Giáo án Hóa học 11 - Tiết 18, Bài 11: Axit photphoric và muối photphat
GV : Hướng dẫn cách gọi tên sản phẩm.
GV : Axit photphoric có tính oxi hóa không ? Vì sao ?
GV thông báo : Mặc dù photpho có số oxi hóa cao nhất +5 nhưng H3PO4 không có tính oxi hóa như HNO3 vì trong dung dịch, ion PO43- rất bền vững.
Tuần: 9 Ngày soạn: 10 /10/2014 Tiết: 18 Ngày dạy: 13/10/2014 BÀI 11: AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức Biết được: - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Tính chất của muối photphat (tính tan, tác dụng với axit, phản ứng với dung dịch muối khác), ứng dụng. Hiểu được: - H3PO4 là axit trung bình, axit ba nấc. 2. Kĩ năng - Viết các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất của axit H3PO4 và muối photphat. - Nhận biết được axit H3PO4 và muối photphat bằng phương pháp hoá học. - Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được, % muối photphat trong hỗn hợp. 3. Trọng tâm - Viết được phương trình phân li theo từng nấc của axit H3PO4 là axit ba nấc. - Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của axit H3PO4 : tính axit, tác dụng với dd kiềm tạo ra 3 loại muối tùy theo lượng chất tác dụng. - Tính chất của muối photphat. Nhận biết ion photphat. 4. Thái độ: Học sinh học tập tích cực. II. CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, hệ thống các câu hỏi. 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đặt vấn đề+nêu vấn đề+ thuyết trình. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: HS1: Trình bày tính chất hóa học của P. Viết PTPƯ minh họa? HS2: So sánh tính chất vật lí của photpho trắng và photpho đỏ. 3. Vào bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài giảng Hoạt động 1: Axit photphoric. GV: Yêu cầu HS viết CTCT của H3PO4 đảm bảo P có cộng hóa trị V, oxi có cộng hóa trị II, hiđro có cộng hóa trị I và xác định được số oxi hóa của photpho là +5. HS: - Thảo luận,suy nghĩ tìm ra công thức đúng của H3PO4. A. Axit photphoric. I. Cấu tạo phân tử. - CTPT: - CTCT: Hoạt động 2: Tính chất vật lí. GV: Cho HS quan sát lọ chứa H3PO4 và nhận xét tính chất vật lý GV: Bổ sung nếu thiếu. HS: - Quan sát và nhận xét II. Tính chất vật lí. - Là chất tinh thể trong suốt, rất háo nước. - Dễ chảy rửa, tan nhiều trong nước. - H3PO4 đặc sánh không màu. Hoạt động 3 : Tính chất hóa học. GV : Yêu cầu HS viết phương trình điện li của axit H3PO4 theo 3 nấc, từ đó rút ra nhận xét trong dung dịch H3PO4 tồn tại những ion nào ? GV : Dựa vào phương trình điện li của H3PO4, HS dự đoán các sản phẩm của phản ứng giữa H3PO4 và NaOH. GV : Giải thích sản phẩm tạo thành tùy thuộc vào tỉ lệ mol giữa NaOH và H3PO4. GV : Hướng dẫn cách gọi tên sản phẩm. GV : Axit photphoric có tính oxi hóa không ? Vì sao ? GV thông báo : Mặc dù photpho có số oxi hóa cao nhất +5 nhưng H3PO4 không có tính oxi hóa như HNO3 vì trong dung dịch, ion PO43- rất bền vững. HS : - Lên bảng viết phương trình điện li, sau đó nhận xét các ion tồn tại trong dung dịch. - Dựa vào phương trình điện li của H3PO4, sản phẩm giữa H3PO4 và NaOH tạo ra 3 loại muối. - HS chú ý nghe giảng. - HS lắng nghe thông tin GV cung cấp. HS : - Không có tính oxi hóa. III. Tính chất hóa học. 1. Tính axít: H3PO4 là axít 3 nấc, trong dung dịch điện ly 3 nấc H3PO4 H+ + H2PO ( ion đihiđrophotphat) H2PO H+ + HPO( ion Hiđrophotphat) HPOH+ + PO ( ion photphat) [ H3PO4 là axít có độ mạnh trung bình, có tính chất chung của dd axít 2. Tác dụng với bazơ: Tùy thuộc vào tỉ lệ số mol mà muối sinh ra là muối axít hay trung hòa. H3PO4 +NaOH" NaH2PO4 + H2O H3PO4+2NaOH"Na2HPO4+2H2O H3PO4+3NaOH" Na3PO4 + 3H2O [ tùy thuộc vào tỉ lệ số mol của axít và bazơ mà sản phẩm sinh ra là muối axít hay muối trung hòa 3. H3PO4 không có tính oxi hóa. Hoạt động 4 : Điều chế- ứng dụng. GV: Cho HS nghiên cứu sgk và cho biết các phương pháp điều chế, sản xuất H3PO4. HS : - Nghiên cứu sgk trả lời. - Ứng dụng : Sản xuất phân lân, hợp chất cơ photpho, thuốc trừ sâu..... IV. Điều chế- ứng dụng. 1. Điều chế. a. Trong phòng thí nghiệm : sgk. b. Trong công nghiệp: Ca3(PO4)2+3H2SO4(đ)"3CaSO4+ 2H3PO4 Hoặc: P P2O5 H3PO4 2. Ứng dụng. sgk Hoạt động 5: Muối photphat. GV: Axit photphoric tạo được từ những loại muối nào? Lấy ví dụ minh họa? GV: Yêu cầu HS sử dụng bảng tính tan cho biết độ tan của muối photphat. GV: Để nhận biết ion photphat, GV cho HS thảo luận nhóm bài tập sau: Bằng phương pháp hóa, hãy nhận biết các dung dịch trong các lọ mất nhãn sau: Na3PO4, NaCl, NaNO3. GV: nhận xét, bổ sung, kết luận phương pháp nhận biết ion PO43. HS: - Axit photphoric tạo được 3 loại muối. - Muối photphat của kim loại kiềm và amoni là tan được, còn lại đều không tan. - HS thảo luận theo nhóm, đưa ra các phương pháp nhận biết. - HS quan sát và rút ra thuốc thử nhận biết ion PO43-. B. Muối photphat: là muối của axit photphoric. I. Phân loại: Muối trung hòa Gồm 2 loại : Muối axít II. Tính tan: sgk III. Nhận biết ion photphat PO43-: Thuốc thử: dung dịch AgNO3 -Hiện tượng: Kết tủa màu vàng. -Pthh: 3Ag+ + PO" Ag3PO4 $ vàng 4. Củng cố: - HS nắm các kiến thức đã được học. * Bài tập làm thêm: Cho 12g dd NaOH 10% tác dụng với 5,88g H3PO4 20% thu được dd X. X chứa các muối nào? a. Na3PO4 b. NaH2PO4 c. NaH2PO4 và Na2HPO4 c. Na2HPO4 và Na3PO4 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới. - Về nhà làm bài tập 1→5 sgk/53,54. V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tuan 9tiet 18.doc