Giáo án Hình học Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Từ Chí Linh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Phát biều được các định lí về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây của một đường tròn.

- Vận dụng được các định lí để so sánh độ dài hai dây, so sánh các khoảng cách từ tâm đến dây.

- Suy luận để chứng minh logic.

 2. Kỹ năng

- Vận dụng được các khái niệm của bài học để giải các bài tập có liên quan.

- Rèn được kĩ năng trình bày bài toán chứng minh, chính xác trong suy luận. Rèn tính cẩn thận, rõ ràng.

4. Định hướng năng lực hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, tính sáng tạo, giao tiếp, mô hình hóa toán học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên: KHBH, bảng phụ, thước thẳng, SGK, compa

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, bài tập, compa

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1) Ổn định lớp: KTSS

2) Kiểm tra bài cũ

3) Thiết kế tiến trình dạy học

 

docx9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Từ Chí Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số tiết: 01
Ngày soạn: 12/10/2019
Tiết theo ppct: 21
Tuần dạy: 11
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
	- Khắc sâu được kiến thức: Đường kính là dây lớn nhất của đường tròn và nhắc 
	lại được các định lí về quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây của đường tròn 
	qua một số bài tập.
- Vận dụng được kiến thức đã học để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau và một số bài tập liên quan.
	2. Kỹ năng: Vẽ được hình bằng compa, suy luận và chứng minh hình học.
3. Thái độ: Nghiêm túc và hứng thú học tập.
4. Định hướng năng lực hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, tính sáng tạo, giao tiếp, mô hình hóa toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: KHBH, bảng phụ, thước thẳng, SGK, compa
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, bài tập, compa
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1) Ổn định lớp: KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
3) Thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: HS nhắc lại được tính chất của dây cung và đường kính, áp dụng giải quyết được bài toán 11 sgk.
* Phương thức: Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan, quan sát.
GV đưa đề bài lên bảng phụ vẽ sẵn hình yêu cầu Hs giải bài tập 
Gọi 1 Hs lên bảng chữa bài
Gv kiểm tra bài tập 1 số Hs dưới lớp
GV gọi HS nhận xét và bổ sung, sửa sai (Nếu có)
? Nêu kiến thức đã sử dụng trong bài?
? Phát biểu định lí quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây 
Gv đánh giá việc làm bài và chuẩn bị bài về nhà của Hs
HS lên bảng chữa bài tập 
HS nhận xét 
Hs trả lời
Hs chú ý lắng nghe và rút kinh nghiệm
Bài 11
Kẻ OM ^ CD 
Ta có AH ^ CD (gt)
 BK ^ CD (gt) 
AH // BK // OM
=> AHKB là hình thang (dhnb)
Mà OA = OB = R
 OM là đường trung bình của hình thang AHBK 
 MH = MK (1)
do OM ^ CD = {M}
 MC = MD (Q.hệ vuông góc giữa đường kính và dây) (2) 
Từ (1) và (2) 
 MH – MC = MK - MD 
 hay CH = DK 
2. HOẠT ĐỘNG TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
* Mục tiêu: HS nhắc lại được các định lí về quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây của đường tròn.
* Phương thức: giải quyết vấn đề, thuyết trình, trực quan.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
GV: yêu cầu học sinh nhắc lại được các định lí về quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây của đường tròn. Vẽ hình.
Nhắc lại tính chất đối xứng của đường tròn
GV + HS nhận xét
HS lên bảng thực hiện
Định lý SGK 
SGK
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- CỦNG CỐ
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học, chứng minh được các đoạn thẳng bằng nhau (bài 17), tính được độ dài đoạn thẳng (bài 18).
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân, nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
Bài 17 SBT tr159
Gv gọi HS đọc bài
(Gọi 1 Hs lên bảng vẽ hình, ghi GT - KL)
? Em có nhận xét gì về dạng toán bài 11 SGK và bài 17 SBT?
? Hai bài toán này khác nhau ở điểm nào?
Gv nhấn mạnh cách làm tương tự bài 11 SGK
Gv yêu cầu Hs hoạt động nhóm đôi làm bài trong 6 phút
Cho 1 nhóm làm bài trên bảng phụ
GV gọi HS nhận xét chéo và bổ sung, sửa sai (Nếu có)
