Giáo án Giáo dục công dân 9 - Nguyễn Thị Nguyên

 2. Ý nghĩa:

Khi lí tưởng sống mỗi người phù hợp với lý tưởng chung thì hành động của họ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chung. Xã hội sẽ tạo điều kiện để họ thực hiện lí tưởng của mình.

Người sống có lí tưởng cao đẹp luôn được mọi người tôn trọng.

- Lý tưởng của thanh niên ngày nay.

Xây dựng đât nước Việt Nam độc lập dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Thanh niên, học sinh phai ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực để thực hiện lí tưởng.

Mỗi cá nhân học tập tốt, rèn luyện đạo đức lối sống, tham gia các hoạt động xã hội.

- Sống có lí tưởng:

+ Vượt khó trong học tập.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

+ Năng động, sáng tạo trong công việc.

+ Phấn đấu làm giàu chính đáng.

+ Đấu tranh các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

+ Tham gia bảo vệ Tổ Quốc.

- Sống thiếu lí tưởng:

+ Sống ỷ lại, thực dụng.

+ Không có hoài bão, ước mơ.

+ Sống vì tiền tài, danh vọng.

+ Ăn chơi, nghiện ngập, cờ bạc, đua xe.

+ Sống thờ ơ với mọi người.

+ Lãng quên quá khứ.

 

