Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Bình

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 - Hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông.

 - Hiểu những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông.

 - Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp bảo đảm an toàn khi ra đường.

2. Kỹ năng

 - Nhận biết được một số tín hiệu giao thông thông dụng.

 - Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông.

3. Thái độ

 Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông, ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông, phản đối các hành vi vi phạm.

* Trọng tâm: Hiểu những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông.

 4. Các năng lực cần hướng tới

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực nhận thức.

- Năng lực tư duy sáng tạo.

- Năng lực tự nhận thức điều chỉnh hành vi

- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của công dân.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

 - Bảng phụ, phiếu học tập. Bộ biển báo giao thông.

 - Luật giao thông đường bộ. ; Nghị định 39/CP của chính phủ ( 13/7/2001).

2. Học sinh

 - Tìm hiểu luật giao thông đường bộ

 - Tìm hiểu số liệu về tình hình tai nạn giao thông tại địa phương

 - Vẽ tranh với chủ đề an toàn giao thông

III. Tiến trình tiết dạy

 

doc65 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rước lớp
- Gv chốt ý kiến và rút ra kết luận. 
II. Nội dung bài học
3. Trách nhiệm của Nhà nước
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. 
- Tạo điều kiện để ai cũng đươc học hành: Mở rộng hệ thống trường lớp,miễn học phí cho học sinh tiểu học, quan tâm giúp đỡ trẻ em khó khăn
. Những quy định trên thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta; Mỗi chúng ta phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình. 
* Tình huống
4. Củng cố: GV khái quát lại nội dung bài học
Bài d: Nếu là Nam trong hoàn cảnh đó em sẽ tự giác, tích cực học tập. Tranh thủ thời gian giúp đỡgia đình và nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô, các bạn và chính quyền địa phương khi cần. 
Bài đ
 Biểu hiện thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập đúng đắn là: Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể. 
Bài e: - Học, học nữa, học mãi – Lênin
 	- Kiến thức là chìa khóa vạn năng mở ra tất cả các cửa- A. Phơ- răng- sơ
 	- Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, còn những điều chúng ta chưa biết là cả đại dương – Niu tơn
 	- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. 
5. Hướng dẫn về nhà:
 	- Hoàn thành bài tập và ôn tập những bài đã học từ đầu học kì 2 để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. 
 	- Học sinh đọc tư iệu tham khảo một số chương, điều trong Luật giáo dục
Tuần
Ngày soạn:
Tiết
27
Lớp 6A, 6B, 6C
Ngày dạy:
TIẾT 27: KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
 Nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh từ đầu học kỳ II. 2. Kỹ năng
 Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra độc lập, sáng tạo cho học sinh. 
3. Thái độ
 Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao. 
4. Các năng lực cần hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực nhận thức. 
- Năng lực tư duy sáng tạo. 
- Năng lực tự nhận thức điều chỉnh hành vi 
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của công dân. 
II. Chuẩn bị
 Đề bài, đáp án, thang điểm. 
III. Tiến trình tiết dạy 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh. 
3. Bài mới:
MA TRẬN ĐỀ
Chủ đề
Các cấp độ tư duy
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em
Nhận biết được thời gian ra đời và các nhóm quyền cơ bản của Công ước
Hiểu được nội dung cơ bản của các nhóm quyền
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1,5
10%
1
2
20%
2
3,5
30%
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhận biết được căn cứ để xác định công dân của một nước
Vận dụng kiến thức đã học vào việc xác định công dân Việt Nam
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5
5%
1
0,5
5%
2
1
10%
Quyền và nghĩa vụ học tập
Nhận biết được nghĩa vụ học tập của công dân
Hiểu được những biểu hiện của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. 
Hiểu được trách nhiệm của Nhà nước. 
Liên hệ thực tế và giải quyết tình huống có liên quan. 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1
10%
1
0,5
5%
2
4
20%
4
5,5
35%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
3
3
30%
2
2,5
25%
3
4,5
45%
8
10
100%
ĐỀ BÀI
Phần I: Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Để xác định công dân của một nước, chúng ta căn cứ vào:
 a. Dân tộc b. Tôn giáo c. Nơi sinh d. Quốc tịch
Câu 2: Trường hợp nào sau đây là công dân Việt Nam
a. Trẻ em Thái Lan cùng cha mẹ tham quan du lịch tại Việt Nam
b. Người Nga phạm tội bị phạt tù giam tại Việt Nam
c. Sinh viên Lào du học tại Việt Nam
d. Người Mi- An- Ma định cư và nhập quốc tịch Việt Nam
Câu 3:Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào?
 a. 1980 b. 1990 c. 1989 d. 1999
Câu 4: Cấp học nào bắt buộc công dân phải hoàn thành?
 a. Tiểu học b. Trung học cơ sở 
 c. Trung học phổ thông d. Đại học
