Giáo án Hình học 7 - Tiết 1, 2

A./ Mục tiêu :

1/Kiến thức:

- NB : củng cố định nghĩa và tính chất của hai góc đối đỉnh, đ/n hai góc kề bù.

- TH : vẽ và xác định cặp góc đối đỉnh

- VD : vận dụng tính chất hai góc đối đỉnh để tính số đo góc, so sánh hai góc.

2/Kỹ năng: vẽ và xác định cặp góc đối đỉnh, vận dụng tính chất hai góc đối đỉnh để tính số đo góc, so sánh hai góc.

3/Thái độ: rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy suy luận logic.

B/ Chuẩn bị

1/Đối với giáo viên:SGK, thước thẳng , thước đo góc, giấy rời.

2/Đối với học sinh:ôn nội dung bài học, giải bài tập luyện tập, thước đo góc, giấy rời.

3/ Phương pháp : Luyện tập , nhóm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 7 - Tiết 1, 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 13/8/2013
ND : 26/8/2013 chương I
 ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC – ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG 
 Tiết 1 HAI GÓC ĐỐI ĐỈNH
A./ Mục tiêu :
*Kiến thức: 
- NB : hiểu thế nào là hai góc đối đỉnh, nhận biết hai góc đối đỉnh trên hình vẽ, 
- TH : nắm vững tính chất bằng nhau của hai góc đối đỉnh.
- VD : vận dụng tính chất hai góc đối đỉnh để giải bài tập
 *Kỹ năng: vẽ được góc đối đỉnh với góc cho trước, nhận biết hai góc đối đỉnh trên hình vẽ, vận dụng tính chất hai góc đối đỉnh để giải bài tập
 *Thái độ: rèn luyện tính cẩn thận , chính xác, tư duy phân tích, suy luận lo gic.
B./ Chuẩn bị :
- Đối với giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo góc.
- Đối với học sinh: chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập , sách vở, thước đo góc.
- Phương pháp : Nhóm học tập
C./ Tiến trình lên lớp : :
1. Ổn định
2. KTBC :
3. Bài mới :
 Phương pháp
 Nội dung 
* Hoạt động 1 : Giới thiệu chương I hình học 
- Hai góc đối đỉnh
- Hai đường thẳng vuông góc
- Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng
- Hai đường thẳng song song
- Tiên đề Ơclide về đường thẳng song song
- Từ vuông góc đến song song
- Khái niệm định lí
* Hoạt động 2 :Thế nào là hai góc đối đỉnh 
-vẽ hình, nhận xét quan hệ về cạnh, về đỉnh của hai góc đối đỉnh? Làm ?1
HS:thảo luận , nêu nhận xétđịnh nghĩa.
GV: nêu định nghĩa hai góc đối đỉnh,
phân tích hình vẽ.
HS: đọc định nghĩa SGK
GV:Vẽ góc xOy, vẽ góc đối đỉnh với góc xOy ? 
HS: vẽ, nêu cách vẽ.
GV: hai góc Ô2 và Ô4 có phải làhai góc đối đỉnh? vì sao? Làm ?2
* Hoạt động 3 : Tính chất của hai góc đối đỉnh 
HS : Làm ?3
+dùng thước đo góc đo các góc hình 1
tính chất.
GV: có thể dùng lập luận để khẳng định tính chất trên?
HS: trình bày các bước chứng minh 
GV: ghi bảng , củng cố tính chất
HS: giải bài tập 1, lớp nhận xét bổ sung.
GV: sửa chữa , củng cố định nghĩa và tính chất.
HS: vẽ hình bài toán 3, nêu tên các cặp góc đối đỉnh.
GV: nêu các cặp cạnh là tia đối.
HS: nêu .Lớp nhận xét bổ sung.
GV: Sửa chữa, củng cố định nghĩa và cách nhận biết hai góc đối đỉnh
1/ Thế nào là hai góc đối đỉnh:
Ở hình 1 , hai đường thẳng xy và x/y/ cắt nhau tại O
Hai góc Ô1 và Ô3 là hai góc đối đỉnh 
*Định nghĩa:( SGK ) 
 Hình 1
2/ Tính chất của hai góc đối đỉnh :
Vì Ô1 và Ô2 kề bù
 nên Ô1 + Ô2 =1800 (1)
- Ô2 và Ô3 kề bù nên Ô2+ Ô3 =1800(2)
Từ (1)và(2) suy ra: Ô1= Ô3
*TÍNH CHẤT: 
Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
