Giáo án Hình học 7 - Tiết 61, 62, 63, 64

A./ Mục tiêu :

 Kiến thức:

NB : Củng cố các định lí về tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng , tính chất ba đường trung trực của tam giác , một số t/c của tam giác cân , tam giác vuông

TH : vẽ đường trung trực của tam giác , vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác , chứng minh ba điểm thẳng hàng và tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông.

VD : chứng minh ba điểm thẳng hàng và tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông.

Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ đường trung trực của tam giác , vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác , chứng minh ba điểm thẳng hàng và tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông.

Thái độ :HS thấy được ứng dụng thực tế của tính chất đường trung trực của đoạn thẳng.

B/ Chuẩn bị:

°Giáo viên phấn màu, thước hai lề , ÊKe

 °Học sinh : Các dụng cụ học tập

 Phương pháp : Luyện tập , nhóm

 

doc8 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 7 - Tiết 61, 62, 63, 64, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
NS : 18/4/2014 Tiết 61 : TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TRỰC
ND : 22/4/2014 CỦA TAM GIÁC
A./ Mục tiêu :
ØKiến thức: 
NB : - Giúp hs nắm được khái niệm đương trung trực của một tam giác và chỉ rõ mỗi tam giác có ba đường trung trực .
 TH : - Dựa vào định lý 1,2 của §7 để chứng minh định lý 2 
- Biết khái niệm đường tròn ngoại tiếp của tam giác .
VD : Chứng minh được tính chất “ trong một tam giác cân,đường trung trực của cạnh đáy đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy “ 
ØKỹ năng: Biết dùng thước kẻ và compa vẽ các đường trung trực của tam giác .
ØThái độ: Phán đoán, nhận xét, cẩn thận, chính xác khi suy luận tóan học .
 Rèn khả năng phân tích tìm tòi cách giải và trình bày ,chứng minh hình học tốt .
B./ Chuẩn bị :
°Giáo viên: Compa ,phấn màu, ÊKe
	°Học sinh: Các dụng cụ học tập 
 Phương pháp : Gợi mở , vấn đáp
C./ Tiến trình lên lớp :
	1. Ổn định
	2 KTBC : Cho ABC , dùng thước và compa dựng ba đường trung trực của ba cạnh AB , BC và CA . Em có nhận xét gì về ba đường trung trực này ?
	3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1:Đường trung trực của tam giác 
Hd hs vẽ hình 47 
Vẽ a là trung trực của
BC ,ta còn nói a là gì
cuả tam giác ABC ?
Như vậy Mỗi tam giác 
có bao nhiêu đường
 trung trực ?
Nhận xét ,cho hs rút ra tính chất đường trung trực của tam giác cân ?
 GT ?
 KL ?
* Hoạt động 2 : Tính chất ba đường trung trực của tam giác
 ABC 
 b trung trực của AC
 GT c trung trực của AB
 b và c cắt nhau tại O
 O nằm trên trung 
 KL trực của BC
 OA = OB = OC
Hd hs chứng minh ?
Hd hs tìm hiểu thêm khi nào giao điểm 
1/ Đường trung trực của tam giác :
 Trong một tam giác ,đường trung trực của mỗi cạnh gọi là đường trung trực của tam giác đó . 
Mỗi tam giác có ba đường trung trực.
Tính chất : Trong một tam giác cân,đường trung trực của cạnh đáy đồng thời là trung tuyến ứng với cạnh này 
?1 Hs thực hiện việc vẽ hình ,viết gt/kl và chứng minh tính chất trên . Giải: ABC cân tại A nên 
 AB = AC
Suy ra A nằm trên trung trực của cạnh BC hay là trung tuyến ứng với cạnh BC .
2/ Tính chất ba đường trung trực của tam giác 
?2 Hs dùng thước và compa dựng ba trung trực của một tam giác 
