Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 22, Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Ngọc

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm để biết như thế nào là công dân, công nhân Việt Nam là những ai .

Mục tiêu:

- Nêu được như thế nào là công dân,

- Rèn kn tự tin về bản thân

Cách tiến hành:

-Cho học sinh đọc tình huống 1 trong SGK.

- Theo em bạn A-li-a nói như vậy có đúng không? Vì sao?

Hoạt động 2. Tìm hiểu căn cứ xác định công dân

Mục tiêu:

- Nêu được căn cứ để xác định công dân của một nước.

- Rèn KN nhận biết quyền có quốc tịch của mỗi công dân.

Cách tiến hành:

- hS có thể phân biệt ai là công dân Việt Nam? Ai là công dân Việt Nam?

HS Tham khảo Luật Quốc tịch 1998 ( Điều 4).

 

docx3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 22, Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Tiết 22
Bài 13: CÔNG DÂN NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( t1)
3. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 - GV nêu câu hỏi động não: Hiện nay em là biết bản thân mình là công dân nước nào không? Căn cứ vào đâu để em trả lời?
- Gv gợi ý HS cách trả lời, xác định mình là công dân Việt Nam, căn cứ vào giấy khai sinh, vào cha mẹ mình là người Việt Nam, đang sống trên lãnh thổ Việt Nam đó là điều được pháp luật thừa nhận và dẫn vào bài: Mỗi con người khi được sinh ra đều có quyền được xác định quốc tịch, công nhận là công dân của một nước mình đang sinh sống. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
TL
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung viết bảng
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm để biết như thế nào là công dân, công nhân Việt Nam là những ai .
Mục tiêu:
Nêu được như thế nào là công dân, 
Rèn kn tự tin về bản thân
Cách tiến hành:
-Cho học sinh đọc tình huống 1 trong SGK. 
- Theo em bạn A-li-a nói như vậy có đúng không? Vì sao?
Hoạt động 2. Tìm hiểu căn cứ xác định công dân
Mục tiêu:
Nêu được căn cứ để xác định công dân của một nước.
Rèn KN nhận biết quyền có quốc tịch của mỗi công dân..
Cách tiến hành:
- hS có thể phân biệt ai là công dân Việt Nam? Ai là công dân Việt Nam?
HS Tham khảo Luật Quốc tịch 1998 ( Điều 4).
- HS: 
- Nhận xét cuối cùng a-li-a là công dân Việt Nam vì có bố là người Việt Nam (nếu bố chọn quốc tịch Việt Nam cho A-li-a) và xác định:
+ Công dân là người dân của một nước.
+ Công dân Việt Nam.
+ Người gốc Việt Nam
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Người nước ngoài nhập tịch ở Việt Nam.( Ví dụ cầu thủ ngoại...)
+ Người không quốc tịch sống ở Việt Nam.
- HS suy nghĩ trả lời
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv đưa ra nhận xét cuối cùng:.
+ Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân nước đó.
+ Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
1. Tình huống.
2. Nội dung bài học:
a. Công dân là dân của một nước.
b. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.
c. Công dân nước cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam..
4.Thực hành/ luyện tập: 
Hoạt động 3. Chơi trò chơi “ em là phóng viên nhỏ”
( áp dụng kĩ thuật hỏi và trả lời)
- Gv yêu cầu hs ở nhà tìm hiểu, sưu tầm những mẩu chuyện và tranh ảnh về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử đấu tranh trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, những nhà khoa học làm rạng danh cho đất nước Việt Nam. 
- Yêu cầu hs phải xây dựng cho mình một kế hoạch học tập, rèn luyện để trở thành người công dân có ích cho đất nước.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
- Về nhà học bài.
- chuẩn bị phần tiếp theo.
Chú ý câu hỏi:
1/ Mối quan hệ giữa nhà nước với công dân
2/ làm bài tập sgk
TƯ LIỆU THAM KHẢO
- Hiến pháp 1992.
Điều 49. “ Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”
Điều 51. “ Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân”
Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội.
Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định”
Điều 75. “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài”
Luật Quốc tịch
Điều 4. Quan hệ giữa Nhà nước và công dân.
“ 1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân nước CHXHCN Việt Nam.
 2. Công dân Việt Nam được nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn nghĩa vụ công dân của mình đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật”

File đính kèm:

  • docxBai 13 Cong dan nuoc Cong hoa xa hoi chu nghia Viet Nam_12786463.docx