Giáo án Hóa học 10 bài 33: Axit sunfuric, muối sunfat ( tiết 1 )

A. AXIT SUNFURIC:

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ.

- Axit sunfuric đặc là chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi, khối lượng riêng d = 1,84g/cm3.

- H2SO4 đặc tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt.

- Cách pha loãng axit sunfuric đặc: Rót từ từ axit đặc vào nước dọc theo đũa thủy tinh và khuấy đều. Tuyệt đối không làm ngược lại.

- H2SO4 đặc dễ hút ẩm => dùng làm khô các khí ẩm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2763 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 bài 33: Axit sunfuric, muối sunfat ( tiết 1 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 33: AXIT SUNFURIC. MUỐI SUNFAT ( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Biết được:
 + Tính chất vật lí của H2SO4. Cách pha loãng axit H2SO4 đặc.
 + Dung dịch H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của một axit.
 + Axit H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh
- Hiểu được: 
 + H2SO4 loãng là axit mạnh (đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu hơn)
 + H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh gây ra bởi gốc SO42- trong đó S có số oxi hóa cao nhất +6.
2. Kĩ năng:
- Pha loãng axit H2SO4 đặc.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất của H2SO4.
- Viết ptpư minh họa tính chất của H2SO4.
- Giải các bài tập định tính và định lượng.
3. Về thái độ:
- Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của axit sunfuric trong thực tiễn.
- Từ tính chất của H2SO4 giúp học sinh ý thức được phải thận trọng khi tiếp xúc với H2SO4.
II. TRỌNG TÂM
H2SO4 là axit có tính oxi hoá mạnh (S+6)
III. CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên:
 - Giáo án, sách giáo khoa đầy đủ, hóa chất thí nghiệm.
2. Học sinh
 - Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
 - Học bài cũ và đọc trước bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 	
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Các em đều đã biết về axit sunfuric ở các lớp dưới. Bài học hôm nay sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm về những tính chất của axit sunfuric.
Hãy nhớ, đây là một chất cực kì nguy hiểm nếu chúng ta không có những hiểu biết kĩ càng về nó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG DẠY HỌC
Hoạt động 1:
- Gv: Các em hãy đọc SGK và cho biết về một số tinh chất vật lí của axit sunfuric. ( trạng thái, màu sắc, bay hơi, độ tan, )
- Gv: Các em hãy quan sát hình 6.6 trong sách giáo khoa và rút ra kết luận về cách pha loãng H2SO4 đặc .
- Gv: Tại sao không làm ngược lại?
- HS: Vì H2SO4 đặc khi tan vào nước sẽ tạo ra một lượng nhiệt rất lớn. Nếu đổ ngược lại sẽ làm nước sôi đột ngột kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm. 
Nếu bắn vào quần áo sẽ làm cháy quần áo, bắn vào da sẽ gây bỏng axit.
A. AXIT SUNFURIC:
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ. 
- Axit sunfuric đặc là chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi, khối lượng riêng d = 1,84g/cm3.
- H2SO4 đặc tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt.
- Cách pha loãng axit sunfuric đặc: Rót từ từ axit đặc vào nước dọc theo đũa thủy tinh và khuấy đều. Tuyệt đối không làm ngược lại.
- H2SO4 đặc dễ hút ẩm => dùng làm khô các khí ẩm.