Câu 5: Hãy chọn các phương án đúng và sai cho phù hợp với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh.
 a. Chăm chú vào học trên lớp và tích cực tham gia các hoạt động tạp thể ở địa phương. 
 b. Chỉ học trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái. 
 c. Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà và lao động giúp đỡ gia đình. 
 d. Ngoài giờ học ở trường chỉ lo làm việc nhà không cần phải tự học. 
Phần II: Tự luận
 Câu 1: Đối với mỗi người, việc học tập quan trọng như thế nào? Hãy cho biết trách nhiệm của Nhà nước đối với vấn đề học tập?
 Câu 2: Hãy cho biết nội dung cơ bản của Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em? Nêu nội dung cơ bản của cá nhóm quyền?
 Câu 3: Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
 Gia đình Lan làm nghề buôn bán hàng tạp hóa, cửa hàng của gia đình bạn rất đông khách, bố mẹ bạn bận rộn suốt ngày cho công việc. Năm nay Lan học lớp 6, bạn là học sinh giỏi của trường. Bố bạn Lan cho rằng học nhiều cũng chẳng để làm gì nên bắt Lan nghỉ học ở nhà phụ giúp mẹ bán hàng. Lan muốn đi học nhưng không biết làm thế nào. 
 a. Bố Lan đã vi phạm quyền gì của công dân?
 b. Nếu là Lan, em sẽ làm gì để tiếp tục được đến trường?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I: Trắc nghiệm( 3 điểm)
 	Câu 1 (0,5đ): Đáp án đúng: d
 	Câu 2 (0,5đ): Đáp án đúng: d
 	Câu 3 (0,5đ): Đáp án đúng: c
 	Câu 4 (1đ): Đáp án đúng: a, c: đúng b, d: sai
 	Câu 5 (0,5đ): Đáp án đúng: a
Phần II: Tự luận(7điểm)
Câu
Nội dung
Thang điểm
1
- Tầm quan trọng của việc học tập: Học tập vô cùng quan trọng, có học tập mới có kiến thức, có hiểu biết và phát triể toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. 
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của công dân: 
 + Mở mang hệ thống trường lớp. 
 + Miễn học phí cho học sinh Tiểu học. 
 + Giúp đỡ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
1
1
2
- Nội dung cơ bản của công ước ghi nhận những quyền cơ bản của trẻ em, thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với thể hẹ tương lai của nhân loại. 
- Nêu được nội dung cơ bản của 4 nhóm quyền:
 + Nhóm quyền sống còn
 + Nhóm quyền bảo vệ
 + Nhóm quyền phát triển
 + Nhóm quyền tham gia
1
2
3
a. Bố Lan đã vi phạm quyền học tập
b. Nếu là Lan, em sẽ nói chuyện với bố mẹ, thuyết phục bố mẹ hiểu được rằng, chỉ có học tập mới có kiến thức, có hiểu biết để sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội
1
1
4. Củng cố: Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra
5. Hướng dẫn về nhà: Tiếp tục ôn tập và chuẩn bị bài mới. 
Tuần
Ngày soạn:
Tiết
28
Lớp 6A, 6B, 6C
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ: QUYỀN CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN (4 tiết)
Tiết 28: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
 - Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. 
 - Nêu được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân. 
2. Kỹ năng
 - Biết xử lý các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng,thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. 
 - Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình. 
3. Thái độ
 Tôn trọng sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác; phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. 
* Trọng tâm: Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. 
4. Các năng lực cần hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực nhận thức. 
- Năng lực tư duy sáng tạo. 
- Năng lực tự nhận thức điều chỉnh hành vi 
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của công dân. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
 - Bảng phụ, phiếu học tập. 
 - Tranh anh, tư liệu về các vụ việc vi phạm quyền trên. 
 - Hiến pháp 1992. 
 - Bộ luật hình sự 1999. 
2. Học sinh
 	Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan
III. Tiến trình tiết dạy 
1. Ổ định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
3. Bài mới:
 	Giáo viên treo bảng phụ một số tình huống cho học sinh theo dõi:
 1. Anh B đi xe máy không giấy phép, vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy, trốn tránh pháp luật. 
 2. Bác sĩ A chữa bệnh không có giấy phép, không có trình độ chuyê môn. Hậu quả làm chết người. 
 3. Nghi ngờ bà N lấy trộm gà nhà mình, khi đến giữa chợ, bà T đã ra sức chửi rủa bà N cho mọi người đều nghe thấy cho bõ tức. 
 Em có nhận xét gì về các tình huống trên?
 Giáo viên nhận xét, kết luận và dẫn dắt học sinh vào bài mới. 
Hoạt động cuả GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
* Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu nội dung và ý nghĩa truyện đọc
* Cách tiến hành:
Học sinh đọc và theo dõi truyện đọc trong sách giáo khoa và thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi ý. 
- Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở? Hành vi đó của ông Hùng có phải do cố ý không?
- Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?
- Theo em, đối với mỗi người thì cái gi quý giá nhất? vì sao?
- Khi thân thể, tính mạng, danh dự bị người khác xâm phạm thì em phải làm gì và làm như thế nào?
- Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
* Kết luận: Sức khỏe, tính mạng, thân thể, danh dự là quan trọng nhất đối với mỗi người. Do đó, chúng ta phải biết tự bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác. 
