Giáo án Giáo dục công dân Khối 10 - Học Kỳ I - Nguyễn Văn Phan

I. Mục tiêu bài học :

1. Về kiến thức:

- Nêu được phủ định là gì? Phủ định siêu hình là gì? Phủ định biện chứng là gì? Và hai đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng.

- Nêu hai đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng.

- Biết được phát triển là khuynh hướng chung của sự vật và hiện tượng

2. Về kĩ năng:

- Liệt kê được sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.

3. Về thái độ:

- Phê phán thái độ phủ định sạch trơn quá khứ hoặc kế thừa thiếu chọn lọc đối với cái cũ.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin

- Kĩ năng phân tích, so sánh

- Kĩ năng tư duy, phê phán

- Kĩ năng hợp tác, trình bày suy nghĩ

III/Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Phương pháp thảo luận lớp

- Phương pháp trình bày 1 phút

- Phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp đọc hợp tác

 

doc60 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 26772 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Khối 10 - Học Kỳ I - Nguyễn Văn Phan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện
- Lịch sử giai đoạn 1930 -1945 là một sự vận động theo các chiều hướng khác nhau đôi khi theo chiều hướng tiến lên dẫn chứng là phong trào 1930 – 1931, cao trào 1936 – 1939, 1939 – 1945 để dẫn đến cách mạng tháng Tám thành công
- Nhưng đôi khi theo chiều hướng thụt lùi, dẫn chứng là giai đoạn cuối 1931-1935, cách mạng tạm thời lắng xuống
- Như vậy, sự phát triển của cách mạngVN giai đoạn 1930 -1945, diễn ra một cách quanh co, phức tạp, đôi khi có những bước thụt lùi tạm thời.
0,5
1,5
1,0
1,0
2
- Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu, cách mạng thành công dẫn đến sự ra đời của nhà nước mới, Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945)
1,0
Tổng điểm
4,0
Câu 3
1
- Khái niệm sự thống nhất giữa các mặt đối lập: Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Trong triết học, đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
1,0
2
Ví dụ: Hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu dùng
1,0
Tổng điểm
2,0
Tổng số câu
3
Tổng số điểm
10,0
Tiết PPCT: 09 	 	Ngày soạn: 15/10/ 2013 Ngày dạy: 
Dạy các lớp: 10A1; 10A2
Bài 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA 
SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG (1Tiết )
I. Mục tiêu bài học: 
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm chất và lượng của sự vật, hiện tượng.
- Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lương và sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng . 
2. Về kĩ năng:
- Chỉ ra được sự khác nhau giữa chất và lượng, sự biến đổi của lượng và chất.
3. Về thái độ:
- Có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi trọng việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tư duy
- Kỹ năng trình bày trước đám đông
- Kỹ năng tự tin
- Kỹ năng hợp tác
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Đàm thoại; Thảo luận nhóm; Trực quan; Trình bày 1 phút
IV. Phương tiện dạy học: 
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra bài cũ)
3. Bài mới 
GV nhận xét và dẫn dắt: Trong bài 4 phép biện chứng duy vật đã cho ta hiểu được nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, nhưng sự vật hiện tượng vận động, phát triển bằng cách nào, như thế nào? Cách phổ biến nhất chính là sự biến đổi dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chất
GV đặt vấn đề: Nhà thơ Trần Hòa Bình có viết: 
 Thêm một chiếc lá rụng
 Thế là thành mùa thu
 Thêm một tiếng chim gù
 Thành ban mai tinh khiết
GV: Em có nhận xét gì về ý của các câu thơ trên?
HS trả lời:
GVKL: Đó là sự thay đổi, tăng thêm về số lượng của lá, tiếng chim đã làm cho sự vật, hiện tượng thay đổi,...
GV cho hs thảo luận nhóm:
Chia lớp thành 4 nhóm: thảo luận 3 phút
Nhóm 1: Tìm các thuộc tính của đường
Nhóm 2 : Tìm hiểu thuộc tính của muối
Nhóm 3: Tìm hiểu thuộc tính của gừng
Nhóm 4: Tìm hiểu thuộc tính của chanh
HS: Các nhóm thảo luận
