Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 39: Chủ đề oxi (Tiết 2) - Năm học 2019-2020

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(1')

 * Đặt vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đã được nghe nhiều đến oxit. Vậy oxit được hình thành như thế nào ? CTHH ra sao ? Có những loại oxit nào ? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu .

 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (30')

* Hoạt động 1. Cách gọi tên oxit (12’)

+ Mục tiêu:

 - Cách gọi tên oxit nói chung, oxit kim loại có nhiều hoá trị, oxit của phi kim nhiều hoá trị.Cách lập CTHH của oxit.

+ Nhiệm vụ :

 - Học sinh xác định được cách gọi tên oxit nói chung, oxit kim loại có nhiều hoá trị, oxit của phi kim nhiều hoá trị.Cách lập CTHH của oxit, trả lời các câu hỏi của GV.

+ Phương thức thực hiện:

Cá nhân HS dựa vào thông tin SGK trả lời các câu hỏi của giáo viên về cách gọi tên oxit nói chung, oxit kim loại có nhiều hoá trị, oxit của phi kim nhiều hoá trị. Cách lập CTHH của oxit.

 Theo nhóm trả lời các câu hỏi của GV.

+ Sản phẩm:

 - Cách gọi tên oxit nói chung, oxit kim loại có nhiều hoá trị, oxit của phi kim nhiều hoá trị.Cách lập CTHH của oxit.

 + Tiến trình thực hiện :

