Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Tôn trọng lẽ phải

Hoạt động 1: TÌM HIỂU PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ

* Mục tiêu:

- HS thấy được tấm gương biết tôn trọng lẽ phải trong trong công việc của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích.

- Phương pháp: Thuyết trình, Đàm thoại

 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

* Cách tiến hành:

GV mời một học sinh đọc truyện về quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích và đặt những câu hỏi để khai thác ý nghĩa truyện đọc.

Những việc làm của tên tri huyện Thanh Ba và với tên nhà giàu và người nông dân ?

Khi người dân kêu oan, quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích đã có những hành động gì ?

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Tôn trọng lẽ phải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 - Bài 1
TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.
- Nêu được một số biểu hiện tôn trọng lẽ phải.
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải.
- Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
2. Về kỹ năng:
Biết suy nghĩ và hành động về lẽ phải.
3. Về thái độ:
- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ người làm theo lẽ phải
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm tráii đạo lý của dân tộc.
II. KĨ NĂNG SỐNG, PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG BÀI
1. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- Kĩ năng phân tích, so sánh.
- Kĩ năng tự tin.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, hợp tác.
2. Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong bài
- Thuyết trình.
- Đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
- Động não.
3. Phương tiện dạy học
- SGK và SGV Giáo dục công dân 8
- Sách Giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường THCS
- Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Giáo dục công dân ở trường THCS
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra vì đây là bài học đầu tiên của năm học)
3. Giúp HS lĩnh hội kiến thức bài mới.
 3.1 Giới thiệu bài 
- GV nhắc lại một cách khái quát nội dung chương trình môn GDCD lớp 6 và 7 đã học. Trên cơ sở đó giới thiệu chung về nội dung chương trình của môn GDCD lớp 8 đưa và yêu cầu đối với học sinh trong quá trình học tập môn học này.
- GV dẫn nhập vào bài học mới: Cũng giống như cấu trúc chương trình lớp 6 và 7, chương trình môn GDCD lớp 8 cũng bao gồm hai phần: đạo đức và pháp luật. Phần đạo đức sẽ bao gồm một số chuẩn mực, phẩm chất và hành vi đạo đức. Một trong những phẩm chất rất quan trọng của con người và có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống hiện đại đó là phẩm chất biết tôn trọng lẽ phải. Hầu hết những vĩ nhân có phẩm chất đạo đức đáng kính trọng đều là những con người luôn tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; không chấp nhận và không làm những việc sai trái. Bài học đầu tiên của chương trình môn GDCD lớp 8 sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về phẩm chất đạo đức quan trọng này.
3.2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: TÌM HIỂU PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 
* Mục tiêu:
- HS thấy được tấm gương biết tôn trọng lẽ phải trong trong công việc của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích.
- Phương pháp: Thuyết trình, Đàm thoại
 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
* Cách tiến hành:
GV mời một học sinh đọc truyện về quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích và đặt những câu hỏi để khai thác ý nghĩa truyện đọc.
Những việc làm của tên tri huyện Thanh Ba và với tên nhà giàu và người nông dân ?
Khi người dân kêu oan, quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích đã có những hành động gì ?
Em có nhận xét gì về quan Tuần phủ qua sự việc trên  ?
GV khắc sâu khái niệm bằng cách yêu cầu HS cho thêm vài ví dụ về những điều được xem là lẽ phải trong cuộc sống. 
Hoạt động 2: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM LẼ PHẢI 
* Mục tiêu:
- HS hiểu được thế nào là lẽ phải và một số biểu hiện của nó.
- Phương pháp : Động não
 - Kĩ năng phân tích, so sánh.
* Cách tiến hành: 
GV yêu cầu mối HS đưa ra một số quan điểm, sự việc, cách nghĩ được dư luận coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của toàn xã hội (GV chuẩn bị một số phương án để lầm mẫu cho HS). Ví dụ :
- Không hút thuốc nơi công cộng.
- Danh thời gian đỡ đần công việc nhà cho bố mẹ.
- Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình.
GV tập hợp các ý kiến của HS trên bảng phụ và hỏi: Em hãy chỉ ra những đặc điểm chung của những trường hợp ấy ?
Trên cơ sở kết quả trả lời, GV giúp HS rút ra khái niệm lẽ phải, tôn trọng lẽ phải và ghi bảng
Hoạt động 3: TÌM HIỂU BIỂU HIỆN VÀ Ý NGHĨA CỦA TÔN TRỌNG LẼ PHẢI 
* Mục tiêu:
- HS hiểu được biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cá nhân và xã hội
- Phương pháp: Thảo luận nhóm
 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, tự tin và giao tiếp, ứng xử, hợp tác.
* Cách tiến hành:
GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 HS, phân công vị trí chỗ ngồi và hỗ trợ các nhóm làm việc.
