Giáo án Hình học 9 - Tiết 34: Luyện tập Bài 8 - Năm học 2015-2016 - Hồ Viết Uyên Nhi

Hoạt động 1: (18)

 GV cho HS đọc đề.

 GV tóm tắt đề và vẽ hình trên bảng.

 Một HS cho biết vị trí tương đối giữa (I) và (O).

 I là gì của AO?

 Nếu CI song song với DO thì C là gì của AD?

 Chứng minh CI song song với DO thì chứng minh cặp góc nào bằng nhau?

 Vì sao?

 Vì sao chúng cùng bằng?

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

Hoạt động 2: (20)

 GV cho HS đọc đề.

 GV tóm tắt đề và vẽ hình trên bảng.

 Nếu ta chứng minh IA = IB = IC thì ABC là tam giác như thế nào?

 Vì sao IA = IB = IC?

 Hai tia phân giác của hai góc kề bù như thế nào với nhau?

 IO là tia phân giác của góc nào? IO là tia phân giác của góc nào?

 IA đóng vai trò là đường gì của OIO?

 Đường cao tương ứng với cạnh huyền được tính như thế nào khi biết độ dài hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông lên cạnh huyền?

 So sánh BC và IA

 

docx3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9 - Tiết 34: Luyện tập Bài 8 - Năm học 2015-2016 - Hồ Viết Uyên Nhi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
Tiết: 34
Ngày soạn: 05/01/2016
Ngày dạy: 08/01/2016
LUYỆN TẬP §8
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Củng cố các vị trí tương đối của hai đường tròn.
2.Kỹ năng: - Vận dụng các tính chất của các vị trí trên để giải toán.
	3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, chính xác trong chứng minh hình học.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, thước thẳng, com pa.
HS: Compa, thước thẳng, phiếu học tập.
III. Phương pháp:
	- Quan sát, vấn đáp tái hiện, nhóm.	
IV. Tiến trình:
1. Ổn định lớp: (1’) 9A3
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 	HS trả lời bài tập 35.
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (18’)
	GV cho HS đọc đề.
	GV tóm tắt đề và vẽ hình trên bảng.
	Một HS cho biết vị trí tương đối giữa (I) và (O).
	I là gì của AO?
	Nếu CI song song với DO thì C là gì của AD?
	Chứng minh CI song song với DO thì chứng minh cặp góc nào bằng nhau?
	Vì saoC1=D1?
	Vì sao chúng cùng bằng A1?
	HS đọc đề và.
	HS chú ý và vẽ hình vào trong vở.
	(I) và (O) tiếp xúc với nhau.
 I là trung điểm của AO
	C là trung điểm của đoạn thẳng AD.
	C1=D1
Cùng bằng A1
Vì hai tam giác ACI và AOD là hai tam giác cân
Bài 36: 
a) (I) và (O) tiếp xúc với nhau.
b) 	ACI cân tại I →A1=C1 (1)
	AOD cân tại O →A1=D1 (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra: C1=D1
 CI song song với DO
Mặt khác: I là trung điểm của AO nên C là trung điểm của AD.
Vậy: AC = CD
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 2: (20’)
	GV cho HS đọc đề.
	GV tóm tắt đề và vẽ hình trên bảng.
	Nếu ta chứng minh IA = IB = IC thì ABC là tam giác như thế nào?
	Vì sao IA = IB = IC?
	Hai tia phân giác của hai góc kề bù như thế nào với nhau?
	IO là tia phân giác của góc nào? IO’ là tia phân giác của góc nào?
	IA đóng vai trò là đường gì của OIO’?
	Đường cao tương ứng với cạnh huyền được tính như thế nào khi biết độ dài hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông lên cạnh huyền?
	So sánh BC và IA
	HS đọc đề và.
	HS chú ý và vẽ hình vào trong vở.
	ABC vuông tại A.
	Vì IA và IB là hai tiếp tuyến của (O) nên IA = IB. Tương tự ta có IC = IA nên ta có: IA = IB = IC
	Hai tia phân giác của hai góc kề bù thì vuông góc với nhau.
IO là tia phân giác của BIA IO’là tia phân giác của CIA.
	Đường cao.
IA2 = OA.O’A = 9.4 = 36
	BC = 2IA = 12 cm
Bài 39: 
a) Ta có: IA và IB là hai tiếp tuyến của (O) nên IA = IB (1)
	Tương tự ta có: IA = IC (2)
Từ (1) và (2) ta có: IA = IB = IC
Do đó: ABC vuông tại A 
Hay BAC= 900 
b) Ta có: IO là tia phân giác của BIA 
	 IO’ là tia phân giác của CIA
Mà: BIA và CIA là hai góc kề bù
Nên: IO IO’
Hay: OIO'= 900 
c) OIO’ là tam giác vuông tại I có đường cao là IA. Ta có:
IA2 = OA.O’A = 9.4 = 36
Suy ra: IA = 6 cm.
Vậy: BC = 2IA = 12 cm.
 4. Củng cố :
 	Xen vào lúc luyện tập
 5. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (1’)
 	- Về nhà xem lại các bài tập đã giải. Làm các bài tập còn lại (GVHD).
 6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxTuan_19_Tiet_34.docx
Giáo án liên quan