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 39: Chủ đề oxi (Tiết 2) - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2020
Ngày dạy: / /2020 
Lớp 8A3
Lớp 8A2
/ /2020 
Lớp 8A1
TIẾT 40. CHỦ ĐỀ OXI (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU.
	Sau bài học, học sinh đạt được: 
1. Kiến thức.
	Biết được:
	- Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác.
	- Khái niệm phản ứng hoá hợp.
	- Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
	- Định nghĩa oxit.
	- Cách gọi tên oxit nói chung, oxit kim loại có nhiều hoá trị, oxit của phi kim nhiều hoá trị.
	- Cách lập CTHH của oxit.
	- Khái niệm oxit axit, oxit bazơ.
	- Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, 2 cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm (thu đẩy nước, đẩy không khí bằng cách nhiệt phân các chất giàu oxi ở nhệt độ cao) 
	- Khái niệm phản ứng phân huỷ, dẫn ra được VD minh hoạ.
2. Kỹ năng.
	- Xác định có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế.
	- Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp.
- Phân loại oxit bazơ, oxit axit dựa vào CTHH của một số chất cụ thể.
	- Gọi tên của một số oxit theo CTHH và ngược lại.
	- Lập được CTHH của oxit khi biết hoá trị của nguyên tố và ngược lại, tìm hoá trị của nguyên tố.
	- Viết được phương trình điều chế khí oxi từ các hợp chất giàu oxi: KMnO4, KClO3...
	- Tính được thể tích khí oxi đktc điều chế từ Phòng thí nghiệm.
	- Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân huỷ và phản ứng hoá hợp.
3. Thái độ.
	- GD ý thức học tập của học sinh, học sinh có lòng yêu thích môn học.
4. Định hướng hình thành năng lực. 
- Năng lực quan sát, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, sử dụng ngôn ngữ bộ môn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
	- Sưu tầm tranh ảnh về ứng dụng của oxi. Bảng SGK trang 85.
 - Các kiến thức liên quan đến nội dung bài học CTHH, lập CTHH, đọc tên hợp chất....
	* Dụng cụ: Các ống nghiệm, bình đựng khí oxi, bông đèn cồn, chậu thủy tinh. 
	 * Hoá chất: KMNO4 ; KClO3 
2. Chuẩn bị của học sinh. 
	- Tìm hiểu ứng dụng của oxi trong thực tế.
 - Ôn lại các bài: Bài 9 " Công thức hoá hoc"; Bài 10 "Hoá trị".
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1. Các hoạt động đầu giờ. (5')
	1.1. Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số.
	1.2. Kiểm tra bài cũ.
	Câu hỏi:
	- Thế nào là sự oxi hoá ? Cho VD ?
	- Thế nào là phản ứng hoá hợp ? Cho VD ?
	Đáp án – Biểu điểm:
	- Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất. (5đ)
	VD:	3Fe +2O2Fe3O4
	CH4 + O2 CO2 + 2H2O
	- Phản ứng hoá hợp là PƯHH trong đó chỉ có một chất mới (chất sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chát ban đầu. (5đ)	
	VD:	C + O2 CO2
2. Nội dung bài học.
	A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(1')	
	* Đặt vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đã được nghe nhiều đến oxit. Vậy oxit được hình thành như thế nào ? CTHH ra sao ? Có những loại oxit nào ? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu .
	B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (30')
* Hoạt động 1. Cách gọi tên oxit (12’)
+ Mục tiêu:
	- Cách gọi tên oxit nói chung, oxit kim loại có nhiều hoá trị, oxit của phi kim nhiều hoá trị.Cách lập CTHH của oxit.
+ Nhiệm vụ :
	- Học sinh xác định được cách gọi tên oxit nói chung, oxit kim loại có nhiều hoá trị, oxit của phi kim nhiều hoá trị.Cách lập CTHH của oxit, trả lời các câu hỏi của GV.
+ Phương thức thực hiện:
Cá nhân HS dựa vào thông tin SGK trả lời các câu hỏi của giáo viên về cách gọi tên oxit nói chung, oxit kim loại có nhiều hoá trị, oxit của phi kim nhiều hoá trị. Cách lập CTHH của oxit.