Định lý : ( sgk trang 78 
Chú ý : ( sgk trang 79 )
Giao điểm ba trung trực 
của một tam giác là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đó .
4./ Củng cố :
Bài tập :
Bài 52:
GT : ABC , MB = MC
 AM BC 
KL ABC cân
vuông AMB và vuông AMC có :
 AM : cạnh chung
 MB = MC
Do đó : vuông AMB = vuôngAMC ( c.h- c.g.v)
Suy ra : AB = AC
Bài 53:
Coi địa điểm ba gia đình là ba đỉnh của tam giác . Vị trí chọn để đào giếng là giao điểm các đường trung trực của tam giác
* Hoạt động 5: 
- Bài vừa học : Ôn tập các định lí về tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng , tính chất ba đường trung trực của tam giác , cách vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng bằng thước kẻ và compa
 BTVN : Làm BT 54sgk/80
- Bài sắp học : Luyện tập
 Chuẩn bị các bài tập 55;56;57
NS : 18/4/2014 Tiết 62 LUYỆN TẬP
ND : 25/4/2014
A./ Mục tiêu :
 ØKiến thức: 
NB : Củng cố các định lí về tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng , tính chất ba đường trung trực của tam giác , một số t/c của tam giác cân , tam giác vuông 
TH : vẽ đường trung trực của tam giác , vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác , chứng minh ba điểm thẳng hàng và tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông.
VD : chứng minh ba điểm thẳng hàng và tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông.
ØKỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ đường trung trực của tam giác , vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác , chứng minh ba điểm thẳng hàng và tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông.
ØThái độ :HS thấy được ứng dụng thực tế của tính chất đường trung trực của đoạn thẳng.
B/ Chuẩn bị:
°Giáo viên phấn màu, thước hai lề , ÊKe
	°Học sinh : Các dụng cụ học tập 
 Phương pháp : Luyện tập , nhóm
C./ Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định
	2. KTBC : - Trình bày định lí tính chất ba đường trung trực của tam giác 
- Thế nào là đường tròn ngoại tiếp tam giác , cách xác định tâm của đường tròn này ?
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh
	3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 : Chữa bài tập 
Giải bài 54 ( sgk trang 80 ) :
 Chỉ cần vẽ giao điểm hai trung trực của tam giác . Đó là tâm đường đường tròn ngoại tiếp tam giác .
Tâm đường tròn ở trong tam giác 
Tâm đường tròn là trung điểm cạnh BC
Tâm đường tròn ở ngoài tam giác 
* Hoạt động 2:Luyện tập
Bài55
D thuộc trung trực của 
AB nên DA ? DB
Suy ra ? Â1
 , do đó 
 = 1800 – 2Â1 (1)
Tương tự D thuộc trung 
trực của AC nên DA ? DC
Suy ra ? Â2, do đó =1800 – 2Â2 (2) từ (1) và (2) suy ra Đpcm..!
hs vẽ lại hình
nhận xét , ta có
DA = DB = DC
Bài 56sgk/80:
I/ Chữa bài tập :
Bài54:
Hs vẽ giao điểm các trung trực của tam giác 
(b) (c)
II/ Luyện tập :
Bài 55 :
D thuộc trung trực của AB nên DA = DB
Suy ra = Â1 , do đó = 1800- 2Â1 (1)
Tương tự D thuộc trung trực của ACnên DA = DC
Suy ra = Â2 , do đó = 1800 -2Â2 (2)
từ (1) và (2) suy ra :
 + = 3600 – 2( Â1 +Â2)=1800
 Vậy ba điểm B,C,D thẳng hàng 
Giải bài 56 :
 Trong một tam giác vuông , theo bài trên
ta có giao điểm của hai trung trực của hai cạnh góc vuông nằm trên cạnh huyền .
Vậy suy ra giao điểm này chính là trung điểm của cạnh huyền .
Do đó trung điểm của cạnh huyền cách đều ba đỉnh của tam giác vuông .
4./ Củng cố :
- Xem lại nội dung bài học
