Giáo án Giáo dục kĩ năng sống Lớp 5 - Chủ đề 6: Vượt qua căng thẳng (3 tiết)

HĐ1: Tìm hiểu mục 3 : Các cách ứng phó tích cực và tiêu cực khi căng thẳng

Mục tiêu: Biết tô màu vào ô trống trước những cách em cho là làm giảm và tăng sự căng thẳng.

Cách tiến hành: Tiến hành cá nhân:

 - HS tô màu vào ô trống trước những cách em cho là làm giảm và tăng sự căng thẳng.

Chia sẻ trong nhóm về:

 + Một vài cách ứng phó của các em khi bị căng thẳng.

 + Cách ứng phó đó có giúp em vượt qua căng thẳng không? Cách ứng phó đó đã ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập, sinh hoạt, mối quan hệ của em với bạn bè và mọi người không?

 + Theo em, thế nào cách ứng phó tích cực? Cho ví dụ.

 + Thế nào là cách ứng phó tiêu cực? Cho ví dụ.

+ Thế nào là cách ứng phó tiêu cực? Cho ví dụ.

Kết luận: Có nhiều cách ứng phó khi căng thẳng. Có những cách ứng phó tích cực như: hít thở sâu; tâm sự, chia sẻ với bạn bè, người thân, thầy cô giáo; đến trung tâm tư vấn; đi dạo; tập thể dục; chơi thể thao; nghe nhạc; Có những cách ứng phó tiêu cực, như: đập phá đồ đạc, tài sản; đánh đập, xúc phạm danh dự của người khác; bỏ học; bỏ nhà đi bụi; uống rượu; sử dụng ma túy; tự hành hạ bản thân

HĐ2: Tìm hiểu mục 4 : Phân tích tình huống thực tế

Mục tiêu: Biết đưa ra nhận xét về cách ứng phó căng thẳng của các bạn nhỏ trong mỗi tình huống căng thẳng.

Cách tiến hành: HĐ trong nhóm :

- Mỗi nhóm đọc từng tình huống và tự nêu nhận xét theo cá nhân- nhóm đôi- nhóm

 - Trình bày và cho các nhóm nhận xét.