HS: Trình bày
GV liệt kê ý kiến của các nhóm lên bảng
Đặt thêm câu hỏi cho các nhóm
1/ Trong các sự vật trên, thuộc tính nào tiêu biểu?
2/ Để phân biệt chúng với các sự vật khác người ta căn cứ vào thuộc tính nào?
3/ Lấy ví dụ về các sự vật và chỉ ra thuộc tính của các sự vật đó?
- Gv kết luận: Những thuộc tính trên nói lên chất của sự vật và hiện tượng.
Gv yêu cầu HS nêu khái niệm chất.
HS trả lời:
GVKL và ghi bảng:
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm lượng
GV đặt vấn đề:
GV yếu cầu HS quan sát các sự vật sau đây:
+ Một túi đường và một túi muối 
+ Một trái chanh to và một trái chanh nhỏ
+ Hai củ gừng khác nhau như thế nào?
Gv đặt câu hỏi:
- Mỗi túi đường, muối nặng bao nhiêu gam?
- Muối so với đường nặng nhẹ, to - nhỏ như thế nào?
- Những đơn vị đại lượng của các sự vật trên qui định về mặt gì?
- Chúng ta gọi qui mô to nhỏ, mức độ nặng nhẹ của các sự vật là gì?
Hs suy nghĩ trả lời cá nhân.
GV kết luận: Các đơn vị, đại lượng, qui mô,.. của các sự vật trên đều nói lên mặt lượng của sự vật và hiện tượng. 
GV: Vậy em hiểu như thế nào là lượng?
HS trả lời:
GVKL và ghi bảng:
GV: Cho ví dụ
GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về lượng?
HS lấy ví dụ: 
GV nhận xét và kết luận:
Hoạt động 3: Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
GV dặt vấn đề
- GV cho ví dụ:
+ Trong điều kiện bình thường nước ở trạng thái lỏng, nếu tăng dần nhiệt độ đến 1000C thì nước sẽ sôi và chuyển sang trạng thái hơi.
+ HS lớp 9 sau 9 tháng học lên lớp 10
- GV hỏi : 
- việc tăng dần nhiệt độ diễn ra như thế nào?
- 9 tháng học là sự chuẩn bị và tích lũy gì?
Hs trả lời cá nhân
GV nhận xét, kết luận:
+ Tăng dần nhiệt độ diễn ra từ 00C đến 1000C
+ 9 tháng học tích lũy về kiến thức, tuổi, chiều cao, cân nặng...
GV đặt câu hỏi: - Các em có nhận xét gì  về cách thức biến đổi của lượng?
- Mọi sự biến đổi về lượng có dẫn đến sự biến đổi về chất ngay không?
- Yếu tố nào gây nên sự biến đổi đó ?
Hs trả lời :
GV cho vd minh họa, giải thích :
+ Từ 00C đến thấp hơn 100 0C thì nước chưa hóa hơi, đến đúng 1000C nước mới hóa hơi.
Gv hướng dẫn Hs nhận xét các vd :
+ Nước từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi, thì thể tích, vận tốc, độ hòa tan của các phân tử nước cũng khác trước.
Gv nhận xét về sự ra đời của chất mới.
Hs ghi bài.
GV nêu ví dụ trong SGK: Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn, nhưng nếu ta tăng nhiệt độ đến 1083 độ C, đồng sẽ nóng chảy.
 GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ trên bằng các câu hỏi sau:
+ Em hãy xác định đâu là chất, đâu là lượng trong ví dụ này?
+ Trong ví dụ này, sự biến đổi về lượng có tác động như thế nào đến sự biến đổi về chất?
- GV đưa tiếp thông tin để giúp HS hiểu rõ hơn:
 Một cơn áp thấp nhiệt đới với sức gió mạnh dần lên đến cấp 7 sẽ trở thành bão.
- GV có thể hỏi thêm:
+ Hãy nêu một số ví dụ về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất mà em biết ?
- GV chuyển ý
Hoạt động 4: Chất mới ra đời bao hàm một lượng mới.
- GV nêu câu hỏi:
 - Áp thấp nhiệt đới khi đã chuyển thành bão thì lượng của nó có thay đổi không?
 - Hãy nêu một số ví dụ chứng minh chất mới ra đời qui định một lương mới phù hợp với nó?
 - HS suy nghĩ trả lời.
 - GV nhận xét và chốt ý. 
- GV hỏi: Qua các kiến thức trên, em rút ra bài học gì trong học tập và rèn luyện ?
- GV kết luận toàn bài:
1. Chất
Chất là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác
Ví dụ: Nguyên tố Đồng:
- Nguyên tử lượng =63.54 đvC
- Nhiệt độ nóng chảy =10830C
- Nhiệt độ sôi  =28800C
2. Lượng
Là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)...của sự vật và hiện tượng.
Ví dụ: 
+ Lớp 10B1 có 45 học sinh
+ Cái bảng có chiều dài 3m
+ Bạn A học lớp 10
3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.
a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
- Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng
- Sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần
- Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là độ.
- Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ
- Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là điểm nút.
b. Chất mới ra đời bao hàm một lượng mới.
Mỗi sự vật và hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
4. Củng cố
Câu 1: Tìm những câu ca dao, tục ngữ nới về lượng và chất?
Đáp án: 
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Góp gió thành bão
- Tích tiểu thành đại
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết
- Sông lở cát bồi
Câu 2: Lấy ví dụ về những câu chuyện ngụ ngôn nói lên sự không phù hợp giữa lượng và chất của sự vật hiện tượng?
Đáp án: Chuyện “Con rắn vuông”
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập 1 ở sách giáo khoa trang 33.
- Xem và soạn phần còn lại của bài 5
- Tìm hiểu các ví dụ về lượng, chất và mối quan hệ giữa lượng và chất của sự vật và hiện tượng.
Tiết PPCT: 10 	Ngày soạn: 22/10/ 2013 Ngày dạy: 
Dạy các lớp: 10A1; 10A2
BÀI 6 : KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ 
HIỆN TƯỢNG (1Tiết )
I. Mục tiêu bài học : 
1. Về kiến thức:
- Nêu được phủ định là gì? Phủ định siêu hình là gì? Phủ định biện chứng là gì? Và hai đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng.
- Nêu hai đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng.
- Biết được phát triển là khuynh hướng chung của sự vật và hiện tượng
2. Về kĩ năng: 
- Liệt kê được sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
3. Về thái độ:
- Phê phán thái độ phủ định sạch trơn quá khứ hoặc kế thừa thiếu chọn lọc đối với cái cũ.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
- Kĩ năng phân tích, so sánh
- Kĩ năng tư duy, phê phán
- Kĩ năng hợp tác, trình bày suy nghĩ
III/Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Phương pháp thảo luận lớp
- Phương pháp trình bày 1 phút
- Phương pháp thảo luận nhóm 
- Phương pháp đọc hợp tác
IV. Phương tiện dạy học: 
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên. Những câu chuyện liên quan đến nội dung bài học
- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu 1: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ?
 Câu 2: Những câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về lượng và chất:
a- Góp gió thành bão.
b- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
c- Tích tiểu thành đại.
d- Xanh vỏ, đỏ long
e- Cả a, b, c đều đúng.
3. Bài mới 
Trong dòng chảy không ngừng của sự phát triển, nhiều khi chúng ta phải đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa một bên là những cái mới mẽ nhưng xa lạ, và một bên là những cái có vẽ cũ kĩ nhưng quen thuộc... Trong những tình huống như vậy, bất kì sự lựa chọn sai lầm nào cũng có thể khiến cho chúng ta mất đi những cơ hội để cùng nhau phát triển, thậm chí còn khiến chúng ta tụt hậu xa hơn trên con đường đua tranh vì sự tiến bộ. Vậy, chúng ta sẽ thay đổi hay giữ nguyên cái cũ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm ra câu trả lời.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu Phủ định siêu hình
GV đặt vấn đề:
GV: Đưa ra hai hiện tượng:
- Nụ hoa nở thành bông hoa
- Quả trứng nở thành con gà
HS: Nhận xét qua hai hiện tượng trên?
GV: Nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Bông hoa thay thế cái nụ
- Con gà thay thế quả trứng
Những hiện tượng như thế được gọi là phủ định.
GV: Vậy thế nào là phủ định?
HS trả lời:
GVKL và ghi bảng:
GV: Theo triết học chia phủ định ra làm mấy loại?
HS trả lời: Trong triết học chia phủ định ra làm 2 loại:
- Phủ định biện chứng
- Phủ định siêu hình
GV: Chia lớp thành 2 nhóm và giao
 cho mỗi nhóm một câu hỏi.
Nhóm 1 : Cho các ví dụ sau: 
Đốt rừng, phá nhà, chặt cây, bắn chết thú rừng, cá chết, sự không phù hợp giữa LLSX và QHSX…
Câu hỏi: 
- Các sự vật trên còn tồn tại hay không? Vì sao?
- Sự vật bị xoá bỏ và không còn tồn tại được gọi là gì?
Nhóm 2: Cho các ví dụ: 
- Hạt lúa xay thành gạo ăn.
- Luộc trứng để ăn	
- Gió bão làm đổ cây.
- Động đất làm sập nhà.
- Hoá chất độc hại tiêu diệt sinh vật.
Câu hỏi:
- Các sự vật trên sẽ như thế nào?
