Giáo án Hình học 6 - Tiết 25, 26

 Tiết 26: TAM GIÁC

I. MỤC TIÊU

* Kiến thức :

 + Nhận biết : -Biết được định nghĩa tam giác;Biết gọi tên và ký hiệu tam giác

 –Biết điểm nằm bên trong và bên ngoài tam giác

 + Thông hiểu :Hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác .

 + Vận dụng : Vận dụng giải các bài tập dddown giản .

* Kĩ năng : Rèn kĩ năng vẽ tam giác;Nhận biết điểm nằm bên trong và bên ngoài tam giác

* Thái độ: Vẽ hình cẩn thận, chính xác, tư duy tích cực .

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn, thước đo góc.

- Học sinh: Vở ghi, SGK, chuẩn bị thước đo góc.

- Phương pháp: Trực quan, tư duy, nêu vấn đề, suy luận.

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Tiết 25, 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30: Ngày soạn: 22 / 03/ 2013 Ngày dạy: 25/ 03/ 2013
 Tiết 25: ĐƯỜNG TRÒN 
I. Mục tiêu :
* Kiến thức :
 + Nhận biết :Biết các khái niệm đường tròn ,hình tròn, tâm ,cung tròn ,dây cung đường , bán kính.
 Biết được các điểm nằm trên , bên trong, bên ngoài đường tròn 
 + Thông hiểu : Hiểu được các khái niệm cung, dây cung, bán kính, đường kính.
 + Vận dụng : Vận dụng kiến thức giải các bài tập về đường tròn .
* Kĩ năng :Rèn kĩ năng sử dụng com pa thành thạo, kĩ năng vẽ đường tròn, cung tròn;
* Thái độ : Vẽ hình sử dụng com pa cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị :
* Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng, compa, mô hình.
* Học sinh: Vở ghi, SGK, chuẩn bị dụng cụ học tập.
- Phương pháp: Trực quan, tư duy, nêu vấn đề.
III/. Tiến trình dạy học 
 1/Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS 
 2/ Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra dụng cụ học sinh 
 3/ Bài mới : 
 PHƯƠNG PHÁP 
 NỘI DUNG 
GV: Dùng một đồ vật hình tròn và một đồ vật đường tròn để HS phân biệt và nhận ra hình tròn hay đường tròn.
GV: Vẽ hình lên bảng.
HS: Quan sát hình vẽ 
GV: Đường tròn là gì? Em hãy cho vài vi dụ về đường tròn trong thực tế?
HS: Trả lời. 
GV: Cho HS đọc định nghĩa SGK 
GV: Nhấn mạnh lại định nghĩa.
GV: Ghi kí hiệu lên bảng. 
GV: Khi nói đường tròn tâm I bán kính a cho ta biết điều gì? Kí hiệu như thế nào?
HS: Trả lời .
GV: Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa. 
GV: Em hãy quan sát hình 43b và cho biết điểm nào nằm trên, nằm trong, nằm ngoài đường tròn?
HS: Quan sát trả lời .
GV: Hình gồm tát cả các điểm nằm trên và trong đường tròn gọi là hình gì?
HS:Trả lời 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
HS: Nhận xét .
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho HS 
GV: Yêu cầu HS nêu khái niệm hình tròn.
HS: Thực hiện .
GV: Nhấn mạnh lại khái niệm.
GV? Em hãy lấy ví dụ về hình tròn trong thực tế?
GV: Hình tròn và đường tròn khác nhau chỗ nào?
HS: Trả lời .
GV: Vẽ hình lên bảng.
GV: Khi cho 2 điểm trên đường tròn thì đường thẳng đi qua 2 điểm đó chia đường tròn thành mấy phần?
HS: Trả lời 
GV: Mỗi phần như vậy người ta gọi là một cung. Đoạn thẳng nối hai điểm đó gọi là dây cung.
GV: Giới thiệu các yếu tố về cung và dây cung.
GV: Em có nhận xét gì về độ lớn của dây khi ba điểm A, O, B thẳng hàng? So sánh AB với R?
HS: Nhận xét và so sánh .
GV: Khi nào thì hai cung này bằng nhau?
 Dây cung lớn nhất khi nào?
HS: Trả lời 
GV: Cho HS nêu khái niệm bán kính, đường kính.
HS: Nêu khái niệm 
GV: Nhấn mạnh lại khái niệm.
GV: Cho HS đọc công dụng khác của compa
HS: Đọc .
GV: HD:HS dùng compa để s.s độ dài hai đoạn thẳng.
GV? Đường tròn là gì? Hình tròn là gì? Hình tròn và đường tròn khác nhau chỗ nào?
-Hướng dẫn HS làm bài tập 38 SGK.
HS:Trả lời và thực hiện 
GV: Chốt lại vấn đề.
1/ Đường tròn và hình tròn:
Khái niệm : Đường tròn tâm O , bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu: (O; R).
M là điểm nằm trên ( thuộc) đường tròn. 
N là điểm nằm bên trong đường tròn. 
P là điểm nằm bên ngoài đường tròn. 
Khái niệm:
 Hình tròn là hình gồm tát cả các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.
2. Cung và dây cung:
+ Hai điểm A, B nằm trên đường tròn tâm O. Hai điểm này chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần gọi là một cung tròn (gọi tắt là cung).
