Giáo án Hóa học 10 - Tiết 20, Bài 11: Luyện tập bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình Electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học (Tiết 2)

Bài 4: Khi cho 0,6 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro(đktc).

a. Xác định tên của kim loại đó.

b. Tính số mol bazơ, khối lượng bazơ thu được.

GV: Hướng dẫn sau đó gọi HS lên bảng làm bài.

GV hướng dẫn:

B1: Tính số mol.

B2: Viết pt và cân bằng.

B3: Đưa số mol vào phương trình.

B4: Tính M=?

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3442 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 20, Bài 11: Luyện tập bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình Electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Ngày soạn: 18 /10/2014
Tiết: 20 Ngày dạy: 22/10/2014
BÀI 11: LUYỆN TẬP BẢNG TUẦN HOÀN
 SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ 
VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (t2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức
- HS củng cố được kiến thức về BTH, hiểu rõ mối quan hệ giữa vị trí với cấu tạo nguyên tử và tính chất.
- HS biết ý nghĩa khoa học của bảng tuần hoàn đối với hoá học và các môn khoa học khác.
2. Kĩ năng
- Biết so sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố hoá học lân cận trong BTH.
- Trình bày được ý nghĩa của BTH, cấu tạo và cách sử dụng của BTH. 
- Sử dụng linh hoạt các thông tin thu được từ BTH để làm cơ sở nghiên cứu và dự đoán các tính chất khi học tiếp về các nguyên tố cụ thể về sau.
3. Trọng tâm
- Vận dụng kiến thức để làm các bài tập liên quan
4. Thái độ: Tin tưởng vào khoa học, có ý thức tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, hệ thống các câu hỏi.
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đặt vấn đề+nêu vấn đề+ thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy học
3. Vào bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
GV: Hướng dẫn HS làm một số bài tập sau:
Bài 1: Cho nguyên tử của một nguyên tố có Z = 17.
a. Xác định vị trí của nguyên tố trong BTH?
b. Cho biết hóa trị cao nhất với oxi, công thức oxít.
c. Cho biết hóa trị với hiđro, công thức với hợp chất khí hiđro.
d. Cho biết nguyên tố là kim loại, phi kim hay khí hiếm.
e. Cho biết loại nguyên tố.
GV: Hướng dẫn sau đó gọi lần lượt HS lên bảng làm bài.
HS:
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p5.
a. Ô: 17, chu kì: 3, nhóm: VIIA.
b. Hóa trị cao nhất với oxi: 7.
→Công thức oxit: Cl2O7.
c. Hóa trị với hiđro: 1.
→Công thức với hiđro: HCl.
d. Nguyên tố phi kim.
e. Nguyên tố p.
Bài 1:
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p5.
a. Ô: 17, chu kì: 3, nhóm: VIIA.
b. Hóa trị cao nhất với oxi: 7.
→Công thức oxit: Cl2O7.
c. Hóa trị với hiđro: 1.
→Công thức với hiđro: HCl.
d. Nguyên tố phi kim.
e. Nguyên tố p.
Bài 2: Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88% H về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.
GV: Hướng dẫn HS làm bài.
HS:
- Chú ý nghe giảng.
Bài 2:
- Công thức oxit: RO3
=> Công thức với hiđro: RH2
ó 
ó 5,88.(R+2)=200
ó 5,88R+11,76=200
ó5,88R=200-11,76
ó5,88R=188,24
=> R=32
Vậy, R=32.Đó là lưu huỳnh.KH: S
- Công thức oxit: SO3
- Công thức với hiđro:H2S
Bài 3: Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4. Oxít cao nhất của nó chứa53,3% oxi về khối lượng. Tìm nguyên tử khối của nguyên tố đó.
GV: Hướng dẫn, sau đó gọi 1HS lên bảng làm bài, HS còn lại làm vào vở.
HS:
- Công thức với hiđro: RH4.
=> Công thức oxit: RO2.
ó 
ó 53,3(R+32)=3200
ó53,3R+1705,6=3200
ó 53,3R=3200-1705,6
ó53,3R=1494,4
ó R=28
Vậy, R=28.Đó là Silic.KH: Si.
- Công thức oxit: SiO2.
- Công thức với hiđro: SiH4.
Bài 3:
- Công thức với hiđro: RH4.
=> Công thức oxit: RO2.
ó 
ó 53,3(R+32)=3200
ó53,3R+1705,6=3200
ó 53,3R=3200-1705,6
ó53,3R=1494,4
ó R=28
Vậy, R=28.Đó là Silic.KH: Si.
- Công thức oxit: SiO2.
- Công thức với hiđro: SiH4.
Bài 4: Khi cho 0,6 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro(đktc).
a. Xác định tên của kim loại đó.
b. Tính số mol bazơ, khối lượng bazơ thu được.
GV: Hướng dẫn sau đó gọi HS lên bảng làm bài.
GV hướng dẫn:
B1: Tính số mol.
B2: Viết pt và cân bằng.
B3: Đưa số mol vào phương trình.
B4: Tính M=?
HS:
2M+2H2O→2MOH+H2 
0,03 0,015(mol)
Vậy, M=20. Đó là caxi. KH: Ca.
Bài 4:
2M+2H2O→2MOH+H2 
0,03 0,015(mol)
Vậy, M=20. Đó là caxi. KH: Ca.
b. 
- Số mol KOH: n=0,03(mol).
- Khối lượng KOH:
M=0,03.56=1,68(g)
4. Củng cố : HS nắm các kiến thức đã được ôn tập.
Câu 1: Cho 4,4g hỗn hợp hai kim loại thuộc hai chu kì kế tiếp nhau và đều thuộc cùng nhóm IIA tác dụng với dd axit clohidric đu thu được 3,36 lít khí (đktc). Xác định tên các kim loại trên và vị trí của chúng trong HTTH.
Câu 2: Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố ứng với công thức H2R. Oxit cao nhất của R chứa 60% nguyên tố oxi về khối lượng.
a. Xác định nguyên tố R.
b. So sánh tính phi kim của R với F và O.
5. Dặn dò: - HS về nhà học bài, chuẩn bị bài mới.
 - Học bài chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctuan 10tiet 120.doc