Kế hoạch phụ đạo hhọc sinh yếu kém năm học 2009 - 2010

- BGH động viên giáo viên tăng buổi cho học sinh ngoài số buổi theo quy định của nhà trường.

- Tổ chức cho giáo viên đăng ký khoán phụ đạo học sinh yếu kém .

- Tăng cường kiểm tra sách vở, kết quả học tập của học sinh, phát hiện phân loại học sinh để có biện páp phụ đạo phù hợp đối với đối tượng học sinh.

- Chấm chữa bài đúng quy định để động viên khuyến khích học sinh học tập.Tăng cường kiểm tra đột xuất việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.

- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phụ huynh học sinh thông qua họp phụ huynh hàng kỳ,thông qua sổ liên lạc teo tháng, kịp thời thông báo kết qủ học tập của học sinh để phụ huynh nắm bắt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch phụ đạo hhọc sinh yếu kém năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kế hoạch phụ đạo hhọc sinh yếu kém 
 Năm học 2009- 2010
 I – Những căn cứ để xây dựng kế hoạch:
- Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ năm học 2009- 2010 của nhà trường.
- Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh.
- Căn cứ vào tình hình đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
 Trường THCS Thiệu Vũ xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém năm học 2009- 2010 như sau:
 II- Mục đích yêu cầu và đặc điểm tình hình:
1-Mục đích yêu cầu.
- Nhằm hệ thống hoá và khắc sâu kiến thức, kỹ năng giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của môn học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, góp phần hạn chế học sinh ngồi nhầm lớp.
- Nhằm thực hiện có hiệu quả hơn mục tiêu cấp học, đưa học tập phù hợp với điều kiện học sinh THCS.
2-Đặc điểm tình hình:
a/ Thuận lợi :
- Nhà trường Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng Giáo dục quan tâm tạo điều kiện nên không thiếu nhiều như những năm trước, đội ngũ giáo viên hiện có trẻ hoá và chuẩn hoá cao, ý thức và tinh thần làm việc tốt.
- Lãnh đạo nhà trường năng động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao và luôn trăn trở về chất lượng của học sinh.
- Cơ sở vật chất đảm bảo cho học một ca nên có phòng học cho hoạt động phụ đạo yếu kém vào ngoài giờ chính khoá. 
- Nhu cầu học tập của phụ huynh học sinh ngày càng cao.
- Phòng Giáo dục, lãnh đạo huyện và xã luôn quan tâm tạo điều kiện tốt nhất cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và học tập.
b/ Khó khăn :
- Đội ngũ giáo viên tuy không còn thiếu nhiều nhưng chưa đồng đều về chất lượng và chuyên ngành đào tạo nên việc phụ đạo cho học sinh chưa được thực hiện đồng đều ở các môn. 
- Chất lượng học sinh đầu vào vẫn còn nhiều em kém .
- Hầu hết các em đều là con em gia đình thuần nông nên điều kiện học tập của học sinh vẫn còn quá khó khăn, đồ dùng học tập còn thiếu nhiều.
- Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con cái đặc biệt là các gia đình thuộc hộ thuỷ cơ.
 III- Nội dung kế hoạch:
1-Công tác tuyên truyền:
- Ngay từ đâu năm học, nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy và phổ biến kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, giúp các em hiểu được mục đích của việc phụ đạo học sinh yếu kém, từ đó các em nhận thức được tầm quan trọng của việc học này .
- Sau khi phân loại học sinh nhà trường tổ chức họp phụ huynh triển khai kế hoạch phụ đạo yếu kếm để phụ huynh học sinh động viên con em tham gia học tập .
2-Kế hoạch cụ thể:
 Căn cứ vào chất lượng học sinh trong năm học và tình hình đội ngũ giáo viên, nhà trường lập kế hoạch phụ đạo yếu như sau:
a-Thời gian tổ chức thực hiện: 
 - Thực hiện ngay từ đầu năm học cho đến hết năm học.
 - Các môn phụ đạo theo lịch chung thực hiện 1 buổi/ tuần/ môn. 
b-Các môn phụ đạo: 
 Do đội ngũ giáo viên của nhà trường không đồng đều ở các bộ môn nên nhà trường chỉ tổ chức phụ đạo cho các em hai môn Ngữ Văn và Toán tại trường vào các buổi ngoài giờ chính khoá. Các môn còn lại giáo viên tự định hướng và ôn tập cho các em ở nhà. 
c- Phân công giáo viên dạy:
TT
Khối
Số HS 
 GV dạy Văn
GVdạy Toán
Các môn khác
1
6
TrịnhĐức Minh
QuáchThị Phương
2
7
Trịnh Đình Đại
Lê Thị Vân
3
8
Trịnh Thị Hạnh
Lê Xuân Sinh
4
9
Lê Thị Hợp
Lê Thị Hà
Lưu ý: Các bộ môn khác giáo viên dạy môn nào thì phụ trách bồi dưỡng học sinh môn đó.
3-Biện pháp và giải pháp thực hiện:
- BGH lập kế hoạch và triển khai kế hoạch đúng quy định.
- Thực hiện nghiêm túc chương trình giảng dạy, chỉ đạo giáo viên dạy đúng, dạy đủ chương trình.
-Kết hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh trong việc phụ đạo cho học sinh.
- BGH động viên giáo viên tăng buổi cho học sinh ngoài số buổi theo quy định của nhà trường.
- Tổ chức cho giáo viên đăng ký khoán phụ đạo học sinh yếu kém .
- Tăng cường kiểm tra sách vở, kết quả học tập của học sinh, phát hiện phân loại học sinh để có biện páp phụ đạo phù hợp đối với đối tượng học sinh.
- Chấm chữa bài đúng quy định để động viên khuyến khích học sinh học tập.Tăng cường kiểm tra đột xuất việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phụ huynh học sinh thông qua họp phụ huynh hàng kỳ,thông qua sổ liên lạc teo tháng, kịp thời thông báo kết qủ học tập của học sinh để phụ huynh nắm bắt.
- Xây dựng quy chế khen thưởng cho giáo viên, tập thể lớp vượt kết quả khoán ngay từ đầu năm học.
 IV- Điều chỉnh bổ sung:
 Thiệu Vũ, ngày3 tháng9 năm 2009.
 Hiệu trưởng.
 Nguyễn Thị Hương

File đính kèm:

  • docKH YEU KEM.doc
Giáo án liên quan