Giáo án Đại số 7 - Tiết 42: Mặt phẳng tọa độ

Các trục Ox, Oy gọi là các trục toạ độ

+Ox gọi là trục hoành

+Oy gọi là trục tung

Điểm O gọi là gốc toạ độ

 Mặt phẳng có hệ trục toạ độ Oxy gọi là mp toạ độ Oxy.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 - Tiết 42: Mặt phẳng tọa độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§6. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
NS: 18/11/2013	Tuần: 15
ND: 19/11/2013	Tiết: 42
MỤC TIÊU :
Kiến thức : Hs nắm được mặt phẳng toạ độ, toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ.
Kĩ năng : Biết xác định một điểm trong mptđ. Biết toạ độ, hoành độ, tung độ của một điểm trong mptđ.
Thái độ : Thấy được ứng với mỗi điểm trong mặt phẳng có một toạ độ.
CHUẨN BỊ :
GV : SGK, phấn màu, thước thẳng.
HS : SGK, xem bài học trước ở nhà.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Ổn định lớp : (1’)
Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới :
TG
ND
HĐGV
HĐHS
5’
1. Đặt vấn đề:
Ví dụ 1: (SGK)
Ví dụ 2: (SGK)
Gv: Cho Hs đọc ví dụ 1
Gv: giải thích ví dụ 1 cho Hs hiểu.
GV: Cho Hs đọc ví dụ 2.
Gv: giải thích ví dụ 1 cho Hs hiểu.
Hs đọc ví dụ.
Hs nghe giải thích.
Hs đọc ví dụ
Hs nghe giải thích.
12’
17’
2. Mặt phẳng toạ độ :
Các trục Ox, Oy gọi là các trục toạ độ
+Ox gọi là trục hoành
+Oy gọi là trục tung
Điểm O gọi là gốc toạ độ
 Mặt phẳng có hệ trục toạ độ Oxy gọi là mp toạ độ Oxy.
3. Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ :
(1,5;3) gọi là toạ độ của điểm P. Kí hiệu : P(1,5;3)
Số 1,5 gọi là hoành độ, số 3 gọi là tung độ của điểm P
Trên mặt phẳng toạ độ :
+ Mỗi điểm M xác định một cặp số (xo, yo). Ngược lại, mỗi cặp số (xo, yo) xác định một điểm M
+ Cặp số (xo, yo) gọi là toạ độ của điểm M, xo là hoành độ và yo là tung độ của điểm M
Gv: Gọi Hs vẽ hai trục số Ox, Oy vuông góc với nhau và cắt tại O.
Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy.
Gv giới thiệu: Ox: trục hoành, Oy: trục tung, O: gốc tọa độ.
Gv: Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy được gọi là gì?
Gv giới thiệu chú ý.
Gv: Gọi Hs vẽ hệ trục tọa độ Oxy.
Gv hướng dẫn cho Hs cách vẽ điểm P trong mặt phẳng tọa độ Oxy.
Gv giới thiệu: (1,5;3) gọi là toạ độ của điểm P. Kí hiệu : P(1,5;3)
Số 1,5 gọi là hoành độ, số 3 gọi là tung độ của điểm P.
Gv: Cho Hs làm ?1 
Gọi hs lên bảng làm.
Qua ?1 Gv khái quát cho Hs cách xác định điểm M.
Gv: Cho Hs làm ?2 
Gọi hs làm.
Hs: vẽ hai trục số Ox, Oy vuông góc.
Hs nghe giới thiệu và ghi bài.
Gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy.
Hs nghe giới thiệu.
Hs vẽ hệ trục tọa độ.
Hs nghe hướng dẫn.
Hs nghe giới thiệu.
Hs: 
Hs hình thành cách xác định điểm M.
Hs:
O(0,0)
	4. Củng cố : (8’)
Gv : Cho Hs làm bài tập 32 (SGK, Tr 67).
Hs : Thực hiện theo yêu cầu.
Dặn dò : (2’)
 Về nhà học khái niệm hàm số.
 Làm bài tập 33 (SGK, trang 67).
 Chuẩn bị luyện tập (SGK, Tr 68).
Y Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTIET 42.doc