Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 10: Tự lập - Năm học 2019-2020

Hoạt động 1: Đặt vấn đề (15’)

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề .

 GV : Gọi hs đọc phần đặt vấn đề .

? Em có suy nghĩ gì sau khi theo dõi câu chuyện trên

? Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với chỉ hai bàn tay trắng

? Việc làm trên của Bác Hồ thể hiện đức tính gì

? Tìm một vài biểu hiện của tính tự lập trong học tập

? Tìm một vài biểu hịên của tính tự lập trong lao động

? Tìm một và biểu hiện của tính tự lập trong công việc, trong sinh hoạt hằng ngày

GV: Kết luận

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 10: Tự lập - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1 – QUAN HỆ VỚI BẢN THÂN 
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
	1. Kiến thức
- Học sinh nêu được một số biểu hiện của tính tự lập .
 	- Giải thích được bản chất của tính tự lập .
 	- Phân tích được ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân , gia đình và xã hội 
- Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết, phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày .
- Vì sao cần phải sống liêm khiết, muốn sống liêm khiết cần làm gì?
	2. Kỹ năng
- Học sinh biết tự lập trong học tập , lao động và trong sinh hoạt cá nhân .
- Học sinh có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết
	3. Thái độ
- Học sinh thích sống độc lập, không đồng tình với lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác .
- Học tập tấm gương những người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết.
Số tiết: 2; Lý thuyết: 02 tiết
 Tuần: 1 Tiết: 1 Ngày dạy: /8/2019
BÀI 10 - TỰ LẬP
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
- Học sinh nêu được một số biểu hiện của tính tự lập .
 	- Giải thích được bản chất của tính tự lập .
 	- Phân tích được ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân , gia đình và xã hội 
	2. Kỹ năng
- Học sinh biết tự lập trong học tập , lao động và trong sinh hoạt cá nhân.
	3. Thái độ
- Học sinh thích sống độc lập, không đồng tình với lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác .
4. Định hướng năng lực
- Rèn năng lực tự bản thân giải quyết các vấn đề trong thực tiễn lao động, sản xuất, sinh hoạt
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, sách giáo khoa
2. Học sinh
- SGK, vở ghi
	3. Liên môn
	Môn ngữ văn: ca dao tục ngữ nói về tính tự lập
 - Tự lực cánh sinh
 - Làm người ăn tối lo mai
 - Việc mình hỗ dễ để ai lo cùng.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
(Ổn định, điểm danh: 8A: /...; 8B: /..)
2. Kiểm tra bài cũ 
- Không kiểm tra
3. Bài mới (40’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (15’)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề .
 GV : Gọi hs đọc phần đặt vấn đề .
? Em có suy nghĩ gì sau khi theo dõi câu chuyện trên 
? Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với chỉ hai bàn tay trắng 
? Việc làm trên của Bác Hồ thể hiện đức tính gì 
? Tìm một vài biểu hiện của tính tự lập trong học tập 
? Tìm một vài biểu hịên của tính tự lập trong lao động 
? Tìm một và biểu hiện của tính tự lập trong công việc, trong sinh hoạt hằng ngày
GV: Kết luận
HS: Đọc thông tin trong sgk
HS: Nêu suy nghĩ 
HS: Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng vì :
- Bác Hồ có sẵn lòng yêu nước .
- Bác Hồ có lòng quyết tâm hăng hái của tuổi trẻ , tin vào chính mình ,sức mình , không sợ khó khăn gian khổ, có ý chí tự lập cao .
HS: Đức tính tự lập .
HS: Biểu hiện của tính tự lập
- Tự mình đến lớp .
- Tự mình làm bài tập .
- Học thuộc bài khi lên bảng .
HS: Biểu hiện của tính tự lập trong lao động
- Một mình chăm sóc em cho mẹ đi làm .
- Trực nhật lớp một mình .
HS : Tính Tự lập trong sinh hoạt
- Tự giặt quần áo .
- Tự chuẩn bị đồ dựng học tập. bữa sáng...
HS: Ghi
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học (15’)
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học 
1. Tự lập là gì?
GV: Gọi học sinh đọc thông tin trong SGK
GV: Đặt câu hỏi
?Tự lập là gì? Tự lập thể hiện điều gì
GV nhận xét và kết luận
2. Ý nghĩa của tính tự lập
GV: Đặt câu hỏi
? Tự lập có ý nghĩa như thế nào 
? Phân tích tác dụng của tính tự lập
GV đưa ra kết luận
3. Rèn luyện tính tự lập như thế nào?
GV: Đặt câu hỏi
? Học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tính tự lập như thế nào 
? Trong học tập rèn luyện tính tự lập ntn
? Trong lao động rèn luyện tính tự lập 
GV: Kết luận
HS: Đọc thông tin sgk
HS: Tự lập là tự làm lấy , tự giải quyết công việc của mình , tự lo liệu , tạo dựng cho cuộc sống của mình ; không trông chờ , dựa dẫm , phụ thuộc vào người khác 
HS: Ghi chép bài vào vở
HS : Tính tự lập có ý nghĩa
- Tự lập thể hiện sự tự tin , bản lĩnh cá nhân dám đương đầu với những khó khăn thử thách , ý chí nỗ lực phấn đấu , vươn lên trong học tập , trong công việc và trong cuộc sống.
- Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.
HS: Phân tích
HS: Ghi
HS: Học sinh cần rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường trong học tập công việc và sinh hoạt hằng ngày.
HS: Tự học, tự tìm tòi, không ỉ lại, thấy bài khó không nản chí
HS: Trong lao động
- Có ý thức tự hoàn thành công việc được giao, không trốn tránh...
- Tự làm các công việc vệ sinh cá nhân, giúp đỡ bố mẹ và gia đình các công việc của nhà
HS: Ghi
Hoạt động 3: Luyện tập (10’)
GV: Hướng dẫn hs luyện tập .
Bài 2: 
GV: Treo bảng phụ bài tập2
GV: gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
GV: Gọi một học sinh làm bài tập
GV: Gọi học sinh khác nhận xét
Gv : Kết luận bài tập đúng .
Những ý kiến đúng: c, d, đ, e.
HS: Nghe giáo viên hướng dẫn
HS: Đọc yêu cầu bài tập
HS: đánh dấu ý kiến tán thành và giải thích 
HS : Nhận xét 
HS: Nghe
4. Củng cố (3’)
 GV tóm tắt lại các kiến thức đã học 
 GV đặt câu hỏi đánh giá nội dung bài học.
? Hãy nêu những tác hại của những biểu hiện thiếu văn hoá trong cộng đồng.
? Bản thân em đã làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Hs : học bài , làm bài tập 3,4
 	- Lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập cho bản thân .
 	- Chuẩn bị phương tiện dạy học. bài 11.
 	- Chuẩn bị học bài mới .

File đính kèm:

  • docBai 1 Ton trong le phai_12707717.doc