Giáo án Giáo dục kĩ năng sống Lớp 7 - Tiết 5-7, Chủ đề 2: Lắng nghe tích cực - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Đình Thi

Nhóm 1: TH1: Lớp trưởng đang phổ biến kế hoạch chuẩn bị kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và phân công nhiệm vụ cho các nhóm. Chiến chưa nghe rõ nhiệm vụ của nhóm mình.

- Chiến nên làm gì trong tình huống trên ? Vì sao ?

Nhóm 2: TH2: Tổ của Minh đang thảo luận để viết báo cáo về kết quả dự án "Môi trường xanh" mà nhóm đã thực hiện. Riêng bạn Tùng ngồi im nghe các bạn khác bàn bạc, không bình luận câu nào. Minh hỏi: cậu có ý kiến gì khác không ? Tùng ậm ừ không trả lời câu hỏi của bạn.

- Nếu em là bạn của Tùng, em sẽ khuyên Tùng như thế nào ?

- Nếu em là bạn của Phương, em sẽ khuyên Phương như thế nào ?

Nhóm 3: TH3: Hương đang hướng dẫn nhóm bạn gái thêu tranh chữ thập. Các bạn chăm chú lắng nghe Hương hướng dẫn, còn Phương thì gật gù: Tớ biết rồi, dễ ợt, việc gì phải nói chi tiết thế !

- Em có nhận xét gì về hành vi của Phương khi nghe hướng dẫn ?

Gv: Tổ chức cho H/s nhận xét đánh giá phần trả lời của nhau.