- Xem lại các bài tập đã giải
- Nhấn mạnh những chỗ hs thường sai sót để tránh
5./ HDVN 
-Bài vừa học : Xem lại các bài tập đã giải
 BTVN : Bài 57sgk/80
Xem hình 52 ( sgk trang 80 ) .
Lấy 3 diểm phân biệt trên đường viền, kẻ hai đoạn thẳng nối 3 điểm đó . Vẽ các 
 trung trực của hai đoạn thẳng này . Giao điểm hai trung trực là .. ? 
- Bài sắp học :
 Tiết sau : §9 . TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC 
Đường cao của tam giác là đường như thế nào ? Vẽ đường cao AH của tam giác ABC
NS : 18/4/2014 Tiết 63 TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO
ND : 25/4/2014 CỦA TAM GIÁC
A./ Mục tiêu :
ØKiến thức: 
 -NB : Giúp hs nắm vững khái niệm đường cao của một tam giác và thấy được mỗi tam giác có ba đường cao.
- TH : Đặc biệt nhận biết được đường cao của tam giác vuông , tam giác đều .
- VD : Biết tổng kết các kiến thức về các loại đường đông qui.
ØKỹ năng: Luyện cách dùng êke để vẽ đường cao của tam giác . 
 Qua vẽ hình nhận biết ba đường cao của một tam giác luôn luôn đi qua một điểm .Từ đó công nhận định lý về tính chất đồng qui của ba đừơng cao của tam giác và khái niệm trực tâm .
ØThái độ: Phán đoán, nhận xét, cẩn thận, chính xác khi suy luận tóan học .
 Rèn khả năng phân tích tìm tòi cách giải và trình bày ,chứng minh hình học tốt 
B./ Chuẩn bị :
°Giáo viên phấn màu, thước hai lề , ÊKe
	°Học sinh: Các dụng cụ học tập 
 Phương pháp : Gợi mở , nêu vấn đề
C./ Tiến trình lên lớp 
	1. Ổn định
	2. KTBC : Hãy vẽ đường cao của tam giác (nhớ lại khái niệm đã biết ở tiểu học)
- Đặt vấn đề :Ta đã biết ,trong một tam giác ,ba đường trung tuyến đồng qui ,ba đường phân giác đồng qui và ba đường trung trực cũng đòng qui tại một điểm . Còn đối với ba đường cao thì sao ?
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Đường cao của tam giác 
Hd hs xem và vẽ lại hình 53 ( sgk trang 81 ) !
Hs quan sát , Gọi AI là đương cao của ABC . Vậy thế nào là đường cao của một tam giác .
HS : Trả lời ( đoạn vuông góc kẻ từ một đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện )
Như vậy mỗi tam giác có bao nhiêu đường cao ?
* Hoạt động 2 :Tính chất ba đường cao của tam giác 
Hd hs thực hiện ?1
 Hd hs quan sát ,rút ra nhận xét ba đường cao có đi qua một điểm hay không ?
Hs phát biểu thừa nhận định lý sau !
Hd hs xem và vẽ lại các hình 54 a-b-c 
Hs rút ra nhận xét và gọi điểm H là trực tâm cuả tam giác !
* Hoạt động 3 : Về các đường cao , trung tuyến , trung trực , phân giác của tam giác cân 
Hd hs xét ABC cân tại A có AD là đường 
cao , xem có phải là trung trực ,phân giác ,trung tuyến  ứng với cạnh đáy ? 
Nhận xét !
Ngược lại , ta có nhận xét gì ?
Hd hs thực hiện ?2
 HOẠT ĐỘNG NHÓM
Đặc biệt đối với tam giác đều 
1/ Đường cao của tam giác :
Ta có AI BC .
Ta bảo AI là đường cao của ABC kẻ từ A .
 * Mỗi tam giác có ba đường cao .
2/ Tính chất ba đường cao của tam giác :
 ?1 Dùng Êke vẽ ba đường cao của tam giác :
Định lý : ( sgk trang 81 )
 Hình 54
Điểm H gọi là trực tâm của tam giác ABC
3/ Về các đường cao , trung tuyến , trung trực , phân giác của tam giác cân :
Tính chất :
Trong một tam giác cân ,đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác , đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó .
Nhận xét : ( sgk trang 82 )
 ?2 Hãy phát biểu và chứng minh các trường hợp còn lại của nhận xét trên !
