Giáo án GDCD 10 - Tiết 6, Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (tt) - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường

?HĐ1. Giải quyết mâu thuẫn.

-Cho HS thực hiện tiểu phẩm đã giao ở tiết trước.

- Hãy nhận xét cách giải quyết mâu thuẫn của các nhân vật trong tiểu phẩm?

- Tình huống: Lớp 10A luôn xếp vị trí thi đua cuối trường vì trong lớp có 1 số bạn hay cúp cua bỏ tiết ? ảnh hưởng đến tập thể lớp ? xuất hiện mâu thuẫn ? muốn lớp tiến bộ cần phải làm gì?

- Kết quả của quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập là gì?

? Nhận xét, cho HS ghi bài

- Vì sao như vậy?

? Nhận xét, mâu thuẫn cũ mất đi nhưng lại xuất hiện những mâu thuẫn mới cần giải quyết.

- Hãy nêu ví dụ thể hiện điều này?

?HĐ2. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh.

- Ngày bình thường nếu không gặp sự việc gì đặc biệt thì các đức tính trong người ta như thế nào? (thống nhất với nhau)

- Nhưng nếu gặp sự việc thì chúng sẽ ra sao? (đấu tranh với nhau)

- Vd1: Trên đường đi học về phát hiện trên đường có gói tiền ai làm rơi lúc này chúng ta phải giải quyết ra sao? Lúc này trong người chúng ta đã nảy sinh ra một mâu thuẫn: lấy hay không lấy? Yêu cầu chúng ta phải giải quyết mâu thuẫn này? Nếu tham lam thắng thật thà và ngược lại thì điều gì sẽ xảy ra? (Mâu thuẫn đã được giải quyết).