Hai điểm A, B là hai mút của cung.
Khi ba điểm O, A, B thẳng hàng thì mỗi cung là một nửa đường tròn.
+ Đoạn thẳng nối hai mút của cung gọi là dây cung (gọi tắt là dây).
Dây đi qua tâm là đường kính.
Đường kính dài gấp đôi bán kính.
3. Một công dụng khác của compa:
 -So sánh hai đoạn thẳng
 -Biết tổng độ dài hai đoạn thẳng 
ĐƯỜNG TRÒN 
Đường tròn và hình tròn 
 Hình tròn 
Đường tròn 
Cung và dây cung 
 Dây cung 
 Cung 
Một số dụng cụ khác của com pa 
4/ Củng cố : Bản đồ tư duy 
5/ Hướng dẫn tự học :
 * Bài vừa học : - Học thuộc và nắm chắc các khái niệm đường tròn , hình tròn , cung và dây cung 
 -Làm bài tập 39; 40 SGK;
 * Bài sắp học : “TAM GIÁC”
 Chuẩn bị : Thước , com pa , đọc và nghiên cứu trước bài học 
IV/ Kiểm tra :
TUẦN 31 Ngày soạn: 27 / 3/ 2013 Ngày dạy: 1 /04/ 2013
 Tiết 26: TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức : 
 + Nhận biết : -Biết được định nghĩa tam giác;Biết gọi tên và ký hiệu tam giác
 –Biết điểm nằm bên trong và bên ngoài tam giác
 + Thông hiểu :Hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác .
 + Vận dụng : Vận dụng giải các bài tập dddown giản .
* Kĩ năng : Rèn kĩ năng vẽ tam giác;Nhận biết điểm nằm bên trong và bên ngoài tam giác
* Thái độ: Vẽ hình cẩn thận, chính xác, tư duy tích cực .
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn, thước đo góc.
- Học sinh: Vở ghi, SGK, chuẩn bị thước đo góc.
- Phương pháp: Trực quan, tư duy, nêu vấn đề, suy luận.
III/. Tiến trình dạy học 
 1/Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS 
 2/ Kiểm tra bài cũ :
 HS1: Đường tròn và hình tròn là gì ? Làm bài tập 39/ SGK.
 3/ Bài mới : 
 PHƯƠNG PHÁP 
 NỘI DUNG 
GV: Vẽ hình lên bảng.
GV: Giới thiệu tam giác ABC .
 HS: Đọc khái niệm SGK 
GV? Tam giác ABC ký hiệu như thế nào?
Tam giác ABC có thể gọi là tam giác BCA có được không?
HS: Trả lời .
GV: Em hãy nêu các cách gọi khác của tam giác trên. 
HS: Thực hiện 
GV: Nêu các yếu tố của tam giác ABC.
GV? Quan sát hình vẽ và cho biết điểm M, N nằm trong hay nằm ngoài tam giác?
GV: Nếu cho tam giác MNP thì đó là hình như thế nào? Ba điểm M, N, P có quan hệ như thế nào với nhau.
HS: Suy nghĩ trả lời .
GV: Cho HS đọc ví dụ SGK 
GV: Tam giác ABC có những yếu tố nào? GV: Để vẽ tam giác ta vẽ như thế nào?
GV: Độ dài các cạnh là bao nhiêu? 
GV: Hướng dẫn HS cách vẽ tam giác ABC thoả mãn các yêu cầu của bài toán.
GV: Cho HS đứng tại chỗ trình bày cách thực hiện. 
HS: Một hs trình bày trên bảng 
GV: Uốn nắn sửa sai .
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
HS: Cả lớp cùng nhận xét sửa sai .
GV: Cho học sinh đọc đề bài và làm miệng BT 43/sgk.
GV: Cho học sinh đọc đề bài và làm BT 44/sgk.(theo nhóm)
GV: Bài toán yêu cầu gì?
Hãy vận dụng kiến thức đã học để điền vào chỗ trống hoàn thành các kết luận sau
GV: Cho học sinh lên bảng trình bày cách giải.
GV: cho học sinh nhận xét và bổ sung thêm
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh.
GV: Hình như thế nào gọi là tam giác? Tam giác có những yếu tố nào?
GV? Vẽ đoạn thẳng AB, AC, ta có rABC.
Hs : Thực hiện vẽ 
 A
 B C
1. Tam giác là gì?
Khái niệm: Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳnh AB, AC,BC khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng. 
 Tam giác ABC.
Kí hiệu: rABC.
+ Ba điểm A, B, C là ba đỉnh của tam giác
+ Ba đoạn thẳng AB, BC, CA là ba cạnh của tam giác.
+ Ba góc ABC, BCA, CAB là ba góc của tam giác.
M là điểm nằm trong tam giác; N là điểm nằm ngoài tam giác.
2. Vẽ tam giác:
Ví dụ : (SGK)
Cách vẽ: 
Vẽ đoạn thẳng BC=4cm
Vẽ cung tròn tâm B, bán kính 3cm
Vẽ cung tròn tâm C, bán kính 2cm
Lấy một giao điểm của hai cung trên , gọi giao điểm đó là A.
 - Vẽ đoạn thẳng AB, AC, ta có rABC.
 A
 B C
 4/ Củng cố : Bản đồ tư duy 
 Khái niệm 
 TAM GIÁC 
 Cách vẽ 
 5/ Hướng dẫn tự học :
 *Bài vừa học : - Học thuộc khái niệm , cách vẽ tam giác .
 - Làm các bài tập 45;46;47 SGK;
 * Bài sắp học : “ÔN TẬP CHƯƠNG II”
 Ôn lại các kiến thức trong chương.
 IV/ Kiểm tra :

File đính kèm:

  • docHình tiết 25-26.doc
Giáo án liên quan