxit đó. 
Giải:
- Gọi CTHH của oxit kim loại là MxOy .
-Khối lượng kim loại trong oxit đó là:
 mM= 160 . 70% = 112 (g)
 100%
- Số mol của kim loại là:
x
1
2
M
112
56
Vậy kim loại M là Fe.
-Khối lượng oxi trong một mol hợp chất là: 160 – 112 = 48 (g).
Ta có: 
- Số mol của oxi là: 
n= m/M = 48/16 = 3 -> y = 3
- Thay x=2, y=3 và M là Fe vào CTHH: MxOy.
Ta có CTHH của oxit là : Fe2O3.
Vậy, CTHH của oxit kim loại là: Fe2O3 : Sắt (III) oxit.
4. Dặn dò (1 phút)
- Làm các bài tập còn lại vào vở, chuẩn bị bài thực hành.
- Nhận xét, đánh giá.
PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..
Điểm:./10 Xếp loại:..
 Đà Lạt, ngày., tháng,.., năm 20
 GIÁO SINH GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
( Ký và ghi rõ họ tên ) ( Ký và ghi rõ họ tên )

File đính kèm:

  • docbai_38_luyen_tap_7_20150726_102329.doc