Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 18: Tổng ba góc trong một tam giác (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Lê Minh Châu

- Gv ghi tựa đề lên bảng.

- GV: “ Như bài 2 đã làm ở trên thì hình ảnh của một tam giác vuông vậy 1 bạn đứng dậy đọc cho cô định nghĩa thế nào là tam giác vuông

- Mời 1 HS đứng dậy đọc định nghĩa thế nào là tam gíac vuông.

- Gv nhắc lại định nghĩa và vẽ một tam giác vuông lên bảng.

- GV giới thiệu thế nào là tam giác ABC vuông tại A: “ Tam giác ABC có số đo góc A bằng 900 thì ta nói tam giác ABC vuông tại A”

- Gv: “ Vậy nếu tam giác ABC có góc B bằng 900 thì tam giác ABC vuông tại đâu?”

- GV giới thiệu về cạnh góc vuông và cạnh huyền – đồng thời ghi lên bảng.

- GV gọi 1 HS lên làm ?3 .

+ Gợi ý: các em sử dụng định lí tổng ba góc trong tam giác.

- Gv gọi 1 bạn nhận xét tổng của hai góc nhọn B và C trong tam giác ABC vuông tại A.

- GV mời 2 HS đứng dậy đọc định lí (SGK)

- GV ghi lại định lí bằng kí hiệu.

- GV: ‘ vừa rồi cô đã giới thiệu cho các em tổng hai góc nhọn của tam giác vuông. Nhưng hãy nhớ đến bài 2 phần kiểm tra bài cũ cô đã cho. Chúng ta đã thực hiện việc tính góc BCt. Vậy góc BCt có thể gọi là góc như thế nào, chúng ta qua phần tiếp theo của bài.”