Hoạt động 2: Khai thác nội dung bài học
* Mục tiêu: Tìm hiểu ý nghĩa và những quy định của pháp luật về quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm của công dân. 
* Cách tiến hành:
Học sinh theo dõi nội dung bài học và rút ra kết luận về các nội dung cơ bản sau. 
- Pháp luật nước ta có quy định như thế nào về quyền trên?
- Như vậy, tất cả mọi người đều không có quyền xâm phạm thân thể của người khác. Việc bắt giữ người phải tuân theo quy định của pháp luật, không được tự tiện bắt giữ người trừ khi bắt được người khác phạm tội quả tang. 
- Điều này có nghĩa là mọi người phải nghiêm túc thực hiện việc tôn trọng thân thể, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác. 
* Kết luận: Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm là một trong những quyền cơ bản của công dân. 
I. Tìm hiểu truyện đọc
“Một bài học” 
1. Ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở vì ông đã dùng điện để làm bẫy diệt chuột và không may ông Nở lại mắc phải chiếc bẫy này. 
Hành vi của ông Hùng không phải do cố ý. 
2. Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ sự công minh của pháp luật, thể hiện pháp luật nước ta rất đề cao tính mạng, thân thể con người. 
3. Đối với mỗi người thì sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm và danh dự là quan trọng nhất vì những thứ đó nếu mất đi sẽ không thể lấy lại được. 
4. Khi bị xâm phạm thì chúng ta phải biết tự bảo vệ, đấu tranh và báo với cơ quan chức năng khi cần thiết. 
II. Nội dung bài học
1. Ý nghĩa quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. 
- Là quyền cơ bản công dân. 
- Quyền này gắn liền với mỗi người và là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất. 
2. Những quy định của pháp luật
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm thân thể của người khác. 
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. 
- Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. 
. Những quy định trên cho thấy Nhà nước ta thực sự coi trọng con người. 
4. Củng cố:
 - GV khái quát nội dung bài học
 - Học sinh làm bài tập SGK
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Giáo viên khái quát nội dung bài học
 - Học sinh đọc tư liệu tham khảo:
Điều 71 – Hiến pháp 1992:
 “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. 
 Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật
 Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. 
Điều 93 – Bộ luật hình sự:
 “ Tội giết người bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”. 
Điều 104 – Bộ luật hình sự:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác:
 + Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30%. . . thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 
 + Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc chết người thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. 
 + Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. 
Điều 121 –Bộ luật hình sự 1999: Tội làm nhục người khác. 
Người nào xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị cảnh cáo cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 
Điều 122 – Bộ luật hình sự 1999: Tội vu khống. 
 Người nào bịa đặt, lan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm đến danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người khácthì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 
Tuần
Ngày soạn:
Tiết
29
Lớp 6A, 6B, 6C
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ: QUYỀN CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN (Tiếp)
Tiết 29: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM ( Tiếp)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
 - Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. 
 - Nêu được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân. 
2. Kỹ năng
 - Biết xử lý các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng,thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. 
 - Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình. 
3. Thái độ
 Tôn trọng sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác; phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. 
* Trọng tâm: Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. 
4. Các năng lực cần hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực nhận thức. 
- Năng lực tư duy sáng tạo. 
- Năng lực tự nhận thức điều chỉnh hành vi 
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của công dân. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
 - Bảng phụ, phiếu học tập. 
 - Tranh anh, tư liệu về các vụ việc vi phạm quyền trên. 
 - Hiến pháp 1992. 
 - Bộ luật hình sự 1999. 
2. Học sinh
 Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan
III. Tiến trình tiết dạy 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?
3. Bài mới:
 Giáo viên treo bảng phụ một số tình huống cho học sinh theo dõi:
1. Anh B đi xe máy không giấy phép, vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy, trốn tránh pháp luật
2. Bác sĩ A chữa bệnh không có giấy phép, không có trình độ chuyên môn. 
 Hậu quả làm chết người. 
3. Nghi ngờ bà N lấy trộm gà nhà mình, khi đến giữa chợ, bà T đã ra sức chửi rủa bà N cho mọi người đều nghe thấy cho bõ tức. 
