Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 24: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Tiết 2)

* HĐ 1: Tìm hiểu những quy định cơ bản của pháp luật để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

-Khi MT bị ô nhiễm, TNTH bị cạn kiệt thì ai là người phải gánh chịu hậu quả?

-Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vị trí như thế nào đối với đất nước và nhân dân?

- Bảo vệ MT là bảo vệ cái gì??

-Cho học sinh đọc điều 3 luật Bảo vệ môi trường năm 2005

-GDBVMT: Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học

-Để bảo vệ MT và TNTN, Nhà nước ta đã đặt ra những văn bản pháp luật nào?

-Cho học sinh đọc: luật Bảo vệ môi trường năm 2005 điều 7, khỏan 1-7; Bộ luật Hình sự năm 2009: điều 182, 189, 190

-Để bảo vệ nguồn nước, không khí, rừng, động-thực vật quý hiếm, pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào? 4.Những quy định cơ bản của pháp luật để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

*Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân

*Pháp luật nghiêm cấm:

-Thải chất thải chưa được xử lí, các chất độc vào đất, nguồn nước

-Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí

-Phá hoại, khai thác trái phép rừng

-Khai thác, kinh doanh các loài động thực vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do Nhà nước quy định

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 24: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 	 Tuần 24
Ngày dạy:	 VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 2)	 Tiết 24
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.
- Kể được các yếu tố của môi trường & tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
- Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người .
- Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường & tài nguyên thiên nhiên 
- Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường & tài nguyên thiên nhiên.
2 Kỹ năng: 
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường & tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lý.
- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng & biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
3.Thái độ:
- Có ý thức BVMT & TNTN; ủng hộ các biện pháp BVMT, TNTN.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật BVMT.
*Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: (toàn tiết)
-Môi trường là gì, tài nguyên thiên nhiên là gì?
-Các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
-Tầm quan trọng đặc biệt của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người
-Tình hình môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay và nguyên nhân
Môi trường bị ô nhiễm, bị hủy hoại; tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt
Nguyên nhân: do những tác động xấu của con người, thiếu ý thức bảo vệ, giữ gìn, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt
*Kĩ năng sống:
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
Kĩ năng tư duy phê phán 
Kĩ năng tư duy sáng tạo
Kĩ năng đặt mục tiêu; đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian
- Tích hợp KT GDQP&AN: Nêu gương cá nhân hoặc tập thể bảo vệ môi trường
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên
Học sinh
-Sách giáo khoa GDCD lớp 7
-Một số văn bản pháp luật có liên quan đến vệ môi trường & tài nguyên thiên nhiên: luật bảo vệ môi trường 2005 điều 3 khỏan 3; bộ luật Hình sự năm 2009
Tìm ca dao, tục ngữ nói về môi trường và tài nguyên thiên nhiên
III TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Kiểm tra bài cũ: - Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.
- Kể được các yếu tố của môi trường & tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
- Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người .
- Dẫn vào bài mới: Nhắc lại kiến thức phần cũ để liên hệ vào bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* HĐ 1: Tìm hiểu những quy định cơ bản của pháp luật để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
-Khi MT bị ô nhiễm, TNTH bị cạn kiệt thì ai là người phải gánh chịu hậu quả?
-Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vị trí như thế nào đối với đất nước và nhân dân?
- Bảo vệ MT là bảo vệ cái gì??
-Cho học sinh đọc điều 3 luật Bảo vệ môi trường năm 2005
-GDBVMT: Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học
-Để bảo vệ MT và TNTN, Nhà nước ta đã đặt ra những văn bản pháp luật nào?
-Cho học sinh đọc: luật Bảo vệ môi trường năm 2005 điều 7, khỏan 1-7; Bộ luật Hình sự năm 2009: điều 182, 189, 190
-Để bảo vệ nguồn nước, không khí, rừng, động-thực vật quý hiếm, pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào?
4.Những quy định cơ bản của pháp luật để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
*Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân
*Pháp luật nghiêm cấm:
-Thải chất thải chưa được xử lí, các chất độc vào đất, nguồn nước
-Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí
-Phá hoại, khai thác trái phép rừng
-Khai thác, kinh doanh các loài động thực vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do Nhà nước quy định
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* HĐ 2: Tìm hiểu những biện pháp cần thiết để bảo vệ MT và TNTN.
Cho học sinh thảo luận liên hệ bản thân về việc bảo vệ MT và TNTN (bài tập đ) (không khạc nhổ bừa bãi, trồng cây xanh, vệ sinh nơi ở và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tiết kiệm điện, nước).
Giáo viên kết luận:
Trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc bảo vệ MT và TNTN?
GDBVMT: Trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc bảo vệ MT và TNTN:
Thực hiện tốt những quy định của pháp luật và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
Học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở trường, địa phương
Tích hợp KT GDQP&AN: Nêu gương cá nhân hoặc tập thể bảo vệ môi trường( Liên hệ trên báo chí, thông tin đại chúng,)
Mọi người trên thế giới lấy ngày nào được xem là ngày môi trường thế giới (5/6 hàng năm).Ngày đó có ý nghĩa như thế nào? (kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường)
Giáo viên có thể liên hệ thêm “giờ trái đất”
5.Những biện pháp cần thiết để bảo vệ MT và TNTN:
-Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định
-Hạn chế dùng chất khó phân hủy, thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải
-Tiết kiệm điện, nước sạch
* HĐ 3: tìm ca dao, tục ngữ nói về bảo vệ MT và TNTN
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
C. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP:
Giải thích câu tục ngữ sgk? ( bài tập g sgk/47) Có thể tìm thêm một số câu khác:
1.Trồng cây, gây rừng
2.Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
3.Góp gió thành bão, góp cây nên rừng
4.Muốn ăn được quả
Xin chớ ngắt hoa
Ai về nhắn chị em nhà
Muốn cho hoa tốt liệu mà bón phân
5.Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
6.Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
tình huống : "Một số người có thói quen vứt xác động vật chết xuống ao hồ hoặc vứt ra đường cho xe chẹt"
? Em hãy nhận xét hành vi nêu trên ?
? Nếu chứng kiến sự việc đó em sẽ làm gì? 
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
? Hãy viết một đoạn văn về cảm xúc của em với môi trường và TNTN sau chuyến tham quan, du lịch.
? Kể những việc làm của người dân ảnh hưởng xấu đến môi trường, TNTN? Trách nhiệm của em?
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: -Học bài
-Chuẩn bị tuần sau ôn tập kiểm tra 1 tiết
Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................
TƯ LIỆU THAM KHẢO
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2005
Điều 3. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
2. Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.
3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
4. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước.
6. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép.
7. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
8. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường.
9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức.
10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
12. Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người.
15. Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.
16. Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 
BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2009
Điều 182. Tội gây ô nhiễm môi trường 
1. Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường... hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng..., thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Điều 189. Tội huỷ hoại rừng 
1... đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ 
1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Ngày 5 tháng 6 hàng năm được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) chọn là Ngày Môi trường thế giới. Việt Nam tham gia, hưởng ứng ngày này từ năm 1982 và đã trở thành hoạt động thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

File đính kèm:

  • docbài 14- T2.doc