Giáo án Hóa học 11 - Bài 40+41: Ancol - Phenol (Tiết 2) - Năm học 2015-2016 - Mai Phước Lộc

GV: Yêu cầu học sinh xem thí nghiệm sách giáo khoa khi cho Na tác dụng với ancol etylic và phenol. Yêu cầu học sinh lên bảng viết phương trình minh họa tính chất.

GV gọi HS lên viết các phương trình NaOH tác dụng với ancol etylic và phenol, phản ứng tương tự như khi tác dụng với Na nhưng thay H2 sinh ra bằng H2O.

GV: Làm đồng thời 2 thí nghiệm Cu(OH)2 tác dụng với ancol etylic và glixerol.

- Đầu tiên GV cho vào mõi ống nghiệm 3-4 giọt CuSO4 và 2-3ml NaOH lắc nhẹ.

Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng.

+ Cho vào ống 1 3-4 giọt etanol.

+ Cho vào ống 2 3-4 giọt glixerol.

- Lắc nhẹ, yêu cầu HS nêu hiện tượng và viết PTPU hóa học.

GV lưu ý đây là phản ứng đặt trưng để nhận biết ancol đa chức có nhóm OH liền kề và ancol đơn,

GV thông báo: Phenol là một axit yếu, yếu hơn cả H2CO3 vì Phenol không làm đổi màu quì tím, yêu cầu học sinh viết phương trình chứng minh phenol có tính axít yếu hơn H2CO3.

