Giáo án Hình học 9 - Chương II - Tiết 25: Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn (Tiếp)

GV đưa bảng phụ vẽ sẵn ba vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn.

 Với mỗi vị trí tương đối thì giữa d và (O) có bao nhiêu điêm chung?

 Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và chốt lại bằng bảng tóm tắt như SGK.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9 - Chương II - Tiết 25: Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 01 – 01 – 2008
Tuần: 13
Tiết: 25
§4. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI GIỮA ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN (tt)
I. Mục Tiêu:
	- HS nắm được ba vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn, các khái niệm tiếp tuyến, tiếp điểm. Nắm được định lý về tính chất của tiếp tuyến. Nắm được các hệ thức liên hệ giữa khoảng cách d từ đường thẳng đến đường tròn và bán kính R.
	- Vận dụng các kiến thức của bài để nhận biết các vị trí tương đối giữa đường thẳng và đtròn.
	- Thấy được một số hình ảnh về ba vị trí tương đối trên trong thực tế.
II. Chuẩn Bị:
- GV: Bảng phụ vẽ sẵn ba vị trí trên, thước thẳng.
- HS: Compa, thước thẳng.
- Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề.
III. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
 	- Em hãy cho biết đường tròn và đường thẳng có bao nhiêu vị trí tương đối?
	- Đó là những vị trí nào?
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (8’)
	GV đưa bảng phụ vẽ sẵn ba vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn.
	Với mỗi vị trí tương đối thì giữa d và (O) có bao nhiêu điêm chung?
	Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và chốt lại bằng bảng tóm tắt như SGK.
	HS chú ý theo dõi và thảo luận tìm ra hệ thức liên hệ giữa d và R.
	HS thảo luận và trả lời theo nhóm.
	HS chú ý theo dõi và nhắc lại.
2. Hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn: 
Đặt OH = d, ta có các kết quả sau:
a cắt (O) thì d < R
a tiếp xúc (O) thì d = R
a không cắt (O) thì d > R
?3: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 2: (10’)
	GV cho HS đọc đề bài
	GV vẽ hình.
	OH = ?	R = ?
	So sánh d và R.
	Vậy vị trí tương đối của a và (O) là gì?
	 OH ntnào so với BC?
	H là gì của BC?
	Tính HC được không?
	Áp dụng định lý nào?
	GV cho HS lên bảng.
Hoạt động 3: (10’)
	GV cho HS đọc đề bài tập 20 trong SGK.
	GV HD HS vẽ hình.
	AB là gì của (O)?
	AB là tiếp tuyến thì AB như thế nào so với AB.
	OAB là tam giác gì?
	Áp dụng định lý nào để tính AB?
	HS lên bảng tính.
	HS đọc đề bài toán.
	HS theo dõi và vẽ hình vào trong vở.
	OH = 3 cm; R = 5 cm
	d < R
	a cắt (O)
	OHBC
	Là trung điểm của BC.
	Được 
	Pitago
	Một HS lên bảng tính, các em khác làm vào vở, theo dõi và nhận xét.
	HS đọc đề bài 20.
	HS theo dõi và vẽ hình vào trong vở.
	AB là tiếp tuyến.
	ABOB
	Tam giác vuông.
	Pitago.
	HS tính.
a) Ta có: d = OH = 3 cm; R = 5 cm nên d < Rđường thẳng a và (O) cắt nhau.
b) Áp dụng định lý Pitago cho tam giác vuông OHC ta có:
	HC2 = OC2 – OH2
	HC2 = 52 – 32 = 16
	HC = 4
Vì OHBC nên HB = HC
Do đó: BC = 2HC = 2.4 = 8 cm.
3. Luyện tập: 
Bài 20: 
AB là tiếp tuyến của (O) nên OBAB
Áp dụng định lý Pitago cho tam giác vuông OAB ta có:
	AB2 = OA2 – OB2
	AB2 = 102 – 62 = 64
	AB = 8 cm
 4. Củng Cố: (8’)
 	- GV cho HS làm bài tập 18. (thảo luận theo nhóm)
 5. Dặn Dò: (2’)
 	- Về nhà học bài theo vở ghi và SGK. Làm các bài tập 19.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 

File đính kèm:

  • docHH9T25.DOC