Giáo án Hình học lớp 12 - Tiết 1 - Bài 1: Khái niệm về khối đa diện

Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi một hình đa diện, kể cả hình đa diện đó.

• Tên gọi và các thành phần: đỉnh, cạnh, mặt bên, được đặt tương ứng với hình đa diện tương ứng.

• Điểm trong – Điểm ngoài

 Miền trong – Miền ngoài

• Mỗi hình đa diện chia các điểm còn lại của không gian thành hai miền không giao nhau là miền trong và miền ngoài của hình đa diện, trong đó chỉ có miền ngoài là chứa hoàn toàn một đường thẳng nào đấy.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 12 - Tiết 1 - Bài 1: Khái niệm về khối đa diện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp dạy
27/08/2014
29/08/2014
12B5
29/08/2014
12B4
30/08/2012
12B6
Chương I: KHỐI ĐA DIỆN 
Tiết 1. Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN 
I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức: 	
Phát biểu được khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt, hình đa diện , khối đa diện và hai hình đa diện bằng nhau.
Nêu lên được ví dụ về phép dời hình.
Phân biệt được: hình đa diện và không là hình đa diện.
	2. Kĩ năng: 
Vẽ được hình biểu diễn khối đa diện đơn giản. 
	3. Thái độ: 
Học sinh có tinh thần hợp tác trong giờ học. 
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ. 
Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập kiến thức đã học về hình học không gian ở lớp 11. 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
1. Kiểm tra bài cũ: (5') 
Câu hỏi: 
 Cho hình hộp ABCD.A¢B¢C¢D¢. Hãy xác định các mặt, các đỉnh, các cạnh của hình hộp ? 
Đáp án: Hình hộp có: 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh. 
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm khối lăng trụ và khối chóp(10’)
H1. Nhắc lại định nghĩa hình lăng trụ, hình chóp, hình chóp cụt?
H2. Nêu một số hình ảnh thực tế về hình lăng trụ, hình chóp, hình chóp cụt?
Đ1. Các nhóm thảo luận và phát biểu định nghĩa.
Đ2. 
– HLT: hộp bánh, 
– HC: kim tự tháp, 
– HCC: quả cân, 
I. KHỐI LĂNG TRỤ VÀ KHỐI CHÓP
· Khối lăng trụ (khối chóp, khối chóp cụt) là phần không gian được giới hạn bởi một hình lăng trụ (hình chóp, hình chóp cụt) kể cả hình lăng trụ (hình chóp, hình chóp cụt) ấy.
· Tên gọi và các thành phần: đỉnh, cạnh, mặt bên,  được đặt tương ứng với hình tương ứng.
· Điểm trong – Điểm ngoài
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hình đa diện và khối đa diện (15’) 
· GV cho HS quan sát một số hình cụ thể và hướng dẫn rút ra nhận xét.
· GV cho HS nêu định nghĩa hình đa diện.
· GV giới thiệu một số hình và cho HS nhận xét hình nào là hình đa diện, không là hình đa diện.
· GV hướng dẫn HS nhận xét.
H1. Nêu một số vật thể thực tế là những khối đa diện?
· Các nhóm thảo luận và trình bày.
Phát biểu định nghĩa hình đa diện.
· HS quan sát và trả lời.
– Hình đa diện:
– Không là hình đa diện:
Đ1. Viên kim cương, 
II. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH ĐA DIỆN VÀ KHỐI ĐA DIỆN
1. Khái niệm về hình đa diện
Hình đa diện là hình được tạo bởi một số hữu hạn các đa giác thoả mãn hai tính chất:
a) Hai đa giác phân biệt chỉ có thể: hoặc không có điểm chung, hoặc chỉ có một đỉnh chung, hoặc chỉ có một cạnh chung.
b) Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai đa giác.
2. Khái niệm về khối đa diện
· Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi một hình đa diện, kể cả hình đa diện đó.
· Tên gọi và các thành phần: đỉnh, cạnh, mặt bên,  được đặt tương ứng với hình đa diện tương ứng.
· Điểm trong – Điểm ngoài
 Miền trong – Miền ngoài
· Mỗi hình đa diện chia các điểm còn lại của không gian thành hai miền không giao nhau là miền trong và miền ngoài của hình đa diện, trong đó chỉ có miền ngoài là chứa hoàn toàn một đường thẳng nào đấy.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm hai đa diện bằng nhau (12’)
H1. Nhắc lại định nghĩa phép biến hình và phép dời hình trong mặt phẳng?
H2. Nhắc lại định nghĩa các phép tịnh tiến, phép đối xứng tâm, đối xứng trục trong mặt phẳng?
H3. Tìm phép dời hình biến hình này thành hình kia?
Đ1. HS nhắc lại.
Đ2. HS nhắc lại.
Đ3. Xét phép đối xứng tâm O.
III. HAI ĐA DIỆN BẰNG NHAU
1. Phép dời hình trong không gian
· Trong không gian, quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M với điểm M¢ xác định duy nhất đgl một phép biến hình trong không gian.
· Phép biến hình trong không gian đgl phép dời hình nếu nó bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm tuỳ ý.
a) Phép tịnh tiến theo vectơ 
b) Phép đối xứng qua mặt phẳng (P)
– Nếu M Î (P) thì M¢ º M,
– Nếu M Ï (P) thì MM¢ nhận (P) làm mp trung trực.
c) Phép đối xứng tâm O
– Nếu M º O thì M¢ º O,
– Nếu M ¹ O thì MM¢ nhận O làm trung điểm.
d) Phép đối xứng qua đường thẳng D
– Nếu M Î D thì M¢ º M,
– Nếu M Ï D thì MM¢ nhận D làm đường trung trực.
Nhận xét:
· Thực hiện liên tiếp các phép dời hình sẽ được một phép dời hình.
· Nếu phép dời hình biến (H) thành (H¢) thì nó biến đỉnh, mặt, cạnh của (H) thành đỉnh, mặt, cạnh tương ứng của (H¢).
2. Hai hình bằng nhau
· Hai hình đgl bằng nhau nếu có một phép dời hình biến hình này thành hình kia.
· Hai đa diện đgl bằng nhau nếu có một phép dời hình biến đa diện này thành đa diện kia.
VD2: Cho hình hộp ABCD.A¢B¢C¢D¢. Chứng minh hai lăng trụ ABD.A¢B¢D¢ và BCD.B¢C¢D¢ bằng nhau.
3. Củng cố: (2') Nhấn mạnh:
– Khái niệm hình đa diện, khối đa diện. 
Câu hỏi: Cho VD về khối đa diện, không là khối đa diện ? 
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1'): 
 Bài tập 1, 2 SGK.
 Đọc tiếp phần IV. Bài 1: Khái niệm về khối đa diện. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 

File đính kèm:

  • docT1- Kn khối đa diện.doc