- Nếu lúc này có bạn nào bắt gặp thì bạn đó có thể nhận xét chúng ta là người tham lam hay thật thà.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 10 - Tiết 6, Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (tt) - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDCD 10 Năm học: 2015 - 2016	 Nguyễn Công Cường – THPT số 1 Phù Mỹ
Ngày soạn: 25/09/2015
Tiết: 6 	Bài 4:
Nguån gèc vËn ®éng, ph¸t triĨn cđa sù vËt vµ hiƯn t­ỵng.
 (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: Biết được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
2- Kĩ năng: - Biết phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật và hiện tượng
	- Kĩ năng sống: Phản hồi/lắng nghe tích cực; quản lí t/g khi trình bày 1 phút
3- Thái độ: Có ý thức tham gia giải quyết một số mâu thuẫn trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của thầy:
- Dùng những câu hỏi tìm tòi để gợi ý nhằm giúp HS làm việc nhiều hơn, tư duy nhiều hơn.
- Sơ đồ, hình vẽ về các mặt đối lập.
- Phương án tổ chức lớp học: Trực quan, đàm thoại, đóng vai
2. Chuẩn bị của HS: 
- Đóng vai: Dựng tiểu phẩm nêu tình huống mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn đó.
- Đồ dùng đơn giản để đóng vai
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1.Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp, tác phong HS.
	2. Kiểm tra bài cũ:	(10 phút)
	a) Thế nào là mâu thuẫn theo quan niệm Triết học Mác – Lê-nin ? (2 điểm)
	b) Lấy ví dụ về mâu thuẫn trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Giải thích sự đối lập, thống nhất của ví dụ trên? (8 điểm)
|Dự kiến trả lời:
a) Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó 2 mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
b) – Mâu thuẫn trong tự nhiên: Mỗi sinh vật có 2 mặt: Đồng hóa và dị hóa
	Đồng hóa là quá trình trao đổi chất làm cho các tế bào nảy sinh, dị hóa là quá trình phân giải các chất làm cho các tế bào chết đi. Nhưng chúng đều không thể thiếu trong cơ thể sinh vật
 - Mâu thuẫn trong xã hội: Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
	Giai cấp thống trị luôn tìm cách bóc lột g/c bị trị và có nhiều quyền lợi, còn g/c bị trị không có quyền lợi và bị bóc lột. Hai mặt đối lập này đều tồn tại trong XH có g/c đối kháng.
 - Mâu thuẫn trong tư duy: Nhận thức đúng và nhận thức sai.
	Nhận thức đúng luôn đem đến kết quả tốt, hiểu được vấn đề, còn nhận thức sai thì ngược lại. Hai mặt này luôn tồn tại trong tư duy, chính vì vậy mà các tư tưởng khoa học ngày càng phát triển.
	3. Giảng bài mới:
	- Giới thiệu bài:	(1 phút)
	Tình huống: Nhà cơ học Niu-tơn cho rằng, nguồn gốc của vận động nằm ngoài vật chất, nhờ “cái hích của thượng đế”. Hôn-bách, nhà duy vật tiêu biểu ở thế kỷ XVIII của Pháp cho rằng: “Vật chất vận động là do sức mạnh của bản thân nó, không cần đến một sức thúc đẩy nào từ bên ngoài”. 
	Vậy ai đúng, ai sai? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài 4: 	
Nguån gèc vËn ®éng, ph¸t triĨn cđa sù vËt vµ hiƯn t­ỵng. (tiết 2)
- Tiến trình tiết dạy:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
17/
12/
|HĐ1. Giải quyết mâu thuẫn.
-Cho HS thực hiện tiểu phẩm đã giao ở tiết trước.
- Hãy nhận xét cách giải quyết mâu thuẫn của các nhân vật trong tiểu phẩm?
- Tình huống: Lớp 10A luôn xếp vị trí thi đua cuối trường vì trong lớp có 1 số bạn hay cúp cua bỏ tiết à ảnh hưởng đến tập thể lớp à xuất hiện mâu thuẫn à muốn lớp tiến bộ cần phải làm gì?
- Kết quả của quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập là gì?
F Nhận xét, cho HS ghi bài
- Vì sao như vậy?
ð Nhận xét, mâu thuẫn cũ mất đi nhưng lại xuất hiện những mâu thuẫn mới cần giải quyết.
- Hãy nêu ví dụ thể hiện điều này?
|HĐ2. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh.
- Ngày bình thường nếu không gặp sự việc gì đặc biệt thì các đức tính trong người ta như thế nào? (thống nhất với nhau)
- Nhưng nếu gặp sự việc thì chúng sẽ ra sao? (đấu tranh với nhau)
- Vd1: Trên đường đi học về phát hiện trên đường có gói tiền ai làm rơi lúc này chúng ta phải giải quyết ra sao? Lúc này trong người chúng ta đã nảy sinh ra một mâu thuẫn: lấy hay không lấy? Yêu cầu chúng ta phải giải quyết mâu thuẫn này? Nếu tham lam thắng thật thà và ngược lại thì điều gì sẽ xảy ra? (Mâu thuẫn đã được giải quyết). 
- Nếu lúc này có bạn nào bắt gặp thì bạn đó có thể nhận xét chúng ta là người tham lam hay thật thà.
- Vd2: Nếu lớp 10A có mâu thuẫn: Chăm học – lười học; 
Nghiêm túc – không nghiêm túc
Mà ta không đấu tranh với mâu thuẫn đó (dĩ hòa vi quý, xuê xoa) thì hậu quả như thế nào?
- Đặt vấn đề: Vấn đề tham nhũng (phi pháp) mâu thuẫn với những người làm ăn chân chính. Nếu không đấu tranh thì có được không?
F Qua ví dụ trên chúng ta rút được điều gì khi giải quyết mâu thuẫn?
- Để giải quyết mâu thuẫn trong tập thể lớp, chúng ta phải làm gì? Ví dụ: Sự mâu thuẫn về ý thức học tập và kết quả học tập của 1 HS.
(Yêu cầu HS trả lời trong 1 phút)
F Nhận xét.
- Các em đã bao giờ tiến hành phê bình và tự phê bình chưa? Trong trường hợp nào? Bài học rút ra ở đây là gì?
Ä Nhận xét, kết luận cho HS ghi bài
- HS thực hiện tiểu phẩm tình huống có mâu thuẫn.
- Cả lớp cùng tham gia giải quyết vấn đề.
- HS : giải quyết mâu thuẫn bằng cách đưa bạn ra kiểm điểm trước lớp . . .
- Tập thể lớp sẽ tiến bộ hơn trước . . . 
- Vì svht luôn luôn vận động và phát triển không ngừng.
- HS làm việc cá nhân.
- Sẽ thống nhất với nhau
- Đấu tranh với nhau.
- HS làm việc cả lớp.
- Phong trào của lớp sẽ đi xuống, ý thức, kết quả học tập của một số bạn không tiến bộ
- Phải đấu tranh mạnh mẽ với tham nhũng.
- HS trả lời: Trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết phân tích những mâu thuẫn trong nhận thức, trong rèn luyện phẩm chất đạo đức nhằm nâng cao nhận thức khoa học, phát triển nhân cách.
- HS làm việc cá nhân
- Trong giờ sinh hoạt lớp. Bài học rút ra là: Trong tập thể, để giải quyết mâu thuẫn phải tiến hành phê bình và tự phê bình, tránh thái độ xuê xoa, “dĩ hòa vi quý” không dám đấu tranh chống lại những cái lạc hậu, tiêu cực.
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của svht:
a) Giải quyết mâu thuẫn:
- Giải quyết mâu thuẫn bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sv và ht.
b) Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh.
 Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn.
4/
|HĐ3: Củng cố, luyện tập : 
Trao đổi trong nhóm, tổ về câu 5 của phần bài tập.
- Cho điểm những HS cĩ câu trả lời tốt
	4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phút)
	- Xem trước bài 5 “ Cách thức vận động phát triển của sv-ht”
	- Chuẩn bị các túi: muối, ớt, đường, chanh
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docTiết 6 (Bài 4).doc
Giáo án liên quan