Từ đó kết luận phenol không tác dụng được với bazo yếu như Cu(OH)2

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Bài 40+41: Ancol - Phenol (Tiết 2) - Năm học 2015-2016 - Mai Phước Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Phạm Hùng Họ và tên Gsh: Mai Phước Lộc
Lớp: 11C14 Mã số SV: B1200600
Môn: Hóa 11 Ngành Học: Sư Phạm hóa học
Tiết thứ: 5 Họ tên GVHD: Nguyễn Ngọc Yên Hà
Ngày: 17 tháng 03 năm 2016
ANCOL-PHENOL(tt)
I. Chuẩn kiến thức và kỹ năng 
1) Kiến thức 
Hs biết được : 
− Tính chất hóa học ancol, phenol. 
− Tính chất hóa học đặt trưng của glixegol.
− Tính chất vật lí của ancol và phenol : Trạng thái, tính tan, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan, liên kết hidro.
Hs hiểu:
- Cấu trúc phân tử ảnh hưởng tới tính chất hóa học của ancol và phenol.
Hs vận dụng:
- Vận dụng nhận biết được sự khác nhau giữa ancol và phenol.
2) Kĩ năng 
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm.
- Viết phương trình phản ứng hóa học.
II. Trọng tâm
- Tính chất hóa học của ancol và phenol. 
III. Chuẩn bị
1) Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
- Ancol etilic, phenol, nước cất, NaOH, CuSO4, glixerol.
2) Phương pháp dạy học
- Đàm thoại nêu vấn đề, trực quan.
IV. Tổ chức hoạt động dạy và học 
 1. Ổn định lớp.
 2. Trả bài: Viết các đồng phân ancol no, đơn, mạch hở từ C1 đến C4 gọi tên theo tên hệ thống của từng công thức.
 3. Tiến trình bài giảng 
 * Hoạt động vào bài: 
Tiết trước chúng ta đã được học và tìm hiểu về tính định nghĩa, tính chất vật lý của ancol và phenol cũng như cách gọi tên của chúng. Hôm nay chúng ta tiếp tục đi vào phần tính chất hóa học để nhận thấy rõ sự khác nhau giữa ancol và phenol.(5’)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về công thức cấu tạo của ancol và phenol. (5’)
III HÓA TÍNH
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ancol
Phenol
GV: Lấy ví dụ C2H5OH:
+ Liên kết C-OH do độ âm điện của O>C nên liên kết C-OH phân cực, song song đó liên kết
O-H cũng phân cực do độ âm điện chênh lệch lớn O>H vì vậy trong các phản ứng hóa học của ancol, ancol dể dàn tham gia phản ứng thế nguyên tử H của nhóm OH, đồng thời cho phản ứng thế OH do sự phân cực giữa C-O.
GV giải thích cấu tạo của phenol:
Do cấu tạo vòng benzen rút điện tử làm liên kết O-H phân cực hơn => H của nhóm –OH dể tham gia phản ứng thế thể hiện tính axit yếu đồng thời nhóm OH- của phenol cung gây tác động lên vòng làm vòng dể tham gia phản ưng thế hơn beznen.
- HS: Chú ý lắng nghe và theo dõi giáo viên biểu diễn sự phân cực của các liên kết.
VD: 
-- Liên kết C—OH phân cực.
-- Liên kết O—H phân cực.
=> Ancol có phản ứng thế và tách H hoạc OH.
VD:
-- Liên kết –O—H do sự tác động của vòng benzen làm phân tử phân cực. H linh động và thể hiện tính axit yếu.
-- Nhóm OH tác động lên vòng benzen làm phenol tham gia phản ứng thế trên vòng dễ dàng hơn.
Hoạt động 2 Phần tính chất hóa học: Tìm hiểu về phản ứng thế H trong nhóm OH.10’
1. Phản ứng thế H trong nhóm OH
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ancol
Phenol
GV: Yêu cầu học sinh xem thí nghiệm sách giáo khoa khi cho Na tác dụng với ancol etylic và phenol. Yêu cầu học sinh lên bảng viết phương trình minh họa tính chất.
GV gọi HS lên viết các phương trình NaOH tác dụng với ancol etylic và phenol, phản ứng tương tự như khi tác dụng với Na nhưng thay H2 sinh ra bằng H2O.
GV: Làm đồng thời 2 thí nghiệm Cu(OH)2 tác dụng với ancol etylic và glixerol. 
- Đầu tiên GV cho vào mõi ống nghiệm 3-4 giọt CuSO4 và 2-3ml NaOH lắc nhẹ.
Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng.
+ Cho vào ống 1 3-4 giọt etanol.
+ Cho vào ống 2 3-4 giọt glixerol. 
- Lắc nhẹ, yêu cầu HS nêu hiện tượng và viết PTPU hóa học. 
GV lưu ý đây là phản ứng đặt trưng để nhận biết ancol đa chức có nhóm OH liền kề và ancol đơn,
GV thông báo: Phenol là một axit yếu, yếu hơn cả H2CO3 vì Phenol không làm đổi màu quì tím, yêu cầu học sinh viết phương trình chứng minh phenol có tính axít yếu hơn H2CO3.
Từ đó kết luận phenol không tác dụng được với bazo yếu như Cu(OH)2
HS:
C2H5OH + Na → C2H5ONa + 1/2H2
C6H5OH + Na → C6H5ONa + 1/2H2
- HS lên bảng viết phương trình.
- HS quan sát hiện tượng khi cho NaOH vào CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa xanh.
+ Cho etanol vào kết tủa không tan.
+ Cho glixerol vào kết tủa bị hòa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam. 
+ HS viết phương trình Cu(OH)2 tác dụng với glixerol
HS:
Viết phương trình Natri phenolat tác dụng với CO2 + H2O cho ra phenol và NaHCO3.
a. Tác dụng với kim loại Na, K
Ví dụ: 
Tổng quát:
R—OH + Na → RONa + ½ H2 
b. Tác dụng với dung dịch NaOH
VD: 
NX: Ancol không có tính axit.
c. Tác dụng với Cu(OH)2 (phản ứng đặc trưng của các ancol đa chức có các nhóm OH gắn với C liền kề nhau)
Ví dụ:
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [2C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
Dd xanh lam đồng (II) glyxerat.
a. Tác dụng với kim loại Na, K
b.Tác dụng với dung dịch NaOH
VD:
Tính axít: ancol<phenol<H2CO3
Phenol là axit yếu không làm đổi màu giấy quì do ảnh hưởng của nhóm OH lên vòng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phản ứng thế nhóm –OH (10’)
2. Tìm hiểu về phản ứng thế nhóm –OH.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ancol
Phenol
GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa rồi mô tả thí nghiệm, viết phương trình phản ứng minh họa 
GV kết luận: phản ứng này chứng tỏ ancol có nhóm OH. 
GV hướng dẫn học sinh cách viết phương trình phản ứng ancol. Gọi học sinh lên viết phương trình ancol etylic tác dụng với ancol etylic.
GV: tại sao phải dùng H2SO4 (đ) làm xúc tác. 
- HS mô tả thí nghiệm sách giáo khoa.
- HS viết phương trình ancol etilic tác dụng với HBr.
- HS viết phương trình ancol etylic tác dụng tạo ete và nước
- Vì H2SO4 đặt có tính háo nước làm tăng hiệu suất phản ứng.
a) Phản ứng với axit vô cơ.(HBr, H2SO4, HNO3)
Công thức tổng quát:
b) Phản ứng với ancol.
VD:
C2H5—OH+H—O—C2H5 C2H5OC2H5 + H2O
Đi etylete
Công thức tổng quát:
R—[OH+H]-O-R’ + H2O
Phenol không có phản ứng thế nhóm 
–OH
Hoạt động 4: Phản ứng tách nước. (10’)
3. Phản ứng tách nước. 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ancol
Phenol
-GV nêu điều kiện để ancol tách nước tạo anken.
-GV yêu cầu học sinh lên viết phương trình ancol etilic tách nước tạo anken, yêu cầu học sinh chỉ rõ điều kiện phản ứng. 
- GV hỏi : trong phản ứng này thành phần nào bị tách ra.
- GV lưu ý nhiệt độ tách nước của phản ứng là 170oC khác với 140oC khi tạo ete.
- Nhiệt độ 170oC có xúc tác H2SO4 (đ).
-HS:
-HS: OH và H của C kế cận bị tách ra.
- HS chú ý lắng nghe.
Tương tự tác ancol no đơn hở khác đều có thể tách nước tạo thành anken trừ metanol.
Công thức tổng quát:
CnH2n+1OHCnH2n+H2O
Phenol không có phản ứng tác nước.
V Củng cố và dặn dò:(5’)
1, Củng cố
Đặc trưng tính chất hóa học của ancol là phản ứng thế H và nhóm OH của nhóm OH. Đặc biệt có phản ứng đồng II hidroxy tác dụng với ancol đa chức có nhóm OH liền kề dùng dể nhận biết ancol đa chức. đặc trưng tính chất hóa học của phenol là phản ứng thế H ở nhóm OH và phản ứng thế trên vòng.
2. dặn dò:
Làm các bài tập còn lại trong phiếu bài tập, học bài và chuẩn bị bài cho tiết sao.
Ngày duyệt: Người soạn
Chữ ký (kí tên)
Nguyễn Ngọc Yên Hà Mai Phước Lộc 

File đính kèm:

  • docancolphenol_tich_hop_tiet_2.doc
Giáo án liên quan