 Đặc biệt đối với tam giác đều
 Trong một tam giác đều , 
 trọng tâm, trực tâm , điểm
 cách đều ba đỉnh , điểm nằm
 trong tam giác và cách đều 
 ba cạnh là bốn điểm trùng 
 nhau.
4./ Củng cố :
Bài tập 58sgk/83 :
Trong tam giác vuông ABC , vuông tại A, AB và AC là những đường cao . Bởi vậy, trực tâm của nó chính là đỉnh góc vuông A
Trong tam giác tù , có hai đường cao xuất phát từ hai đỉnh góc nhọn nằm bên ngoài tam giác nên trực tâm của tam giác tù nằm bên ngoài t/ giác
5./ HDVN 
- Bài vừa học : Học thuộc các định lí và tính chất 
 BTVN : Làm 59sgk/83 ( gv hướng dẫn )
- Bài sắp học : Luyện tập 
 Chuẩn bị các BT : 60;61;62 sgk/ 83
TUẦN 34
NS : 25/4/2014 Tiết 64 LUYỆN TẬP
ND : 29/4/2014
A./ Mục tiêu :
ØKiến thức: 
- NB : Phân biệt các loại đường đồng quy trong một tam giác
 - TH : Củng cố tính chất về đường cao , trung tuyến , trung trực , phân giác của tam giác cân 
 - VD : Vận dụng các tính chất này để giải bài tập
ØKỹ năng: Rèn luyện kỹ năng xác định trực tâm tam giác , kĩ năng vẽ hình theo đề bài , phân tích 
 và chứng minh bài toán hình
Ø Thái độ : Cẩn thận , chính xác khi giải toán
B./ Chuẩn bị :
°Giáo viên; phấn màu, ÊKe
	°Học sinh: Các dụng cụ học tập 
 Phương pháp : Luyện tập , nhóm
C./ Tiến trình lên lớp :
	1. Ổn định
	2. KTBC : - Phát biểu tính chất ba đường cao của tam giác?
- Phát biểu tính chất về đường cao , trung tuyến , trung trực , phân giác của tam giác cân ?
- Tính chất đặc biệt đối với tam giác đều ?
- Kiểm tra vở bài tập 3 hs
	3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 : Chữa bài tập 
Bài tập 59 :
HS : Đọc đề bài
GV : Muốn c/m NS LM ta c/m ntn ?
HS : Ta cần c/m NS là đường cao của LMN
GV : Làm thế nào để c/m NS là đường cao của LMN
HS : Trả lời
Cả lớp nhận xét
GV : Cho hs hoạt động nhóm để giải câu b)
HS : Thảo luận nhóm
GV : Đưa đáp án , hs kiểm tra bài giải
* Hoạt động 2 : Luyện tập 
Bài 60 :
Hd hs đọc đề ,vẽ hình và chứng minh .
Xét IKN ,do NJ IK , 
KM NI nên ?
 M trực tâm ?
Do đó theo định lý 1 ,suy ra đpcm !
Bài 61 ( sgk trang 83 ) :
HBC có AC HB , 
AC HB nên AB và AC
 là hai đường cao của nó .
Vậy A là gì của 
HBC ?
Tương tự B , C ?
I/ Chữa bài tập :
a) LMN cĩ hai đường cao LP v MQ gặp nhau tại S S l trực tm của LMN 
 NS l đường cao thứ ba NS LM
Bài 59sgk/83 :
b) MNQ có : 
MSP có : 
Mà + ( kề bù )
Nên :
II/ Luyện tập :
Bài 60sgk/83:
Xét IKN ,
do NJ IK , 
KM NI nên
NJ và KM là hai 
đường cao của IKN .
Hai đường cao này cắt nhau tại M nên M là trực tâm của IKN. Do đó theo định lý 1 , IM là đường cao thứ ba ,hay IM NK .
Bài 61 
HBC có AC HB , AC HB nên AB và AC là hai đường cao của nó . Vậy A là trực tâm của HBC.
Tương tự B , C là trực tâm của HAC và HAB .
4./ Củng cố :
- Phát biểu tính chất ba đường cao của tam giác?
- Phát biểu tính chất về đường cao , trung tuyến , trung trực , phân giác của tam giác cân ?
- Tính chất đặc biệt đối với tam giác đều ?
- Nhắc lại các kiến thức hs dễ sai sót và nhầm lẫn 
5./ : HDVN 
 - Bài vừa học : + Nắm lại các kiến thức đã học
 + Xem lại các bài tập đã giải
 + BTVN : Làm BT 62 sgk/ 83 
Xét ABC có góc B , C nhọn ; hai đường cao BP = CQ . Ta hãy chứng minh ABC cân tại A .
 HD : 
- Bài sắp học : Ôn tập chương III
 + Học và chuẩn bị trước bảng tổng kết các kiến thức cần nhớ
 + Soạn các câu hỏi ôn tập trang 86 sgk

File đính kèm:

  • docTIET 61;62;63;64.doc
Giáo án liên quan