Hoạt động 2:
- Gv: Trong phân tử H2SO4 có 2 liên kết H – Oà H linh động à có tính axit mạnh. 
 Nguyên tử S trong phân tử H2SO4 có số OXH là + 6 ( cực đại ) à có tính oxi hóa.
- Gv: mô tả thí nghiệm
- Gv: H2SO4 loãng là một axit mạnh, có đầy đủ tính chất hoá học chung của axit. Các em hãy nêu các tính chất đó và viết ptpư minh hoạ
- Gv: chú ý cho HS: phản ứng giữa H2SO4 với muối phải thỏa mãn một trong các điều kiện sau: sản phẩm phải có chất kết tủa, hoặc có chất khí, hoặc H2O
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: 
1. Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng: tính axit mạnh
- làm quỳ tím hoá đỏ
- Tác dụng với kim loại đứng trước Hà muốisunfat + H2 
 đạt hóa trị thấp của kl
VD: Fe + H2SO4 loãng ® FeSO4 + H2
 Cu + H2SO4 loãng à ko phản ứng.
- Tác dụng với bazơ, oxit bazơ ® muối sunfat + H2O
VD: FeO + H2SO4 loãng ® FeSO4 + H2O
 Fe(OH)2 + H2SO4 loãng ® FeSO4 + 2H2O
 Ba(OH)2 + H2SO4 loãng ® BaSO4 + 2H2O
- Tác dụng với muối của axit yếu hơn
VD: CaCO3 + H2SO4 loãng ® CaSO4 + CO2 + H2O
 Na2CO3 + H2SO4 loãng ® Na2SO4 + CO2 + H2O
Gv: viết phản ứng 
H2SO4 đặc + Fe2O3 
HS lên bảng hoàn thành phản ứng.
Gv: ở phản ứng này, H2SO4 đặc có thể hiện tính oxi hóa không?
Gv: H2SO4 đặc thể hiện tính axít trong phản ứng trao đổi.
Gv mô tả thí nghiệm: 
Các em hãy nhận xét xem trong ống nghiệm nào đã xảy ra phản ứng hóa học?
- HS: 
Gv giảng giải. Cu là KL đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không phản ứng với H2SO4 loãng, do vậy ống 2 không có hiên tượng gì. Nhưng H2SO4 đặc lại phản ứng được với Cu, nguyên nhân là do axit H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tính oxi hóa mạnh qua một số ví dụ cụ thể sau:
- Tác dụng với kim loại:
H2SO4 đặc, nóng oxi hoá được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt)
Hướng dẫn lại cho học sinh cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử “ e tăng = e giảm ”
- Gv: lưu ý : Al, Cr, Fe thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội. 
HS: lên bảng Hoàn thành và cân bằng các phản ứng sau: ( e tăng = e giảm )
2. Tính chất của axit sunfuric đặc: 
a. Tính axit: Khi tác dụng với các chất không có tính khử
VD 3H2SO4 đặc + Fe2O3 Fe2(SO4)3 + 3H2O
b. Tính oxi hoá mạnh.
Axít sunfuric đặc oxi hóa hầu hết các kim loại ( từ Au, Pt ), một số phi kim ( C, P, S ) và nhiều hợp chất có chứa nguyên tố có số oxi hóa thấp à tạo sản phẩm khử ( khí SO2 ) 
- Tác dụng với kim loại ( trừ Au, Pt):
M + H2SO4 ®M2(SO4)n + SO2, H2S, S+ H2O
( n là hóa trị cao nhất của kim loại)
VD
2H2SO4 + Cu à CuSO4 + SO2 + 2H2O
6H2SO4đ,n+2Fe à Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
 Mg + H2SO4 đặc à .. + S + H2O
 Al + H2SO4 đặc à .. + H2S + H2O
Chú ý: 
Al,Cr, Fe thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội.
Tóm lại: H2SO4 có tính axit do có H+, khi đặc có tính oxi hóa do ion SO42-
Củng cố: 
 K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au
H2SO4 loãng 
Muối sunfat ( kl có hóa trị thấp ) + H2
Không phản ứng
H2SO4 đặc, nóng 
Muối sunfat ( kl có hóa trị cao ) + (SO2 , H2S, S) + H2O
Không phản ứng
H2SO4 đặc, nguội
 Muối sunfat( kl có hóa trị cao )
Thụ động hóa
 (SO2 , H2S, S) + H2O
Không phản ứng
Dặn dò: Về nhà làm bài tập 255/ trang 50 – bài tập Hóa.

File đính kèm:

  • docKIEM_TRA_TAY_NGHE__H2SO4__1_TIET__20150726_102412.doc
Giáo án liên quan