(Thu bài 4 nhóm, yêu cầu các nhóm khác chấm chéo –Gv có thể cho điểm) 
 Gv chốt kiến thức
Bài 18 SBT tr159
Gv gọi HS đọc bài
Gọi 1 Hs lên bảng vẽ hình và ghi GT - KL
? Nếu gọi trung điểm của OA là H thì vị trí của H có mqh ntn với BC?
Gv cùng hs xây dựng sơ đồ ngược để tính BC
Gv yêu cầu Hs HĐN bốn làm bài trong 7 phút
Gv chấm bài nhóm nhanh nhất, cho các nhóm còn lại chấm chéo
? Có cách nào khác để tính BH không?
- GV nhận xét, cho điểm.
HS đọc bài 
Hs làm theo yêu cầu của Gv
HS trả lời
Hs: IH = IK 
 HE = HF
HS tự giác, chủ động làm bài
HS nhận xét
Hs chú ý lắng nghe
Hs đọc bài
Hs lên bảng vẽ hình và ghi GT – KL
H là trung điểm của BC
Hs cùng Gv xây dựng sơ đồ ngược
Hs HĐN làm bài
Hs nhận xét chéo bài nhóm 
Hs trả lời
Hs ghi bài
Dạng 1: Ch/minh các đoạn thẳng bằng nhau (12 phút)
Bài 17
Kẻ OH ^ EF 
Ta có AI ^ EF (gt)
 BK ^ EF (gt) 
 AI // BK 
Xét hình thang AIKB có 
OA = OB = R
OH // AI // BK (^EF) 
 OH là đường trung bình của hình thang AIBK 
 IH = IK (1)
do OH ^ EF = {H}
 HE = HF (Q.hệ vuông góc giữa đường kính và dây) (2) 
Từ (1) và (2) 
 HI - HE = HK - HF 
hay IE = KF
Dạng 2: Tính độ dài đoạn thẳng (16 phút)
Bài 18
Gọi H là trung điểm của OA 
=> HA = HO 
Mà BC ^ OA tại H
=> BC là đường trung trực của OA
=> AB = OB
Mà OA = OB = 3cm
Þ OA = OB = AB 
=> DAOB đều 
Þ = 600
Xét DvBHO có
 BH = BO. Sin600
 BH = 3. (cm)
Mà BC = 2BH = 3. (cm)
(Q.hệ vuông góc giữa đường kính và dây) 
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học vào giải toán.
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
Cho HS làm bài tập 16/130 
Gọi O là trung điểm của AC
Tam giác ABC là tam giác gì? OB là đường gì?
Hãy so sánh OB và AC
Tương tự như vậy đối với tam giác ADC
Gọi một HS lên bảng trình bày
 ?Hãy so sánh AC và BD
 ? Khi AC=BD thì tứ giác ABCD là hình gì? Vì sao?
HS đọc yêu cầu của đề bài sau đó vẽ hình vào vở của mình. 
HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của gv
HS lên bảng trình bày
HS: Tứ giác ABCD là hình chữ nhật vì có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Dạng 3: Cm các điểm thuộc đường tròn
Bài 16/130 SBT
a/ Gọi O là trung điểm của AC.
Áp dụng tính chất đường 
trung tuyến ứng với cạnh
huyền đối với tam giác vuông
 ABC, ADC ta có:
OB=AC; OD=AC
Suy ra OA=OB=OC=OD Vậy bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc (O; OA)
b/ BD là dây của (O), còn AC là đường kính nên ACBD
AC=BD khi và chỉ khi BD cũng là đường kính khi đó ABCD là hình chữ nhật (tứ giác có 3 góc vuông)
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: : - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.
 - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, KT động não, hoạt động cá nhân ở nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
GV: Giao nội dung và hướng dẫn việc làm 
Học sinh ghi vào vở để thực hiện.bài tập ở nhà. 
Bài cũ
Xem lại các bài đã chữa, học thuộc và nắm vững cách chứng minh 3 định lí về mối quan hệ giữa đường kính và dây.
Làm bài tập 15,19, 20 sbt trang 159.
Bài mới
Đọc trước bài Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
Số tiết: 01
Ngày soạn: 12/10/2019
Tiết theo ppct: 22
Tuần dạy: 11
§3: LIÊN HỆ GIỮA DÂY VÀ KHOẢNG CÁCH 
TỪ TÂM ĐẾN DÂY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Phát biều được các định lí về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây của một đường tròn.
- Vận dụng được các định lí để so sánh độ dài hai dây, so sánh các khoảng cách từ tâm đến dây.
- Suy luận để chứng minh logic.
 	2. Kỹ năng
- Vận dụng được các khái niệm của bài học để giải các bài tập có liên quan.
- Rèn được kĩ năng trình bày bài toán chứng minh, chính xác trong suy luận. Rèn tính cẩn thận, rõ ràng.
4. Định hướng năng lực hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, tính sáng tạo, giao tiếp, mô hình hóa toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: KHBH, bảng phụ, thước thẳng, SGK, compa
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, bài tập, compa
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1) Ổn định lớp: KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
3) Thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: HS phát biểu được bài toán, chứng minh và trình bày lại được cách chứng minh bài toán, qua đó nhận xét về mối liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
* Phương thức: vấn đáp
Ta biết đường kính là dây lớn nhất của đường tròn.