Hết giờ thảo luận, GV tổ chức cho các nhóm đưa ra kết quả làm việc và tranh luận lẫn nhau:
1. Trong quá trình tranh luận trên lớp, để thể hiện sự tôn trọng lẽ phải, em nên thế nào?
a. Phê phán những ý kiến sai trái 
b. Đồng ý với ý kiến được nhiều người đưa ra
c. Không bao giờ đưa ra ý kiến của mình.
d. Bảo vệ ý kiến của mình đến cùng mà không quan tâm đến ý kiến của người khác.
2. Khi bạn thân của em mắc khuyết điểm, để thể hiện sự tôn trọng lẽ phải, em nên thế nào?
a. Bỏ qua khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường.
b. Xa lánh, không chơi với bạn.
c. Chỉ rõ cái sai cho bạn
d. Phân tích cái sai và giúp bạn sửa chữa khuyết điểm.
3. Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?
a) Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.
b) Chỉ làm những việc mà mình thích.
c) Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình.
d) Gió chiều nào theo chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai.
e) Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải;
 f) Bực tức và phê phán gay gắt những người không có cùng quan điểm với mình.
Từ kết quả trả lời của HS, GV yêu cầu HS chỉ ra những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải
GV kết luận và ghi bảng:
GV chú ý nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải qua một số ví dục cụ thể.
4. Tình huống: Con ông Nam vi phạm pháp luật nhưng không dám ra đầu thú với chính quyền lại sống lén lút trong nhà. Nhìn ánh mắt lo sợ của con, ông Nam vừa thương vừa, vừa giận. Ông không biết nên làm thế nào cho trọn lý vẹn tình.
Theo em, ông Nam nên giải quyết sự việc như thế nào cho đúng ?
Từ kết quả giải quyết tình huống, GV gợi mở để HS tự rút ra ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải
GV kết luận và ghi bảng:
HS đọc tuyện và trả lời câu hỏi dưới sự dẫn dắt của GV:
 - Ăn hối lộ của tên nhà giàu.
- Ức hiếp dân nghèo (bắt giam và khép tội gây rối trị an)
- Xử án không công bằng đổi trắng thay đen.
- Phái người đi điều tra.
- Bắt tên nhà giàu trả ruộng cho nông dân
- Phạt tiền nhà giàu vì tội hối lộ, ức hiếp.
- Cách chức tri huyện Thanh Ba.
- Kiên quyết không nghe theo lời xin giảm án của quan Hình bộ Thượng thư – anh ruột của tên quan huyện Thanh Ba.
Việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích thể hiện rõ tinh thần tôn trọng lẽ phải. Ông đã nêu cao quan điểm thượng tôn pháp luật, bênh vực và bảo vệ những điều hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội
HS trả lời và tranh luận:
- Trai làm chi, gái làm chi/ Đứa nào có nghĩa có nghì thì hơn.
- Dù gái hay trai, chỉ hai là đủ.
- Uống nước nhớ nguồn
- Thường xuyên dọn vệ sinh đường phố.
- Nghiên cứu nghiêm túc nội quy của trường đầu năm học.
- Kính già mến trẻ.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Đều là những việc làm đúng đắn.
- Phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của toàn xã hội.
HS nhanh chóng hình thành nhóm và thảo luận theo các câu hỏi
Đáp án đúng: a
Đáp án đúng: d.
Đáp án đúng: a, e.
- Công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn.
- Điều chỉnh suy nghĩ và hành vi theo hướng tích cực.
 Ông Nam nên khuyên bảo con trai của mình dũng cảm nhận lỗi lầm bằng cách khai báo với chính quyền địa phương. Sau đó, giúp đỡ con trai mình sữa chữa lỗi lầm bằng những hành động thiết thực. 
1. Đặt vấn đề 
2. Nội dung bài học
a. Khái niệm 
- Lẽ phải là những đều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích của xã hội.
- Tôn trọng là bảo vệ, công nhận, tuân theo và ủng hộ những điều đúng đắn.
- Điều chỉnh suy nghĩ và hành vi theo hướng tích cực.
- Không chấp nhận những việc làm sai trái.
b. Biểu hiện 
- Chấp hành tốt nội quy, quy định nơi mình sống, học tập và làm việc.
- Không nói sai sự thật.
- Không vi phạm đạo đức và pháp luật.
- Biết đồng tình, ủng hộ quan điểm đúng, phản đối quan điểm và việc làm sai.
c. Ý nghĩa:
- Giúp con người có cách cư xử phù hợp.
- Làm lành mạnh mối quan hệ xã hội.
- Thúc đẩy xã hội phát triển .
3.3. Củng cố 
Hoạt động 4: CỦNG CỐ NỘI DUNG BÀI HỌC
* Mục tiêu:
- HS khái quát được nội dung cơ bản của bài.
- Đánh giá được những cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
- Phương pháp: Đàm thoại
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng và phân tích, so sánh.
* Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS giải bài tập sau:
Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng:
Phương án lựa chọn
Đúng
Sai
1. Lẽ phải là những điều phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của dân tộc.
2. Lẽ phải là tất cả những gì xưa kia ông bà đã công nhận và tuân theo.
3. Tôn trọng lẽ phải là biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp hoàn cảnh đôi khi đi ngược lại với đạo lý
4. Tôn trọng lẽ phải sẽ gây ra mâu thuẫn, mất đoàn kết
5. Lẽ phải cần được con người tôn trọng dù sống ở bất cứ xã hội nào 
Gợi ý trả lời: 
Câu đúng: 1; 5.
Câu sai: 2; 3; 4.
 3.4. Dặn dò
GV yêu cầu HS:
- Hoàn thành các bài tập còn lại ở SGK.
- Đọc phần đặt vấn đề và tự trả lời trước những câu hỏi của bài Liêm khiết

File đính kèm:

  • docBai 1 Ton trong le phai_12754772.doc