Giáo án Hình học 9 - Tiết 22: Luyện tập

GV: Cho HS đọc bài, vẽ hình.

HS: vẽ hình

GV: Theo bài ra ta cần so sánh gì?

HS: So sánh hai dây trong một đường tròn.

GV: Muốn so sánh hai dây trong một đường tròn ta làm như thế nào?

HS: Đưa về so sánh hai khoảng cách từ tâm đến hai dây

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9 - Tiết 22: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn 28/11/13
Tiết 22 luyện tập
Mục tiêu
Củng cố quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây. 
Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
Vận dụng các kiến thức trên một cách linh hoạt vào giải toán.
Chuẩn bị
Com pa, êke.
III Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động của HS
Hoạt động1 Bài cũ
HS1: Phát biểu định lí 1, 2 liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
áp dụng: Cho đường tròn ( O) MN = PQ. Chứng minh rằng AE = AF và AN = AQ.( Bài 24 SBT T131 )
Bài 24 SBT T131
C/minh AE = AF. Ta có MN = PQ → OE = OF
 ( Cạnh huyền – cạnh góc vuông )
 AE = AF. (1)
C/minh AN = AQ. 
MN = PQ → EN = FQ	(2)
Từ (1) và (2) ta có: 
AE - EN = AF – FQ, Tức là AN = AQ.
Hoạt động 2 Luyện tập
Bài 14 (T106 SGK)
GV: Y/cầu HS đọc bài, vẽ hình, ghi gt,kl cho bài toán
HS: Lên bảng thực hiện các y/c của giáo viên. HS dưới lớp làm vào vở.
GV: Nếu gọi HI là k/c từ dây AB đến dây CD và OH, OI là k/cách từ tâm đến dây AB, CD theo bài ra thì
IH =?, AH=? CD=?
HS: IH=22, AH=20, CD=2.CI vì …
GV: Vậy để tính CD ta cần tính những gì?
HS: Phải tính OI → tính được CI → tính được CD=2CI.
GV: Hãy dự đoán độ dài dây AB với dây CD.
HS: CD>AB vì …
GV: Gọi một hs lên bảng làm.
Bài 15 (T106 SGK)
GV: Để so sánh OH và OK ta cần so sánh từ đâu?
HS: Từ AB > CD → OH < OK.
GV: Theo em hai dây ME và MF thuộc đường tròn nào?
HS: Thuộc đường tròn lớn ( O ).
GV: Vậy muốn so sánh ME và MF cần dựa vào kết quả nào? 
HS: Dựa vào OH < OK.
GV: Hãy nêu cách so sánh MH và MK.
Bài 14 (T106 SGK)
Gọi HI là k/c từ dây AB đến dây CD và OH, OI là k/cách từ tâm đến dây AB, CD ta có:AH =AB =20cm
OH= 
 OI = HI – OH = 22 – 15 = 7 cm.
Xét t/giác OCI theo định lí Py-ta-go ta có:
IC = 
Mà CD = 2.IC = 48cm.
Bài 15 (T106 SGK 
Xét đường tròn nhỏ ( O ) Do AB > CD 
 OH < OK.
Xét đường tròn lớn ( O ) Do OH < OK
 ME > MF.
Trong đường tròn lớn ( O ). Ta có 
OHME MH=ME.; OKMF 
MK = MF.
Mà ME > MF ME > MF MH > MK.
GV: Chốt lại trong một đường tròn để so sánh k/cách từ tâm đến hai dây ta so sánh chúng thông qua gì?
Bài 16 (T106 SGK)
GV: Cho HS đọc bài, vẽ hình.
HS: vẽ hình
GV: Theo bài ra ta cần so sánh gì?
HS: So sánh hai dây trong một đường tròn.
GV: Muốn so sánh hai dây trong một đường tròn ta làm như thế nào?
HS: Đưa về so sánh hai khoảng cách từ tâm đến hai dây
GV: Vậy dựa vào đâu để so sánh OH và OA.
HS: Dựa vào BĐT tam giác.
Bài 16 (T106 SGK)
Xét Tam giác OAH vuông tại H → OA > OH. Mà OA, OH là khoảng cách từ tâm O đến dây BC và EF . Do đó BC < EF.
Hoạt động 3 Hướng dẫn về nhà
Về nhà xem lại những bài tập đã chữa
BTVN Bài 30, 31 (T132 SBT)
Xem trước bài mới.

File đính kèm:

  • docHinh 9 T 22.doc
Giáo án liên quan