- Nguyên nhân dẫn đến sự cản trở, xoá bỏ các sự vật trên là gì?
- Sự xoá bỏ sạch trơn này gọi là gì?
HS: Thảo luận trong nhóm và sau đó nhóm cử đại diện lên trình bày.
GV: Liệt kê ý kiến 
GV: Chốt lại
HS: Ghi bài vào vở
Hoạt động 2: Tìm hiểu Phủ định biện chứng
GV: Đưa ra ví dụ
- Hạt thóc gieo xuống đất trở thành cây lúa non.
- Tre già măng mọc.
- Quả trứng ấp nở thành con gà con.
- Xã hội phong kiến đấu tranh thành xã hội tư bản.
Câu hỏi
1. Những sự vật trên có bị xóa bỏ sự tồn tại hay không?
2. Quá trình này có được gọi là sự phát triển của sự vật không?
 HS trả lời:
GV nhận xét và kết luận: Các sự vật trên đều bị xó bỏ do sự phát triển của chính bản thân các sự vật đó. Và các cách phủ định trên Triết học gọi đó là phủ định biện chứng. Vậy thế nào là phủ định biện chứng?
HS trả lời: 
GVKL và ghi bảng:
- GV yêu cầu HS lấy thêm một vài ví dụ về phủ định biện chứng?
- GV giao cho HS một nắm đổ và yêu cầu hãy tìm cách phủ định nó?
HS trả lời:
GV nhận xét và kết luận:
GV yêu cầu hs lập bảng so sánh phủ đinh siêu hình và phủ định biện chứng.
HS tiến hành làm:
GV gọi 2 học sinh lên bảng trình bày:
Hoạt động 3: Tìm hiểu hai đặc điểm của phủ định biện chứng
GV: Ở tiết trước các em đã biết được phủ định biện chứng có 2 đặc điểm, mang tính kế thừa và mang tính khách quan.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
HS trả lời
GV: Tại sao nói, PĐBC mang tính khách quan? Cho ví dụ?
HS trả lời: 
GVKL và lấy ví dụ: 
+ Trong sinh vật.
 Sinh vật à sinh vật mới
Biếndị Di truyền
GV: Giải thích
GV: Kết luận đặc điểm một của PĐBC
HS: Ghi bài vào vở
GVKL và chuyển ý:
GV: Đưa ra ví dụ
+ Trong sinh vật: Giống gà phát triển theo quy luật di truyền.
+ Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Phụ nữ Việt Nam ngày nay thông minh, sáng tạo.
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
 sau:
1. Nêu yếu tố kế thừa, qua các ví dụ trên
2. Xóa bỏ cái cũ ở đây phải đảm bảo nguyên tắc gì?
 HS: Trả lời cá nhân
 GV: Nhận xét và đưa ra câu trả lời
+ Xóa bỏ cái cũ là xóa bỏ yếu tố không thích hợp với hoàn cảnh mới đối với sự vật.
+ Không xóa bỏ hoàn cảnh, sạch trơn và cần có sự chọn lọc và kế thừa.
 GV: Kết luận 
 HS: Ghi bài vào vở
Hoạt động 4: Tìm hiểu khuynh
 hướng phát triển của sự vật và hiện
 tượng
GV: Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật và hiện tượng cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Triết học gọi đó là sự phủ định của phủ định. Chính nó vạch ra khuynh hướng phát tiển tất yếu của sự vật và hiện tượng.
GV: Chúng ta đi phân tích các ví dụ sau:
- Qủa trứng à con gà à quả trứng
- Hạt ngô à cây ngô à hạt ngô
- Hạt thóc à cây lúa àhạt thóc
GV: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi
1. Xác định trong các ví dụ trên, đâu là phủ định lần 1, đâu là phủ định lần 2?
2. Chỉ ra đâu là sự vật mới, đâu là sự vật mới hơn?
HS trả lời: 
GV: Nhận xét, tổng kết vấn đề.
Ở đây, phủ định biện chứng lần 1 là loại phủ định chuyển cái khẳng định ban đầu thành cái đối lập với khẳng định ban đầu. Phủ định biện chứng lần 2 được thực hiện sẽ tạo ra cái mới gọi cái phủ định của phủ định, làm xuất hiện sự vật dường như lặp lại cái ban đầu, nhưng trên cơ sở mới cao hơn. Khi hoàn tất hai lần phủ định này sự vật mới hoàn thành 1 chu kỳ phát triển của mình. 
GV: Như vậy, với quy luật phủ định của phủ định, cái mới ra đời tiến bộ hơn, phát triển hơn cả về lượng và chất so với cái cũ. Quy luật này diễn ra liên tục, cái mới luôn luôn xuất hiện thay thế cái cũ. 
GV: Yêu cầu hs đọc phần in nghiêng SGK trang 36
HS đọc:
GVKL và ghi bảng:
GV yêu cầu hs lấy ví dụ:
Ví dụ: Học sinh lớp 10:
- Kế thừa: kiến thức và kỉ năng lớp 9
- Trình độ cao hơn: kiến thức, kỷ năng, sự chững chạc,...
GVKL: Khuynh hướng của sự phát triển, vận động theo đường trôn ốc, phát triển trình độ cao hơn, hoàn thiện và tiến bộ hơn.
GVKL: Mỗi vòng tròn tượng trưng cho một chu kỳ của sự phát triển. Những vòng tròn nối tiếp nhau tiến lên tượng trưng cho tính liên tục(tính kế thừa) trong quá trình phát triển vô tận của SV, HT. Hướng đi lên chứng tỏ SV, HT ra đời sau tiến bộ hơn SV, HT ra đời trước. 