4./ Củng cố :
Bài tập :
v 
Bài 3: Hai cặp góc đối đỉnh là và 
5/ HDVN 
- Bài vừa học :+ học thuộc định nghĩa và tính chất của hai góc đối đỉnh.
 + Cách vẽ góc đối đỉnh với góc cho trước.
 + Bài tập về nhà:4, 5 SGK tr 82
 HD: Bài 5: vận dụng phần chứng minh hai góc đối đỉnh
- Bài sắp học : Luyện tập
 Chuẩn bị các bài tập 6;7sgk/83
D./ Kiểm tra
NS : 25/8/2013 Tiết 2 LUYỆN TẬP 
ND : 28/ 8/2013
A./ Mục tiêu :
1/Kiến thức: 
- NB : củng cố định nghĩa và tính chất của hai góc đối đỉnh, đ/n hai góc kề bù.
- TH : vẽ và xác định cặp góc đối đỉnh
- VD : vận dụng tính chất hai góc đối đỉnh để tính số đo góc, so sánh hai góc.
2/Kỹ năng: vẽ và xác định cặp góc đối đỉnh, vận dụng tính chất hai góc đối đỉnh để tính số đo góc, so sánh hai góc.
3/Thái độ: rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy suy luận logic.
B/ Chuẩn bị 
1/Đối với giáo viên:SGK, thước thẳng , thước đo góc, giấy rời.
2/Đối với học sinh:ôn nội dung bài học, giải bài tập luyện tập, thước đo góc, giấy rời.
3/ Phương pháp : Luyện tập , nhóm.
C./ Tiến trình lên lớp :
	1. Ổn định
	2. KTBC : 
- Thế nào là hai góc đối đỉnh ? Vẽ hình , đặt tên và chỉ ra các cặp góc đối đỉnh .
- Nêu tính chất của hai góc đối đỉnh ? Vẽ hình ? Bằng suy luận hãy giải thích vì sao hai góc đối đỉnh lại bằng nhau ?
	3. Bài mới :
 Phương pháp
 Nội dung 
* Hoạt động 1: Chữa bài tập 
để tính số đo góc, so sánh hai góc.
Bài 4sgk/82 
HS : Lên bảng thực hiện
Cả lớp theo dõi nhận xét
GV : Nhận xét , đánh giá
Bài 5:
HS : Đọc đề , lên bảng thực hiện
Cả lớp theo dõi nhận xét
GV : Nhận xét , đánh giá
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 6 sgk/83 :
GV:sửa bài kiểm tra,củng cố định nghĩa và tính chất,cách vẽ góc đối đỉnh,hai góc kề bù.
HS: đọc đề bài tập 6,vẽ hình giải bài tập, lớp nhận xét bổ sung.
GS: hướng dẫn, củng cố lập luận chứng minh tính chất,
Ap dụng giải bài tập , tính số đo góc.
Bài 7 
HS:đọc đề bài tập 7,vẽ hình, giải theo nhóm.
-Cử đại diện báo cáo kết quả.
GV: sửa chữa , củng cố định nghĩa và cách nhận biết hai góc đối đỉnh
Bài 8:
HS: đọc đề bài toán, vẽ hình,
lớp nhận xét bổ sung
GV: Phân tích hình vẽ, khắc sâu định nghĩa.
-Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh , đúng hay sai ?vì sao?
Bài 9sgk/83 
HS: đọc đề bài toán, vẽ hình, nêu cách vẽ?
-Lớp nhận xét thao tác vẽ
GV: sửa chữa, nhận xét cách vẽ góc vuông, góc đối đỉnh.
I/ Chữa bài tập :
Bài 4sgk/82 :
( vì đối đỉnh với )
Bài 5 :
b) Vẽ tia đối BC/ của tia BC . Ta có : 
c) Vẽ tia BA/ là tia đối của tia BA .
II/ Luyện tập :
Bài 6 sgk/83 
 Â3=Â1=470 ( Hai góc đối đỉnh) 
 Â1+Â2=1800 (Hai góc kề bù). 
Â2=1800_Â1= 1330
 Â4= Â2=1330 (Hai góc đối đỉnh)
Bài 7 :
Bài 8 :
Bài 9sgk/83 :
4./ Củng cố 
 - Nêu định nghĩa và tính chất hai góc đối đỉnh
 -Nêu các bước vẽ góc khi biết số đo
5./ HDVN 
- Bài vừa học : + học thuộc định nghĩa và tính chất hai góc đối đỉnh
 + Ôn cách vẽ góc khi biết số đo, vẽ góc đối đỉnh, góc kề bù, tìm số đo góc tạo
 bởi hai đường thẳng cắt nhau
 BTVN: bài 1, 5 tr 73, 74 SBT
 - Bài sắp học : Hai đường thẳng vuông góc
 Khi nào hai đường thẳng gọi là vuông góc ?
 Cách vẽ hai đường thẳng vuông góc, tìm hiểu định nghĩa và cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng.

File đính kèm:

  • docT 1;2.doc