	Theo nhóm trả lời các câu hỏi của GV.
+ Sản phẩm:
	- Cách gọi tên oxit nói chung, oxit kim loại có nhiều hoá trị, oxit của phi kim nhiều hoá trị.Cách lập CTHH của oxit.
	+ Tiến trình thực hiện : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
?
?
?
?
GV
?
?K
?
?
?K
Thế nào là oxit bazơ, cho VD ?
Cho biết một số kim loại, oxit tương ứng, bazơ tương ứng.
Qua nghiên cứu thông tin SGK cho biết cách gọi tên các oxit.
Cho biết cách gọi tên oxit axit.
Tên phi kim có tiền tố chỉ số thứ tự nguyên tử của phi kim, tên oxit cũng có tiền tố chỉ số nguyên tử của nguyên tố
VD:
 + Mônô: 1
 + Đi : 2
 + Tri : 3
 + Têtra : 4
 + Penta : 5
YC HS gọi tên một số oxít axat : CO2 ; CO ; SO2 ; SO3 ; P2O5....
Viết CTHH của Silic điioxit, Đinitơ oxit, .
Cho biết cách gọi tên oxit bazơ
YC HS gọi tên một số oxit bazơ: Fe2O3 ; FeO ; Na2O ; K2O ; CaO....
Viết CTHH của Thủy ngân oxit, bạc oxit, ..
III. Cách gọi tên oxit 
1. Cách gọi tên.
- HS nghiên cứu thông tin SGK và TL:
Tên oxit = Tên nguyên tố + Oxit
a. Oxit axit:
Tên oxit Axit:
 Tên phi kim + Oxit 
(Có tiền tố chỉ số (Có tiền tố chỉ 
 NT của PK) số NT của oxi)
VD:
+ CO: Cacbon Mônôoxit (Cacbon oxit)
+ CO2: Cacbon đioxit (Cacbonic)
+ SO2: Lưu huỳnh đioxit (Khí sunfurơ)
+ SO3 : Lưu huỳnh Trioxit
+ P2O3 : Điphotpho Trioxit
+ P2O5 : Điphotpho Pentaoxit
- HS tập đọc một số tên oxit axit.
- HS tự viết.
b. Oxit bazơ:
Tên Oxít Bazơ:
 Tên kim loại + Oxit (Kèm theo hóa trị)
VD:
+ Fe2O3 : Sắt(III) oxit
+ FeO : Sắt (II) oxit
+ K2O : Kali oxit
+ CaO : Canxi oxit
- HS tự viết.
* Hoạt động 2. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (13’)
+ Mục tiêu:
- Học sinh biết phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, 2 cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm (thu đẩy nước, đẩy không khí bằng cách nhiệt phân các chất giàu oxi ở nhệt độ cao) 
+ Nhiệm vụ :
 Học sinh xác định loại chất thường dùng để điều chế oxi trong PTN, biết được các bước tiến hành, tiến hành thực hiện điều chế oxi , trả lời các câu hỏi của GV.
+ Phương thức thực hiện:
Cá nhân HS dựa vào thông tin SGK trả lời các câu hỏi của giáo viên về đặc điểm của các chất dùng điều chế oxi trong PTN và cách tiến hành để điều chế oxi.
Theo nhóm tiến hành thí nghiệm điều chế, thu khí oxi.
+ Sản phẩm:
 Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, 2 cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm (thu đẩy nước, đẩy không khí bằng cách nhiệt phân các chất giàu oxi ở nhệt độ cao) 
+ Tiến trình thực hiện : 
CY
?
?
?
GV
?
GV
?
GV
?
GV
Vậy cách điều chế oxi trong PTN được thực hiện như thế nào là cùng tìm hiểu.
Nêu dụng cụ, hóa chất và cách tiến hành điều chế khi oxi từ KMnO4
Yêu cầu các nhóm học sinh (8- 10 HS) lên lấy dụng cụ, hóa chất.
 Thực hiện làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra?
Yêu cầu đại diện 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1 HS lên viết PTHH minh họa.
Có thể thu khí oxi bằng những cách nào ? Cơ sở của cách thu đó (dựa vào tính chất nào ta có thể thu như vậy) ?
Trên thực tế trong PTN khó nhận thấy oxi đã đầy bằng cách thu đẩy không khí nên người ta thường dùng cách thu đẩy nước.
Qua hai thí nghiệm trên cho biết: Những chất ntn có thể dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ?
Có nhận xét gì về tỉ lệ số nguyên tử oxi trong 1 phân tử chất các chất dùng điều chế oxi
Có kết luận gì về cách điều chế oxi trong PTN ?
IV. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm 
1. Thí nghiệm
a. Điều chế khí oxi từ KMnO4
- Thông tin SGK- tr92 mục a
- Theo nhóm nhận dụng cụ, hóa chất.
- Thực hiện làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra.