Kết luận: Khi bị căng thẳng chúng ta thường cảm thấy lo lắng, hồi hộp, buồn bã, giận dữ, tức giận, tuyệt vọng, chán nản, hoảng hốt, , ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, học tập và công việc của bản thân.Tuy nhiên, việc lựa chọn cách ứng phó cần phù hợp với từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục kĩ năng sống Lớp 5 - Chủ đề 6: Vượt qua căng thẳng (3 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo dục kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 6: VƯỢT QUA CĂNG THẲNG(t1)
I. Yªu cÇu cÇn ®¹t 
 - Liệt kê được một số tình huống thường gây căng thẳng cho con người trong cuộc sống và những ảnh hưởng của căng thẳng đối với sức khỏe và cuộc sống của cá nhân.
Có ý thức sống lành mạnh, khoa học để hạn chế tình huống gây căng thẳng.
II.Tµi liÖu vµ phƯ¬ng tiÖn
- VBT kĩ năng sống 5
III. Ho¹t ®éng d¹y häc
A. Giới thiệu bài: 
B. Các hoạt động
HĐ1: Tìm hiểu mục 1 : Những tình huống khi căng thẳng
Mục tiêu: Biết khoanh tròn vào chữ số trước những tình huống em thường bị căng thẳng.
Cách tiến hành:Chia sẻ với cả lớp:
 Em có thường bị căng thẳng trong học tập hay trong cuộc sống hằng ngày không? Hãy nhớ lại một tình huống em đã bị căng thẳng và khoanh tròn vào chữ số trước những tình huống em thường bị căng thẳng và cho biết:
+ Tình huống đó xẩy ra như thế nào?
+ Em cảm thấy như thế nào khi đó? 
- Thảo luận lớp:
1) Qua chia sẻ của các bạn, em thấy tình huống gây căng thẳng cho mọi người có hoàn toàn giống nhau không? Vì sao? 
2) Khi bị căng thẳng, chúng ta thường cảm thấy như thế nào?
Kết luận:Trong cuộc sống, có nhiều tình huống gây căng thẳng cho con người. Tuy nhiên, tình huống gây căng thẳng đối với mọi người không hoàn toàn giống nhau. 
HĐ2: Tìm hiểu mục 2 : Tâm trạng khi căng thẳng
Mục tiêu: Biết khoanh tròn vào chữ số trước những tâm trạng em thường bị căng thẳng.
Cách tiến hành: Chia sẻ trong nhóm và với cả lớp:
Khi căng thẳng em thường có tâm trạng như thế nào?
HS chia sẻ trong nhóm
- Trình bày và cho các nhóm nhận xét.
Kết luận: Khi bị căng thẳng, cơ thể chúng ta thường có những biểu hiện như: đau đầu, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh, toát mồ hôi, mỏi mệt, ăn không ngon, mất ngủ, ngủ hay bị ác mộng,  Đồng thời, chúng ta thường cảm thấy lo lắng, hồi hộp, buồn bã, giận dữ, tức giận, tuyệt vọng, chán nản, hoảng hốt,, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, học tập và công việc của bản thân.
Giáo dục kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 6: VƯỢT QUA CĂNG THẲNG(T2)
I. Yªu cÇu cÇn ®¹t 
- Biết các cách ứng phó với căng thẳng, phân biệt được ứng phó tích cực và tiêu cực
- Nhận xét được được một số tình huống thường gây căng thẳng cho con người trong cuộc sống và những ảnh hưởng của căng thẳng đối với sức khỏe và cuộc sống của cá nhân.
Có ý thức sống lành mạnh, khoa học để hạn chế tình huống gây căng thẳng.
II.Tµi liÖu vµ phƯ¬ng tiÖn
- Chuẩn bị các tình huống
- VBT kĩ năng sống 5
III. Ho¹t ®éng d¹y häc
A. Giới thiệu bài: 
III. Ho¹t ®éng d¹y häc
A. Giới thiệu bài: 
B. Các hoạt động
HĐ1: Tìm hiểu mục 3 : Các cách ứng phó tích cực và tiêu cực khi căng thẳng
Mục tiêu: Biết tô màu vào ô trống trước những cách em cho là làm giảm và tăng sự căng thẳng.
Cách tiến hành: Tiến hành cá nhân:
 - HS tô màu vào ô trống trước những cách em cho là làm giảm và tăng sự căng thẳng.
Chia sẻ trong nhóm về:
 + Một vài cách ứng phó của các em khi bị căng thẳng.
 + Cách ứng phó đó có giúp em vượt qua căng thẳng không? Cách ứng phó đó đã ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập, sinh hoạt, mối quan hệ của em với bạn bè và mọi người không?
 + Theo em, thế nào cách ứng phó tích cực? Cho ví dụ.
 + Thế nào là cách ứng phó tiêu cực? Cho ví dụ.
+ Thế nào là cách ứng phó tiêu cực? Cho ví dụ.