 Vậy có 2 dây của đường tròn thì dựa vào cơ sở nào để chúng ta so sánh chúng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
Ta xét bài toán sgk.
Nếu một trong hai dây là đường kính thì kết luận có đúng không?
 Học sinh nghe và ghi bài
 Một em đọc đề bài toán, hs vẽ hình
 Học sinh phát biểu cách chứng minh.
HS: Giả sử CD là đường kính 
KO KO=0, KD=R
OK2+KD2=R2
=OH2+HB2
Vậy kết kluận trên vẫn đúng
1. Bài toán:
GT Cho (O ; R), 
 AB vaø CD laø daây cung
 OHAB; OKCD
KL OH2+HB2=OK2+KD2
Giải:
Ta có: OKCD tại K
OHAB tại H
Áp dụng định lí Pitago 
vào ∆OHB và ∆OKD 
ta có:
OH2+HB2=OB2=R2 (1)
OK2+KD2=OD2=R2 (2)
 Từ (1) và (2) suy ra 
OH2+HB2=OK2+KD2
*Chú ý: Kết luận trên vẫn đúng nếu 1 hoặc hai dây là đường kính
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây 
* Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi ở ?1 và ?2, qua đó phát biểu được 2 định lí.
* Phương thức: HĐ cá nhân, giải quyết vấn đề, thuyết trình, trực quan.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 2: Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây 
* Mục tiêu: HS xác định được bài toán về mối quan hệ giữa đường kính và dây: Đường kính đi qua trung điểm của dây thì vuông góc với dây đó.
* Phương thức: Giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, hoạt động cá nhân, nhóm
(Hoạt động nhóm)
Từ kết quả của bài toán. 
OK2 + KD2 = OH2 + HB2
Hãy chứng minh rằng:
 NV1: a) AB = CD thì OH=OK.
 NV2: b) OH = OK thì AB = CD.
 Yêu cầu học sinh tự chứng minh câu b tương tự như câu a
 Qua bài toán này chúng ta rút ra nhận xét gì?
Nêu bài toán: Cho AB, CD là hai dây (O), OH AB; OKCD chứng minh rằng 
a) Nếu AB>CD thì OH < OK.
b) Nếu OH CD
Từ hai nhận xét trên ta có định lý 2
Học sinh thảo luận
 1 HS lên bảng làm
Học sinh phát biểu
Một học sinh đọc định lý 1 sgk,
Qua bài toán học sinh rút ra nhận xét: Trong một đường tròn hoặc hai đường tròn bằng nhau dây nào lớn hơn thì khoảng cách từ tâm đến dây đó nhỏ hơn.
Một học sinh đọc nội dung định lý 2 sgk.
2. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
a) OHAB; OK CD, theo định lý 1 ta có. 
 HB2=KD2 mà OH2+HB2=OK2+KD2 
 OH2 = OK2 OH = OK
b) Chứng minh tương tự (học sinh tự làm)
Định lý 1: Trong đường tròn (O) AB=CDOH=OK
Bài toán:
a) OHAB; OKCD, theo định lý 1 ta có. 
Nếu AB>CD
 AB>CD 
 HB>KD 
 HB2 > KD2
Mà OH2 + HB2 = OK2 + KD2
OH2 < OK2 OH < OK
b) Chứng minh tương tự.
Định lý 2: Trong đường tròn (O) AB>CDOH<OK
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- CỦNG CỐ
* Mục tiêu: Học sinh nhắc lại kiến thức đã học.
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động trò chơi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
Yêu cầu học sinh làm ?3
(Hoạt động cá nhân).
Cho học sinh đọc đề ra và phát biểu cách làm bằng miệng sau đó giáo viên ghi lên bảng.
Học sinh đứng tại chỗ trả lời miệng
 ?3 a) O là giao điểm của các đường trung trực của tam giác ABC suy O là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. 
Có OE = OF suy ra AC = BC (đlý 1)
 b) OD > OE và OE = OF 
 OD > OF
 AB < AC (đlý2)
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học vào giải toán.
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
Bài 12:
 ? Ta có thể thay câu c/m CD=AB bởi câu nào khác
? Từ I kẻ dây MIOI. So sánh MN với AB
 ? Qua bài học chúng ta cần ghi nhớ những kiến thức gì
Một học sinh đọc to đề ra và nêu giả thiết kết luận.
(k/c từ O đến 2 dây AB và CD bằng nhau).
Học sinh thảo luận trên lớp và nêu cách giải.
Bài 12 sgk
GT
(O; 5cm), dây AB=18
IAB, AI=1cm
ICD, CDAB
KL
a, Tính k/c từ O đến AB
£
£
£
A
D
B
 C
H
K
O
 I
b, C/m CD=AB
a) Kẻ OH AB
 tại H, ta có:
AH=HB=AB:2 
 = 8:2 = 4 cm.
Tam giác vuông OHB 
có OB2 = BH2 + OH2 ( định lý pi ta go). Suy ra OH = 3cm.
b)Kẻ OK CD
tứ giác OHIK là hình chữ nhật 
 OK =IH=4-1= 3cm.
Ta có OH = OK suy ra: AB = CD (định lý liên hệ giữa dây và k/c đến tâm)
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: : - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.
 - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, KT động não, hoạt động cá nhân ở nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
 + Về nhà đọc thuộc các định lý đã học .
 + Làm các bài tập 13,15,16 SGK .
Chuẩn bị tiết Luyện tập
Tân Sơn ngày..//2019
Duyệt của Tổ phó 
Mai Thanh Hùng

File đính kèm:

  • docxhh 9 tuan 11.docx