Giáo án Hóa học 11 - Hứa Văn Thương - Bài 9: Amin (Tiết 2)

GV: để kiểm tra xem amin có tính bazơ hay không sau đây thầy sẽ tiến hành các thí nghiệm,các em hãy quan sát hiện tượng và cho nhận xét khi thầy nhỏ lên giấy quỳ tím dung dịch CH3NH2 và dd anilin .

GV: dựa vào kiến thức sẵn có trong sgk em có thể giải thích vì sao quỳ tím chuyển màu xanh không?

-Lên viết pthh ?

-Như vậy, khi hòa tan trong nước, metylamin đã nhận proton của nước, nước sau khi cho ion H+ thì còn lại ion OH-, làm cho quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Em có nhận xét gì về tính chất của metylamin?

-Dung dịch anilin không làm đổi màu giấy quỳ tím , vậy anilin có tính bazơ hay không ? để biết được điều nầy chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo:

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3840 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Hứa Văn Thương - Bài 9: Amin (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Họ tên: Hứa Văn Thương
	 Nhóm 26
Bài 9 AMIN (tiết 2)
(CT CƠ BẢN)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
HS biết: Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học của amin.
HS hiểu: Tính chất hóa học đặc trưng của amin là tính bazơ.
- So sánh lực bazo của các amin
- Ảnh hưởng qua lại của gốc hidrocacbon và nhóm amin .
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm cụ thể, biết tiến hành các thí nghiệm biểu diễn tính chất hóa học của amin.
- Làm bài tập nhận biết sự có mặt của anilin nhờ phản ứng đặc trưng : phản ứng thế ở nhân thơm,bài tập so sánh lực bazơ. 
3). Trọng tâm
-Tính chất hóa học đặc trưng của amin.
-Ảnh hưởng qua lại của gốc hidrocacbon và nhóm amin.
II. PHƯƠNG PHÁP.
-Đàm thoại, nêu vấn đề, diễn giảng, sử dụng phương tiện trực quan, làm thí nghiệm.
III. CHUẨN BỊ .
Chuẩn bị của giáo viên: Dụng cụ thí nghiệm: máy chiếu, hình ảnh về mô hình phân tử amin, ống nghiệm, kẹp gỗ.
Hóa chất: dd metylamin, dd anilin, dd brom, quỳ tím , dd HCl loãng, đặc.
. 
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức bài học hôm trước và chuẩn bị trước bài amin (tiết 2).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ (6 p’):
Gọi một học sinh lên bảng viết các đồng phân có thể có của C3H9N 
 	3. Giảng bài mới : 
	- Vào Bài : Bài học hôm trước các em đã được tìm hiểu về khái niệm, cách gọi tên, và phân loại amin. Như vậy amin có những tính chất hóa học như thế nào thì hôm nay chúng ta cùng đi vào tiết thứ 2 .
	- Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5p’
Hoạt động 1: cấu tạo phân tử
GV viết lên bảng các CTCT của các phân tử CH3NH2 , anilin, NH3.
-Như chúng ta đã biết Amoniac có tính bazơ do trong phân tử có đôi e tự do trên nguyên tử Nitơ.
GV: Một em nhắc lại cho thầy nội dung của thuyết axit bazơ của Bronstet ?
GV bổ sung : trong phân tử NH3 vẫn còn 1 đôi electron tự do, vì vậy amoniac có khả năng nhận proton để hình thành lên kết cho nhận với ion H+ => có tính bazơ.
GV: như vậy khi ta thay nguyên tử Hidro trong phân tử Amoniac bằng gốc hidrocacbon thì Amin thu được có thể có những tính chất hóa học nào ? một em hãy dự đoán ?
HS: theo thuyết Bronstet: axit là chất cho proton, bazơ là chất có khả năng nhận proton.
HS: Amin có nguyên tử Nito giống với amoniac nên amin có tính bazơ, ngoài ra còn có tính chất của gốc hidrocacbon.
III –CẤU TẠO PHÂN TỬ-TÍNH CHẤT HÓA HỌC
 1. CẤU TẠO PHÂN TỬ