Kết luận: Có nhiều cách ứng phó khi căng thẳng. Có những cách ứng phó tích cực như: hít thở sâu; tâm sự, chia sẻ với bạn bè, người thân, thầy cô giáo; đến trung tâm tư vấn; đi dạo; tập thể dục; chơi thể thao; nghe nhạc; Có những cách ứng phó tiêu cực, như: đập phá đồ đạc, tài sản; đánh đập, xúc phạm danh dự của người khác; bỏ học; bỏ nhà đi bụi; uống rượu; sử dụng ma túy; tự hành hạ bản thân 
HĐ2: Tìm hiểu mục 4 : Phân tích tình huống thực tế
Mục tiêu: Biết đưa ra nhận xét về cách ứng phó căng thẳng của các bạn nhỏ trong mỗi tình huống căng thẳng.
Cách tiến hành: HĐ trong nhóm :
- Mỗi nhóm đọc từng tình huống và tự nêu nhận xét theo cá nhân- nhóm đôi- nhóm
 - Trình bày và cho các nhóm nhận xét.
Kết luận: Khi bị căng thẳng chúng ta thường cảm thấy lo lắng, hồi hộp, buồn bã, giận dữ, tức giận, tuyệt vọng, chán nản, hoảng hốt,, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, học tập và công việc của bản thân.Tuy nhiên, việc lựa chọn cách ứng phó cần phù hợp với từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
IV.Cñng cè- dÆn dß
Giáo dục kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 6: VƯỢT QUA CĂNG THẲNG(T3)
I. Yªu cÇu cÇn ®¹t 
- Biết các cách ứng phó với căng thẳng, phân biệt được ứng phó tích cực và tiêu cực
- Nhận xét được được một số tình huống thường gây căng thẳng cho con người trong cuộc sống và những ảnh hưởng của căng thẳng đối với sức khỏe và cuộc sống của cá nhân.
Có ý thức sống lành mạnh, khoa học để hạn chế tình huống gây căng thẳng.
II.Tµi liÖu vµ phƯ¬ng tiÖn
- Chuẩn bị các tình huống-ChuÈn bÞ c¸c h×nh t×nh huèng môc 4
- VBT kĩ năng sống 5
III. Ho¹t ®éng d¹y häc
A. Giới thiệu bài: 
B. Các hoạt động
HĐ1: Tìm hiểu mục 5 : Xử lí tình huống
Mục tiêu: Biết tìm cách ứng phó phù hợp để vượt qua căng thẳng trong một tình huống cụ thể
Cách tiến hành: Tiến hành thảo luận nhóm:
Mỗi nhóm thảo luận, tìm cách ứng phó phù hợp để vượt qua căng thẳng trong một tình huống dưới đây.
Tình huống 1: Giờ kiểm tra Toán, Quân loay hoay mãi không làm được bài. Quân yêu cầu bạn Ban ngồi bên cạnh cho mình chép bài nhưng Ban từ chối. Quân rất tức giận gọi Ba là “Đồ ích kỉ”, “Đồ tồi” và xui các bạn trong nhóm không chơi với Ban khiến Ban rất căng thẳngTheo em, Ban nên làm thế nào để vượt qua được tình trạng này?
Tranh minh họa tình huống 1: 
Cảnh sân trường trong giờ ra chơi. Quân đang nói với ba bạn HS khác: Nó là “Đồ ích kỉ”, “đồ tồi”. Đừng chơi với nó!
Cách đấy không xa, Ban đứng một mình, vẻ rất buồn và tức giận.
Tình huống 2: Trên đường đi học về, Huy gặp một nhóm thanh niên hư hỏng. Họ ép đưa Huy vào một con hẻm nhỏ vắng người, lục cặp sách lấy hết tiền mừng tuổi Huy dành dụm để mua sách truyện. Họ còn bắt Huy ngày mai cùng phải mang tiền đến nộp cho họ và đe dọa nếu nói cho ai biết họ sẽ đánh... Huy về đến nhà mà vẫn rất sợ hãi và căng thẳng
Theo em, Huy nên làm gì để vượt qua được căng thẳng? 
Tranh minh họa tình huống 2:
Cảnh ở một con hẻm nhỏ, ba thanh niên mới lớn, ăn mặc ngổ ngáo đang uy hiếp em Huy (mặc đồng phục HS, cổ đeo khăn đỏ, vẻ mặt rất sợ hãi). Hai tên đang lục lọi cặp sách của em Huy để lấy tiền; còn một tên thì đang túm ngực áo Huy đe dọa: Mày mà nói hở ra, bọn tao đánh chết, nghe chưa!
- Các nhóm lên trình bày. Nhóm khác nhận xét.
HĐ2: Tìm hiểu mục 6 : Thực hành đóng vai theo nhóm
Mục tiêu: Biết cùng các bạn trong nhóm xây dựng kịch bản và đóng vai trong hai tình huống ở VBT
Cách tiến hành: HĐ trong nhóm :
- Mỗi nhóm đọc từng tình huống và xây dựng kịch bản và đóng vai trong hai tình huống ở VBT
 - Trình bày và cho các nhóm nhận xét.
Kết luận: Khi bị căng thẳng chúng ta thường cảm thấy lo lắng, hồi hộp, buồn bã, giận dữ, tức giận, tuyệt vọng, chán nản, hoảng hốt,, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, học tập và công việc của bản thân.Tuy nhiên, việc lựa chọn cách ứng phó cần phù hợp với từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
IV.Cñng cè- dÆn dß
 - 

File đính kèm:

  • docKi_nang_song_5_Chu_de_6_Vuot_qua_cang_thang.doc