GV: Kết luận toàn bài
Mọi sự vật, hiện tượng phát triển theo xu hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, điều này được thực hiện bằng sự phủ định, sự kế thừa các sự vật, hiện tượng
1- Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
a. Thế nào là phủ định?
* Kết luận: 
Phủ định là xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó.
Ø Có hai quan niệm cơ bản về phủ định:
- Phủ định biện chứng
- Phủ định siêu hình
b. Phủ định siêu hình
Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật
b. Phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới.
Sự khác nhau
PĐSH
PĐBC
- Diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài
- Xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của SV
- SV, HT sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn, không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới
- Diễn ra do sự phát triển bên trong bản thân SV, HT
- Không xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật
- SV sẽ không bị xóa bỏ hoàn toàn, là cơ sở cho sự xuất hiện của SV mới, sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong SV mới
- Tính khách quan của phủ định biện chứng: 
+ Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật và hiện tượng. Đó là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn, lượng đổi dẫn đến chất đổi, cái mới ra đời thay thế cái cũ.
+ Phủ định biện chứng mang tính tất yếu, khách quan và tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển.
- Tính kế thừa của phủ định biện chứng: 
+ Trong quá trình phát triển của sự vật và hiện tượng, cái mới không ra đời từ hô vô, mà ra đời từ trong lòng cái cũ, từ cái trước đó. Nó không phủ định “sạch trơn”, không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ, mà giữ lại những yếu tố tích cực còn thích hợp để phát triển cái mới.
+ Tính kế thừa là tất yếu khách quan, đảm bảo cho các sự vật và hiện tượng phát triển liên tục
2. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
a. Phủ định của phủ định
b. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.
Bài học:
- Nhận thức cái mới, ủng hộ cái mới.
- Tôn trọng quá khứ.
- Tránh bảo thủ, phủ định sạch trơn, cản trở sự tiến bộ.
- Tránh ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới.
4. Củng cố
Bài tập1: Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng để phân tích phản ứng trao đổi giữa axit clo-hidric và kiềm:
	HCl + NaOH = NaCl + H2O
Bài tập 2: Hãy lấy ví dụ phủ định biện chứng trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,...
Bài tập 3: Trong các câu sau đay, câu nào đề cập đến tính kế thừa trong quá trình phát triển của sự vật? Tại sao?
	1. Tre già măng mọc
	2. Không thầy đó mày làm nên
	3. Cha nào con nấy
	4. Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh
	5. Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống
5. Hướng dẫn về nhà
- Các em về nhà học bài, làm các bài tập còn lại SGK trang 37.
- Xem và soạn bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Tiết PPCT : 11 Ngày soạn: 29/10/ 2013 Ngày dạy: 
 	 Dạy các lớp: 10A1; 10A2
BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC (TIẾT 1)
I. Mục tiêu bài học : 
1. Về kiến thức:
- Biết được thế nào là nhận thức, nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính? 
- So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính
2. Về kĩ năng: 
- Giải thích được mọi sự hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn
3. Về thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu thực tế và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: 
- KN tìm kiếm và xử lý thông tin
- KN hợp tác 
- KN phân tích, so sánh.
III/Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: 
- Thảo luận lớp 
- Thảo luận nhóm 
- Trình bày 1 phút.
IV. Phương tiện dạy học: 
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Học sinh:

File đính kèm:

  • docgiao an khoi 10.doc
Giáo án liên quan