Các phân tử amin đều có nguyên tử Nito giống phân tử NH3 nên amin có tính bazơ, ngoài ra còn có tính chất của gốc hiđrocacbon.
8p’
Hoạt động 2: tính chất hóa học.
Tính bazơ
GV: để kiểm tra xem amin có tính bazơ hay không sau đây thầy sẽ tiến hành các thí nghiệm,các em hãy quan sát hiện tượng và cho nhận xét khi thầy nhỏ lên giấy quỳ tím dung dịch CH3NH2 và dd anilin .
GV: dựa vào kiến thức sẵn có trong sgk em có thể giải thích vì sao quỳ tím chuyển màu xanh không?
-Lên viết pthh ?
-Như vậy, khi hòa tan trong nước, metylamin đã nhận proton của nước, nước sau khi cho ion H+ thì còn lại ion OH-, làm cho quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Em có nhận xét gì về tính chất của metylamin?
-Dung dịch anilin không làm đổi màu giấy quỳ tím , vậy anilin có tính bazơ hay không ? để biết được điều nầy chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo:
HS: dd CH3NH2 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Dd anilin không làn đổi màu giấy quỳ.
HS: metylamin khi tan trong nước đã phản ứng với nước sinh ra ion OH- làm cho quỳ tím chuyển sang màu xanh.
CH3NH2+HOH→[CH3NH3]++ OH-
HS: metylamin có tính bazơ.
2)- TÍNH CHẤT HÓA HỌC
a) tính bazơ 
-Tác dụng với chất chỉ thị màu.
Tn1:CH3NH2 + quỳ tím→xanh
CH3NH2+HOH→[CH3NH3] + OH-
Tn2: anilin + quỳ tím →quỳ không đổi màu.
10p’
Tác dụng với dd axit
GV: các em hãy quan sát hiện tượng và nêu nhận xét khi thầy tiến hành 2 thí nghiệm sau:
TN1- Dùng đũa thủy thủy tinh nhúng trực tiếp vào bình đựng dd HCl đặc và đưa lại gần miệng lọ đựng dd metylamin đậm đặc .
- Có hiện tượng gì xảy ra?
-Khói trắng đó là gì ? vì sao lại có hiện tượng đó ?
Hãy viết pthh xảy ra ?
TN2: Cho một ít dung dịch anilin vào trong ống nghiệm chứa sẵn một ít nước cất, sau đó lắc nhẹ rồi để yên, Có hiện tượng gì xảy ra? 
Vì sao dd phân lớp ?
--Sau đây thầy sẽ làm tiếp thí nghiệm thứ hai:
Cho một ít dd anilin vào trong ống nghiệm, sau đó nhỏ vào đó một ít dd HCl, lắc nhẹ , sau đó để yên và quan sát.
GV: có hiện tượng gì xảy ra ?
GV: điều đó chứng tỏ anilin có tác dụng được với dd axit không ?
Em lên viết pthh của phản ứng?
GV: như vậy anilin có phải là một bazơ không ? vì sao?
GV nhận xét: anilin phản ứng được với dd axit tạo ra muối, như vậy anilin là một bazơ .
GV: Qua 2 tn vừa rồi chúng ta đều biết metylamin và anilin đều có tính bazơ ,Ở thí nghiệm trước ta thấy rằng dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím, còn dd metylamin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. Từ đó một em cho thầy biết amin nào có lực bazơ mạnh hơn ?
GV giải thích vì sao CH3NH2 có lực bazo mạnh hơn anilin dựa vào cấu tạo phân tử.
GV: Hãy so sánh lực bazơ của C6H5NH2 với NH3 và CH3NH2 ?
-nhóm CH3 là nhóm đẩy e làm mật độ e trên nguyên tủ N tăng lên, khả năng nhận proton tang=>lực bazơ tăng.
-gốc phenyl (C6H5) hút e làm mật độ e trên nguyên tử N giảm, khả năng nhận proton giảm => lực bazơ giảm.
Ta có sự xắp xếp như sau:
CH3NH2>NH3 >C6H5NH2
Tq : Ankylamin>NH3> C6H5NH2
GV : Phát phiếu học tập số 1
HS: có hiện tượng bốc khói màu trắng ở đầu đũa thủy tinh.
- metylamin đã tác dụng được với HCl tạo ra khói muối có màu trắng
CH3NH2+HCl→ [CH3NH3]+Cl-
 Metylamoni clorua
HS: Dung dich có sự phân lớp.
Vì anilin không tan trong nước nên phân thành 2 lớp.
HS: dung dịch anilin tan trong dd axit . thu được dd đồng nhất.
HS:
C6H5NH2+HCl→[C6H5NH3]+Cl-
HS: anilin là một bazơ , vì nó tác dụng được với dd axit tạo thành muối.