- Đại diện 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung:
+ Hiện tượng: Khi đưa tàn đóm vào miệng ống nghiệm chứa KMnO4 đang đun nóng tàn đóm bùng cháy.
+ Nhận xét: Có khí oxi được tạo thành.
+ PTHH:
2KMnO4 K2MnO4 +MnO2 + O2
- Đẩy không khí: Vì khí oxi nặng hơn không khí.
 - Đẩy nước: Vì khí oxi ít tan trong nước.
b. Điều chế oxi từ KClO3
(Nghiên cứu SGK)
2. Kết luận
- Những chất mà trong thành phần có chứa nguyên tố oxi và dễ bị phân hủy bởi nhiệt.
- Trong phân tử có nguyên tử oxi với thành phần tỉ lệ số nguyên tử lớn:
+ KMnO4 có 4 nguyên tử O trong 1 phân tử 
+ KClO3 có 3 nguyên tử O trong 1 phân tử 
- Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3 ...
II. Sản xuất oxi trong công nghiệp (Tự tìm hiểu trong SGK/ tr 93)
* Hoạt động 3. Tìm hiểu phản ứng phân hủy (17’)
+ Mục tiêu:
 Khái niệm phản ứng phân huỷ, dẫn ra được VD minh hoạ.
+ Nhiệm vụ :
 Học sinh nêu đặc điểm về số lượng chất tham gia và sản phẩm của PTHH để hình thành khái niệm.
+ Phương thức thực hiện:
Thảo luận nhóm cặp quan sát PTHH cụ thể, nhận xét đặc điểm về số lượng chất tham gia và sản phẩm của PTHH.
 Cá nhân HS phát biểu khái niệm, phân biệt phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy. Nhận biết PTHH thuộc loại phản ứng phân hủy từ các PTHH đã cho.
 + Sản phẩm:
Nêu được khái niệm phản ứng phân huỷ, dẫn ra được VD minh hoạ.
+ Tiến trình thực hiện : 
GV
?
?
GV
?
?K
?
GV
YC HS hoàn thành bảng SGK – 93
Bằng cách thảo luận nhóm cặp trong 3 phút.
Em có nhận xét gì về số chất phản ứng và số chất sản phẩm ?
Những phản ứng trên được gọi là phản ứng phân huỷ.
Thế nào là phản ứng phân huỷ
Phân biệt phản ứng phân hủy và PƯ hoá hợp ?
Trong các phản ứng hóa học sau: Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp, phản ứng nào là phản ứng phân hủy ? Vì sao ?
a) CaCO3 CaO + CO2
b) Cu + O2 2CuO
c) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
d) 2Al2O3 4Al + 3O2
Đánh giá cho điểm thường xuyên câu trả lời của học sinh.
V. Phản ứng phân hủy.
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành Bảng.
- Đại diện 1 nhóm báo cáo nhóm khác nhận xét, bổ sung:
Phản ứng hoá học
Số chất phản ứng
Số chất sản phẩm
2KClO3 
 2KCl + 3O2
1
2
2KMnO4 
K2MnO4 + MnO2 + O2
1
3
CaCO3 
 CaO+ CO2
1
2
- Một chất tham gia phản ứng tạo được hai hay nhiều chất.
- Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học, trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
 2HgO 2Hg + O2
 2KClO32KCl + 3O2
- Phân biệt phản ứng phân hủy và PƯ hoá hợp:
Phản ứng phân hủy
Phản ứng hóa hợp
Số chất tham gia
1 chất
2 hay nhiều chất
Số chất sản phẩm
1 chất
chất
- Đại diện học sinh trả lời.
+ a, c: Phản ứng hóa hợp.
+ b, d: Phản ứng phân hủy.
	C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.(4')
	Bài tập 2:
	a. P2O5 b. Cr2O3
	Bài tập 3:
 	a. Oxit axit: CO2 ; SO2
 	b. Oxit bazơ: K2O ; CaO
	c. 
	+ CO2: Cacbon đioxit.
	+ SO2: Lưu huỳnh đioxit.
	+ K2O : Kali oxit.
	+ CaO : Canxi oxit.
	C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.(4')
Bài tập 3/ SGK-94
	+ PƯ hoá hợp: Chất mới được sinh ra từ hai hay nhiều chất ban đầu.
	S + O2 SO2
	+ PƯ phân huỷ: Một chất phản ứng sinh ra hai hay nhiều chất sản phẩm.
	CaCO3 CaO + CO2	
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1')
	- Về nhà làm tiếp bài tập 3(a và b); bài tập 5 
	- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4/ SGK- 94:
+ Tính số mol khí oxi cần điều chế theo số gam đề bài cho.
+ Dựa vào PTHH và số mol khí oxi cần điều chế -> số mol, tính khối lượng KClO3
- Học bài theo nội dung phần ghi nhớ SGK- Tr94.
	- Về nhà làm bài tập 5 và 6 (SGK – 94).
	- Tìm hiểu trước bài: "Không khí - sự cháy".

File đính kèm:

  • docTiết 40- Chủ đề oxi (tiết 2).doc