Gv: Tổ chức định hướng, tổng kết.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục kĩ năng sống Lớp 7 - Tiết 5-7, Chủ đề 2: Lắng nghe tích cực - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Đình Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Chủ đề 2 – Tiết 5
Lắng nghe tích cực 
 I. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh hiểu được thế nào là lắng nghe tích cực; vì sao phải lắng nghe tích cực; ý nghĩa của kĩ năng sống này.
- Làm thế nào để rèn luyện được kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Làm và hiểu được nội dung các bài tập trong tài liệu; biết vận dụng một cách hiệu quả kĩ năng lắng nghe tích cực trong học tập cũng như ngoài đời sống.
	- Biết nhận xét, đánh giá và góp ý để bạn bè thực hiện tốt hơn kĩ năng sống này.
II. Các kĩ năng cơ bản cần giáo dục:
- Lắng nghe tích cực, giao tiếp, cảm thông chia sẻ, tư duy phê phán, kiểm soát cảm xúc.
III. Phương pháp – kĩ thuật dạy học tích cực: 
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đóng vai, động não.
IV.Đồ dùng, phương tiện:
 - Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 7, bảng phụ, tài liệu tham khảo (nếu có).
V.Tiến trình các hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra
? Nêu biểu hiện của người biết lắng nghe tích cực ? ý nghĩa của lắng nghe tích cực ?
3. Bài mới
 Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tổ chức học sinh quan sát tranh trong tài liệu.
5. Quan sát tranh
Gv: tổ chức cho h/s quan sát các bức tranh trong tài liệu.
- Yêu cầu h/s trình bày kết quả trước lớp.
- Tổ chức nhận xét đánh giá lẫn nhau.
- Gv: định hướng, tổng kết.
+ Hình có hành vi thể hiện thái độ lắng nghe tích cực: 3,4,6
+ Hình có hành vi không thể hiện thái độ lắng nghe tích cực: 1,2,5
Hoạt động 2: Hướng dẫn tổ chức học sinh xử lý các tình huống.
6. Xử lý các tình huống.
Gv: tổ chức cho Hs tìm hiểu các tình huống theo 3 nhóm.
Nhóm 1: TH1: Lớp trưởng đang phổ biến kế hoạch chuẩn bị kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và phân công nhiệm vụ cho các nhóm. Chiến chưa nghe rõ nhiệm vụ của nhóm mình.
- Chiến nên làm gì trong tình huống trên ? Vì sao ?
Nhóm 2: TH2: Tổ của Minh đang thảo luận để viết báo cáo về kết quả dự án "Môi trường xanh" mà nhóm đã thực hiện. Riêng bạn Tùng ngồi im nghe các bạn khác bàn bạc, không bình luận câu nào. Minh hỏi: cậu có ý kiến gì khác không ? Tùng ậm ừ không trả lời câu hỏi của bạn.
- Nếu em là bạn của Tùng, em sẽ khuyên Tùng như thế nào ?
- Nếu em là bạn của Phương, em sẽ khuyên Phương như thế nào ?
Nhóm 3: TH3: Hương đang hướng dẫn nhóm bạn gái thêu tranh chữ thập. Các bạn chăm chú lắng nghe Hương hướng dẫn, còn Phương thì gật gù: Tớ biết rồi, dễ ợt, việc gì phải nói chi tiết thế !
- Em có nhận xét gì về hành vi của Phương khi nghe hướng dẫn ?
Gv: Tổ chức cho H/s nhận xét đánh giá phần trả lời của nhau.
Gv: Tổ chức định hướng, tổng kết.
- TH1: - Đợi cho lớp trưởng phổ biến xong, giơ tay xin ý kiến đề nghị lớp trưởng nhắc lại về nhiệm vụ của nhóm để được nắm rõ.
- TH2: Em sẽ khuyên bạn nên tỏ rõ ý thức tích cực trong việc trao đổi thảo luận và đóng góp ý kiến vào công việc chung của nhóm.
- TH3: + Hành vi của Phương là không nên vì nó thể hiện sự lắng nghe không tích cực, gây ảnh hưởng tới nhiệt tình của người nói cũng như không khí học tập của nhóm.
+ Nếu là bạn của Phương, em sẽ khuyên bạn không được xử sự như thế. Cần tỏ thái độ tôn trọng người nói bằng cách đặt mình vào vị trí của họ.Việc lắng nghe tích cực sẽ giúp mình nắm bắt và củng cố thêm thông tin bởi việc học không bao giờ là thừa cả.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổ chức học sinh thực hành 
7. Thực hành
Gv: Thông qua nội dung thực hành, gợi ý cách thể hiện như bức tranh trong tài liệu.
Gv: Yêu cầu h/s chia thành các nhóm nhỏ.
- Gv: chọn chủ điểm để h/s bốc thăm thể hiện
- Gv: Yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả ghi chép được sau khi thực hành.
- Gv: Nhận xét, đánh giá, tổng kết chung.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổ chức học sinh tự liên hệ.
 8. Tự liên hệ.
GV: tổ chức cho h/s nghiên cứu trao đổi và trả lời các câu hỏi:
?Em hãy tự đánh giá xem bản thân mình đã biết lắng nghe tích cực trong học tập và giao tiếp chưa ?
?Còn có những yêu cầu lắng nghe tích cực nào mà em chưa thực hiện được? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến việc tiếp thu bài và kết quả giao tiếp của em ?
? Em dự định sẽ thay đổi cách lắng nghe như thế nào ? Vì sao ?
Gv: Yêu cầu một số h/s trả lời các câu hỏi nêu trên.
Gv: Nhận xét, định hướng
Gv: Chốt lại nội dung kiến thức trong bài.
* Lời khuyên: 
 Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp. Lắng nghe tích cực tạo sự đồng cảm, thể hiện sự chấp nhận và thông cảm với những vấn đề của người nói; giúp bạn giành được lòng tin của người khác, cùng giải quyết hoặc thấu hiểu vấn đề của họ. Kĩ năng lắng nghe tích cực giúp cho việc học tập giao tiếp, thương lượng và hợp tác đạt hiệu quả hơn.
 Các biểu hiện của người biết lắng nghe tích cực:
- Chăm chú lắng nghe, không nói chuyện riêng/ làm việc riêng.
- Mắt nhìn về phía người nói.
- Đặt câu hỏi khi chưa hiểu rõ điều họ vừa trình bày hoặc muốn làm rõ thông tin.
- Biết đưa ra những nhận xét tích cực. mang tính xây dựng.
- Biết động viên, khích lệ người nói bắng ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, động tác phù hợp.
- Nhớ và tóm tắt được những thông tin chính đã nghe.
- Biết kiềm chế những cảm xúc, hành động tiêu cực trong quá trình lắng nghe.
5. Quan sát tranh
- H/s quan sát, nghiên cứu các tình huống thể hiện trong 6 bức tranh.
4
1
2
5
6
3
- H/s lựa chọn bức tranh có hành vi thể hiện thái độ lắng nghe tích cực. Phân tích cụ thể về hành vi đó.
- H/s trong lớp nhận xét đánh giá lẫn nhau.
6. Xử lý các tình huống.
 H/s tổ chức thành 3 nhóm theo yêu cầu của Gv.
- Các nhóm nghiên cứu, trao đổi trình bày ý kiến. (Phiếu học tập)
- Đại diện các nhóm trình bày các vấn đề theo sự phân công:
+ Nhóm 1: Trình bày kết quả nghiên cứu tình huống 1.
+ Nhóm 2: Trình bày kết quả nghiên cứu tình huống 2.
+ Nhóm 3: Trình bày kết quả nghiên cứu tình huống 3.
- H/s các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
- H/s lắng nghe và tiếp thu những nội dung trọng tâm.
7. Thực hành
- Lớp trưởng tổ chức lớp thành các nhóm nhỏ gồm 3 người.
- Học sinh thực hành nói và nghe tích cực theo 3 nội dung ứng với chủ điểm mà mình nhận được.
- Đại diện H/s của nhóm trình bày kết quả ghi chép sau thực hành.
8. Tự liên hệ.
- Lắng nghe, suy nghĩ trao đổi về nội dung các câu hỏi của phần tự liên hệ.
- Đưa ra câu trả lời trước lớp đối với nội dung nghiên cứu.
4. Củng cố
- Gv hệ thống những kiến thức trọng tâm trong tiết học.
5. Dặn dò
- Học, nắm vững những nội dung kiến thức trong bài.
- Rèn luyện những kĩ năng cơ bản liên quan tới chủ đề đang học.
- Đọc và chuẩn bị nội dung tiếp theo của chủ đề 3: Tình bạn
* Rút kinh nghiệm:
 Ký duyệt của tổ chuyên môn
 Ngày....tháng....năm 2015

File đính kèm:

  • docGiao_duc_KNS_7.doc