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 18: Tổng ba góc trong một tam giác (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Lê Minh Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/10/2019
Ngày dạy: 4/11/2019 
 Lớp: 7/8 Tiết: 2
Tiết 18: TỔNG BA GÓC TRONG MỘT TAM GIÁC(TT). 
I. MỤC TIÊU:
Qua bài này giúp học sinh: 
1.Kiến thức: 
- HS biết đọc định nghĩa về tổng ba góc trong một tam giác vuông.
- HS phát biểu được định nghĩa và tính chất góc ngoài tam giác.
- Vận dụng kiến thức vào những bài tập liên quan.
2. Kỹ năng: 
- Vận dụng định nghĩa, định lí trong bài để tính số đo góc của tam giác, giải một số bài tập liên quan đến các góc của tam giác.
3. Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc học tập, tích cực phát biểu..
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phấn màu, máy chiếu, thước thẳng, SGK, SBT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 
2. Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng – trình chiếu
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Khơi gợi kiến thức
- Gv mời 1 HS lên bảng trả lời bài cũ:” tổng ba góc của một tam giác bằng bao nhiêu?”
- GV nhận xét câu trả lời, cho HS làm tiếp bài tập.
Bài 1: Vẽ tam giác ABC có A=70°;B=50°. Tính C?
- Gv gọi 1 HS lên bảng làm tiếp bài.
Câu hỏi: góc vuông có số đo là bao nhiêu?
Bài 2: Tìm số đo x, y trong hình vẽ.C=47°
- Gv gọi 2 HS đứng dậy nhận xét bài của bạn
- Gv nhận xét, sửa lỗi nếu có và cho điểm.
- Dẫn dắt bài: “ Như các em đã học tiết trước về tổng ba góc trong một tam gíac là 180°. Vì vậy với mọi tam giác khi chúng ta đã biết được dữ liệu 2 trong 3 góc thì sẽ tính được góc còn lại. Ngày hôm nay cô sẽ đưa các em đến với việc áp dụng định lí tổng 3 góc của một tam giác một cách đa dạng và linh hoạt hoạt hơn ”
- 1 HS lên bảng trả bài.
- HS cả lớp chú ý lắng nghe.
- Hs làm bài, cả lớp làm bài vào vở nháp.
+ Bài 1 :
A+B+C=180°
⇒C=180°-A-B
=180°-70°-50°
=60°
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở nháp.
+ câu hỏi: 90°
+ Bài 2:
A+B+C=180°
⇒B=180°-A-BCA
=180°-90°-47°
=43°
Ta có
BCA+BCt=180°(kề bù)
⇒BCt=180°-BCA
=180°-47°
= 133°
- 2 HS đứng dậy nhận xét bài.
Hoạt động 2: áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào tam giác vuông.
- Gv ghi tựa đề lên bảng.
- GV: “ Như bài 2 đã làm ở trên thì hình ảnh của một tam giác vuông vậy 1 bạn đứng dậy đọc cho cô định nghĩa thế nào là tam giác vuông
- Mời 1 HS đứng dậy đọc định nghĩa thế nào là tam gíac vuông.
- Gv nhắc lại định nghĩa và vẽ một tam giác vuông lên bảng.
- GV giới thiệu thế nào là tam giác ABC vuông tại A: “ Tam giác ABC có số đo góc A bằng 900 thì ta nói tam giác ABC vuông tại A”
- Gv: “ Vậy nếu tam giác ABC có góc B bằng 900 thì tam giác ABC vuông tại đâu?”
- GV giới thiệu về cạnh góc vuông và cạnh huyền – đồng thời ghi lên bảng.
- GV gọi 1 HS lên làm ?3 .
+ Gợi ý: các em sử dụng định lí tổng ba góc trong tam giác.
- Gv gọi 1 bạn nhận xét tổng của hai góc nhọn B và C trong tam giác ABC vuông tại A.
- GV mời 2 HS đứng dậy đọc định lí (SGK)
- GV ghi lại định lí bằng kí hiệu.
- GV: ‘ vừa rồi cô đã giới thiệu cho các em tổng hai góc nhọn của tam giác vuông. Nhưng hãy nhớ đến bài 2 phần kiểm tra bài cũ cô đã cho. Chúng ta đã thực hiện việc tính góc BCt. Vậy góc BCt có thể gọi là góc như thế nào, chúng ta qua phần tiếp theo của bài.”
- HS chú ý ghi chép.
- HS đọc định nghĩa tam giác vuông (SGK)
- Hs chú ý lắng nghe
- 1 HS trả lời: Tam giác ABC vuông tại B
- HS chú ý ghi chép bài vở.
- 1 HS làm ?3. Cả lớp hoàn thành bài vào vở.
- HS: Tổng hai góc nhọn bằng 90°
- 2 HS đứng lên đọc định lí
2. Áp dụng vào tam giác vuông:
Định nghĩa: Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông
Ta có:
A=90°⇒ ΔABC Vuông tại A
AC, AB : cạnh góc vuông.
BC: cạnh huyền.
?3: Cho tam giác ABC vuông tại A. Tính tổng: B+C
BG:
Xét tam giác ABC:
A+B+C=180°
⇒B+C=180°-A
 =180°-90°
 =90°
Định lý: (SGK)
∆ABC, A=90°⇒B+C=90°
Hoạt động 3: Tìm hiểu về góc ngoài của tam giác
- Gv ghi tựa đề lên bảng.
- GV vẽ tam giác ABC bất kì.
- GV: 1 HS đứng dậy đọc định nghĩa góc ngoài
- Gv hướng dẫn học sinh cách xác định góc ngoài
- Gv gọi 1 HS chỉ ra góc ngoài của tam giác ABC tại đỉnh C.
- Gv yêu cầu HS thực hiện ?4
- GV: qua bài ?4 1 bạn đứng dậy so sánh góc ACx và tổng A+B 
- GV: hay chúng ta có thể phát biểu điều này thành lời: Góc ngoài tại đỉnh này của tam giác bằng tổng hai góc trong còn lại của tam giác. 1 bạn đứng dậy đọc định lí về tính chất góc ngoài của tam giác.
- 1 bạn đứng dậy đọc nhận xét.
- Hs chú ý ghi chép
- HS vẽ hình vào vở
- 1 HS đứng dậy đọc định nghĩa
- Hs chú ý lắng nghe
- HS: “ góc ngoài tại đỉnh C cảu tam gíac ABC là góc ACx”
- HS dưới lớp thực hiện ?4
- HS: ACx=A+B
- 1 HS đứng dậy đọc định lý
- 1 HS đứng dậy đọc nhận xét
3. Góc ngoài của tam giác:
Định nghĩa: (SGK)
?4 Hãy điền vào chỗ trống (...) rồi so sánh ACx với A+B
Tổng ba góc của tam giác ABC bằng 180° nên 
A+B=180°-
Góc ACx là góc ngoài của tam giác ABC nên ACx=180°-
BG:
Tổng ba góc của tam giác ABC bằng 180° nên 
A+B=180°-C
Góc ACx là góc ngoài của tam giác ABC nên ACx=180°-C
Định lý :(SGK)
Nhận xét: (SGK)
Hoạt động 4: Hoạt động luyện tập
- Như vậy, qua hai tiết học thi các em đã biết thế nào là tổng ba góc của một tam giác, hay tổng của hai góc nhọn trong tam giác vuông thì phụ nhau , hay góc ngoài của một tam giác.
- Gv tổ chức cho HS làm bài 1: các hình 47,50
- Gv tổ chức cho Hs làm bài 4 ( trang 108)
- HS chú ý lắng nghe
- Hs cả lớp làm bài theo yêu cầu của GV.
- Hs làm theo yêu cầu của GV
Bài 1/108:
+ Hình 47:
Áp dụng định lý tổng 3 góc trong một tam giác vuông ta có:
x+55°=90°
⇒x=350
+ Hình 50:
Vì y là góc ngoài của tam giác EDK tại đỉnh D
⇒y=E+K=400+600=1000
x là góc kề bù với góc K của tam giác EDK:
x+K=1800
⇒x=1800-400=1400
Bài 4/108:Hình 53 SGK
Ta có tam giác ABC vuông tại C
⇒A+B=900
⇒B=900-A=900-50=850
VI) Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập trong SGK phần Bài tập ( trang 108)
- Chuẩn bị cho bài luyện tập (tr 109)
VII) Ý kiến đóng góp:
 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIÁO SINH THỰC TẬP

File đính kèm:

  • docxChuong II 1 Tong ba goc cua mot tam giac_12715491.docx
Giáo án liên quan