 Em có nhận xét gì về các tình huống trên?
 Giáo viên nhận xét, kết luận và dẫn dắt học sinh vào bài mới. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Khai thác nội dung bài học
* Mục tiêu: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân
* Cách thực hiện:
Học sinh theo dõi nội dung bài học và đi đến kết luận về trách nhiệm của công dân. 
* Kết luận: Mỗi người chúng ta phải biết tự bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác
Hoạt động 2: Giải quyết tình huống
* Mục tiêu: Học sinh giải quyết các tình huống
* Cách tiến hành:
- Học sinh thảo luận và giải quyết các tình huống có liên quan
- Học sinh nhận xét lẫn nhau
. GV nhận xét, kết luận
* Kết luận: Trong cuộc sống có những khi chúng ta gặp phải những tình huống có liên quan đến việc bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự nhân phẩm của mình và của người khác. Điều quan trọng là chúng ta phải biết xử lí cho phù hợp
II. Nội dung bài học
3. Trách nhiệm của công dân. 
- Biết tự bảo vệ quyền của mình. 
- Tôn trọng tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của người khác. 
- Phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật. 
* Tình huống
 Nam và Sơn là học sinh lớp 6, ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa được mẹ mua cho. Tìm mãi không thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp, Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn cháy cả máu mũi. Cô giáo đã kịp mời 2 bạn phòng hội đồng để giải quyết. 
- Em hãy nhận xét về cánh ửng xử của hai bạn?
- Nếu là một trong hai bạn, em sẽ xử lý thế nào?
- Nếu là bạn học cùng lớp và chứng kiến tình huống trên, em sẽ làm gì?
4. Củng cố: Giáo viên khái quát nội dung bài học
Bài b: Hành vi của Tuấn đã vi phạm đến thân thể, tính mạng, sức khỏe và danh dự của người khác. 
 	- Trong trường hợp đó Hải có thể bảo vệ mình bằng cách nói chuyện trực tiếp với Tuấn để tránh hiểu lầm. Báo cho cơ quan chức năng khi cần thiết. 
Bài c: Cách ứng xử đúng:
 	Hà tỏ thái độ phả đối nhóm con trai và báo cho cha mẹ, thầy cô giáo biết
Bài d: Những ý kiến đúng:
 	- Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể. 
 	- Mọi việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác đều là vi phạm pháp luật. 
Những ý kiến sai:
 	- Mọi việc bắt giữ người đều là phạm tội. 
 	- Chỉ cần giữ gìn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình, còn của người khác thì không quan tâm. 
 	- Khi bị người khác xâm hại thân thể thì tốt nhất là im lặng, không để mọi người biết. 
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Hoàn thành các bài tập và chuẩn bị bài mới
 - Đọc tư liệu tham khảo một số điều trong Hiến pháp 1992, Bộ luật Hình sự 1999. 
Tuần
Ngày soạn:
Tiết
30
Lớp 6A, 6B, 6C
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ: QUYỀN CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN (Tiếp)
TIẾT 30: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
 Nêu được nội dung cơ bản quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 
2. Kỹ năng
 - Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân. 
 - Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 
 - Biết bảo vệ quyền bất khả xâm phạm xâm phạm về chỗ ở của mình. 
3. Thái độ
 - Tôn trọng chỗ ở của người khác. 
 - Biết phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác. 
* Trọng tâm: Nêu được nội dung cơ bản quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 
4. Các năng lực cần hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực nhận thức. 
- Năng lực tư duy sáng tạo. 
- Năng lực tự nhận thức điều chỉnh hành vi 
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của công dân. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
 - Bảng phụ, phiếu học tập. 
 - Hiến pháp 1992. 
 - Bộ luật hình sự 1999. 
2. Học sinh
 Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có liên quan
III. Tiến trình tiết dạy 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Em hãy cho biết những quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể, tính mạng, sức khỏe , danh dự và nhân phẩm của công dân?
3. Bài mới:
 	Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của nước ta. Vậy quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được thể hiện như thế nào?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống
* Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu và giải quyết tình huống
* Cách tiến hành
Học sinh tìm hiểu tình huống theo nội dung trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi gợi ý. 
- Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hòa?
- Trước sự việc sảy ra như vậy, bà Hòa đã có những suy nghĩ và hành động như thế nào?
- Bà Hòa hành động như vậy là đúng hay sai, vì sao?
- Theo em, bà Hòa nên làm như thế nào để xác minh được nhà T lấy trộm?
* Kết luận: Vì nghi ngờ nhà hàng xóm trộm đồ nhà mình, do đó mẹ con bà Hòa đã có những hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi đó đã xâm phạm chỗ ở của người khác. 
Hoạt động 2: Khai thác nội dung bài học
* Mục tiêu:Tìm hiểu nội dung bài học 
* Cách tiến hành
Học sinh theo dõi nội du

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12754162.doc