HS: metylamin có tính bazơ mạnh hơn
HS:
C6H5NH2 <NH3<CH3NH2
HS: so sánh
 đimetylamin>metylamin>anilin
HS làm bài tập trong phiếu học tập số 1.
b)Tác dụng với dung dịch axit
CH3NH2+HCl→[CH3NH3]+Cl-
 Metylamoni clorua
C6H5NH2+HCl→[C6H5NH3]+C
 Phenylamoni clorua
So sánh lực bazơ:
CH3NH2>NH3 >C6H5NH2
 Ankylamin>NH3>C6H5NH2
c)phản ứng thế nhân thơm của anilin
C6H5NH2+3Br2→C6H2Br3NH2+3HBr (2,4,6-tribromanilin)
 ( Kt trắng)
Phản ứng này dùng để nhận biết anilin.
7p’
c)Phản ứng thế nhân thơm của anilin
GV: như chúng ta đã phân tích ở phần cấu tạo phân tử, amin ngoài tính bazơ còn có tính chất của gốc hiđrocacbon. 
Để hiểu rõ hơn về tính chất này Chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
GV: các em hãy quan sát và giải thích hiên tượng xảy ra khi thầy cho nhỏ vài giọt dung dịch brom vào dd anilin ?
GV: kết tủa trắng đó là gì ?
Em hãy lên viết pthh ?
GV giải thích : do ảnh hưởng của nhóm NH2 nên 3 nguyên tử Hiđro ở các vị trí octo va para so với nhóm NH2 trong nhân thơm dễ dàng bị thay thế bởi 3 nguyên tử Brom.
Người ta dùng phản ứng này để nhận biết sự có mặt của anilin.
HS: xuất hiện kết tủa trắng.
Đó là: 2,2,6-tribromanilin
7’
Hoạt động 3 : Bổ sung
GV: sau đây thầy sẽ bổ sung một vài điểm cần lưu ý trong bài học mà sgk không đề cập tới:
 Phản ứng cháy
Đốt cháy amin no,đơn chức ,mạch hở:
CnH2n+3N +(6n+3)/4 O2 → nCO2 + (2n+3)/2H2O+1/2N2↑
 Tác dụng với muối :
GV: Khi cho một muôí tác dụng với một bazo thì cho sản phẩm gì ?
Amin cũng là một bazơ , khi cho tác dụng với muối cũng tạo ra sản phẩm muối mới và bazo mới:
3RNH2+AlCl3+3H2O→3RNH3Cl + Al(OH)3↓
Tác dụng với ankylhalogenua
RNH2 + R’X → RNHR’ + HX
Hoạt động 4: củng cố bài học, trọng tâm
GV: Trọng tâm bài học này các em cần phải nắm vững sự ảnh hưởng qua lại của gốc hidrocacbon và nhóm amin:
Sự ảnh hưởng của gốc hidrocacbon tới nhóm amin :
Các nhóm ankyl là những nhóm đẩy e mạnh, làm tăng lực bazơ của amin( trong phần tính bazo).
Sự ảnh hưởng của nhóm amin tới gốc hidrocacbon:
Tron phần phản ứng thế nhân thơm của anilin: do có nhóm NH2 làm dịch chuyển e vào vòng thơm, 3 nguyên tử hidro tại các vị trí octo,para so với nhóm NH2 trong nhân thơm trở nên linh động hơn nên dễ dàng bị thay thế bởi 3 nguyên tử brom.
. Dặn dò: (1’)
	Các em về nhà làm bài tập trong sgk và chuẩn bị trước bài aminoaxit.
Thời gian còn lại GV cho HS làm bài tập vào phiếu học tập số 2 ( hoặc về nhà làm).
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
------------------------
Phiếu học tập số 1:
Hãy so sánh lực bazo của các chất sau, giải thích .
CH3NH2 ; (CH3)2NH ; NH3 .
......................................................................................
......................................................................................
C6H5NH2 ; (CH3)3N ; (CH3)2NH .
......................................................................................
......................................................................................
Phiếu học tập số 2:
 Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dd sau:
 C6H6 , C6H5NH2 , NH3 , CH3NH2 . 
..................................................................................................................................
.................................................................................................................................. ..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgaio an bai amin tt.doc