doc95 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 - Nguyễn Thị Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh phúc tự hào vì thành quả lao động của mình và họ sẽ có thu nhập cao nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
2. Ý nghĩa:
- Là yêu cầu cần thiết của người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội.
?Trách nhiệm của mỗi người để làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả.
Gv: Phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe tốt.
? Bản thân em cần làm gì để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
-> Học tập và rèn luyện ý thức kỉ luật tốt.
- >Tìm tòi, sáng tạo trong học tập.
-> Có lối sống lành mạnh, vượt qua khó khăn…
- Biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để nâng cao kết quả học tập của bản thân : chủ động trong học tập, nghiên cứu SGK và các tài liệu khác, mạnh dạn bày tỏ những băn khoăn thắc mắc của bản thân, chia sẻ ý kiến, quan điểm riêng với bạn bè ,thầy cô giáo.
3. Trách nhiệm của công dân :
- Lao động tự giác, kỷ luật.
- Năng động, sáng tạo.
- Tích cực nâng cao tay nghề.
- Học tập và rèn luyện ý thức kỷ luật tôt.
- Tìm tòi sáng tạo.
- X©y dựng lối sống lành mạnh, vượt qua khó khăn, tránh xa tệ nạn xã hội.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
? Những hành vi nào thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Vì sao?
? Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nếu làm việc chỉ chủ ý đến năng suất mà không chú ý đến chất lượng , hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể? Làm việc có năng suất nhưng không chất lượng thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
III. Bài tập:
- Có năng suất, chất lượng, hiệu quả: đ, e, c.
- Không có năng xuất, chất lượng, hiệu quả: a, b, d.
2. Bài tập 2.
- Làm việc gì cũng cần có có năng suất, chất lượng vì ngày nay, xã hội không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm mà điều quan trọng là chất lượng phải ngày càng được năng cao.Đó chính là tính hiệu quả của công việc.
- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì có thể gây ra tác hại xấu cho con người, môi trường, xã hội.
Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
D. Hướng dẫn về nhà:
Học bài, làm bài tập: 2, 3, 4.
Chuẩn bị bài 10.
* Bổ sung, điều chỉnh.
Tuần 13
NS: 
NG: 
Tiết 13 - Bài 10
LÝ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN
I. Mục tiêu bài giảng: 
Học sinh nắm được:
- Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp của mỗi con người và bản thân nói riêng, lẽ sống của thanh niên hiện nay nói chung. Ý nghĩa của việc thực hiện tốt lý tưởng sống đúng mục đích.
- Có kế hoạch thực hiện lý tưởng cho bản thân, biết đánh giá hành vi, lối sống của thanh niên, phấn đấu, học tập, rèn luyện, hoạt động để thực hiện ước mơ, dự định kế hoạch cá nhân.
- Có thái độ đúng đắn trước biểu hiện sống có lý tưởng, phê phán, lên án những hiện tượng sinh hoạt thiếu lành mạnh, sống gấp, sống thiếu lý tưởng của bản thân và mọi người.
II. Phương tiện thực hiện:
Thầy: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, giáo án, những tấm gương lao động, học tập sáng tạo thời kỳ mới.
Trò: học bài, chuẩn bị bài, giấy bút thảo luận.
III. Cách thức tiến hành:
Sử dụng phương pháp thảo luận, trao đổi, vấn đáp, đàm thoại, giải thích.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định tổ chức:
9A 	9B	9C
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? ý nghĩa của nó?
3. Giảng bài mới:
Yêu cầu học sinh đọc phần đvđ.
Yêu cầu học sinh chia nhóm thảo luận.
I. Đặt vấn đề:
Nhóm 1
Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thế hệ trẻ đã làm gì? lý tưởng của thanh niên trong giai đoạn đó là gì?
- Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã có hàng triệu người con ưu tú hầu hết ở tuổi thanh niên sẵn sàng hi sinh vì đất nước như: Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Chiến, La văn Cầu, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân…
Lý tưởng sống của họ là giải phóng dân tộc.
Nhóm 2
Trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay thanh thiếu niên chúng ta đã đóng góp gì? Lý tưởng sống của thanh niên thời đại ngày nay là gì?
- Trong thời đại ngày nay thanh niên chúng ta đã tham gia tích cực, năng động sáng tạo trên các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc…
Lý tưởng của họ là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nhóm 3
Suy nghĩ của bản thân em về lý tưởng sống của thanh niên qua hai giai đoạn trên? em học tập được gì?
- Qua hai nội dung trên em thấy được lòng yêu nước, xả thân vì độc lập dân tộc, chúng em có được cuộc sống tự do ngày nay là nhờ sự hi sinh cao cả của thế hệ cha ông đi trước.
Em thấy rằng: việc làm đúng đắn có ý nghĩa đó là nhờ thế hệ thanh niên trước xác định đúng lý tưởng sống của mình.
Các nhóm thảo luận và trình bày đáp án.
Lớp nhận xét, bổ xung.
Kể thêm những gương anh hùng trong kháng chiến mà em biêt?
Kể những tấm gương sống có lý tưởng cao đẹp của thời kỳ mới?
Nêu ví dụ về những tấm gương tiêu biểu trong lịch sử về lý tưởng sống mà họ đã chọn và phấn đấu.
Liên hệ thực tế:
Trong thời kỳ chiến tranh lịch sử?
- Lý Tự Trọng là 1 thanh niên yêu nước trước cách mạng tháng tám, hi sinh trước 18 tuổi. Lý tưởng mà anh đã chọn là: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”.
Nguyễn Văn Trỗi người con của Việt Nam yêu dấu trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Anh ngã xuống trước họng súng của kẻ thù, trước khi chết vẫn kịp hô: “Bác Hồ muôn năm”. 
Trong lĩnh vực học tập, lao động, sản xuất?
- Liệt sĩ công an nhân dân Nguyễn Văn Thinh (Quảng Linh). Liệt sĩ Lê Thanh Á (Hải Phòng) đã hi sinh vì sự bình yên của nhân dân.
Lí tưởng sống của các em là gì?
- Học sinh nêu ý kiến về mục đích trước mắt và lí tưởng cuộc sống của mình.
- Nêu ý kiến về kế hoạch hành động thực hiện lí tưởng đó.
4. Củng cố bài:
Giáo viên hệ thống nội dung bài.
Nhận xét bài học.
5. Hướng dẫn về nhà:
Chuẩn bị phần bài còn lại.
Tuần 14
NS: 
NG: 
 Tiết 14 – Bài 10
LÝ TƯỞNG Sèng CỦA THANH NIÊN
I. Mục tiêu bài giảng: 
Học sinh nắm được:
- Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp của mỗi con người và bản thân nói riêng, lẽ sống của thanh niên hiện nay nói chung. Ý nghĩa của việc thực hiện tốt lý tưởng sống đúng mục đích.
- Có kế hoạch thực hiện lý tưởng cho bản thân, biết đánh giá hành vi, lối sống của thanh niên, phấn đấu, học tập, rèn luyện, hoạt động để thực hiện ước mơ, dự định kế hoạch cá nhân.
- Có thái độ đúng đắn trước biểu hiện sống có lý tưởng, phê phán, lên án những hiện tượng sinh hoạt thiếu lành mạnh, sống gấp, sống thiếu lý tưởng của bản thân và mọi người.
II. Phương tiện thực hiện:
- Thầy: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, giáo án, những tấm gương lao động, học tập sáng tạo thời kỳ mới.
- Trò: học bài, chuẩn bị bài, giấy bút thảo luận.
III. Cách thức tiến hành:
Sử dụng phương pháp thảo luận, trao đổi, vấn đáp, đàm thoại, giải thích.
IV.Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định tổ chức:
9A 	9B	9C
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? ý nghĩa của nó?
3.Giảng bài mới:
Lí tưởng sống là gì?
 II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
Lí tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.
Biểu hiện của người sống có lí tưởng là gì?
 * Biểu hiện:
Luôn suy nghĩ hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng sống của dân tộc, của nhân loại.
Tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt.
Mong muốn cống hiến sức lực, chí tuệ cho sự nghiệp chung.
Ý nghĩa của việc xác định lí tưởng sống.
 2. Ý nghĩa:
Khi lí tưởng sống mỗi người phù hợp với lý tưởng chung thì hành động của họ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chung. Xã hội sẽ tạo điều kiện để họ thực hiện lí tưởng của mình.
Người sống có lí tưởng cao đẹp luôn được mọi người tôn trọng.
Lý tưởng của thanh niên ngày nay là gì? học sinh phải rèn luyện như thế nào?
- Lý tưởng của thanh niên ngày nay.
Xây dựng đât nước Việt Nam độc lập dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Thanh niên, học sinh phai ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực để thực hiện lí tưởng.
Mỗi cá nhân học tập tốt, rèn luyện đạo đức lối sống, tham gia các hoạt động xã hội.
Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế tìm biểu hiện sống có lí tưởng và thiếu lý tưởng.
- Sống có lí tưởng:
+ Vượt khó trong học tập.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
+ Năng động, sáng tạo trong công việc.
+ Phấn đấu làm giàu chính đáng.
+ Đấu tranh các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
+ Tham gia bảo vệ Tổ Quốc.
- Sống thiếu lí tưởng:
+ Sống ỷ lại, thực dụng.
+ Không có hoài bão, ước mơ.
+ Sống vì tiền tài, danh vọng.
+ Ăn chơi, nghiện ngập, cờ bạc, đua xe.
+ Sống thờ ơ với mọi người.
+ Lãng quên quá khứ.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
Yêu cầu học sinh làm bài kiểm tra thái độ.
 III. Bài tập:
 Bµi tËp 1. 
Đáp án: a, c, d, đ, e, i, k.
- Mơ ước của em là gì?
- Em sẽ làm gì để đạt được ước mơ đó?
- Học sinh tự trình bày ­ớc mơ cá nhân
- Giáo viên gợi ý thực hiện.
4. Củng cố bài:
- Giáo viên tổng kết nội dung toàn bài.
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm bài tập:2, 3, 4.
- Chuẩn bị ôn tập.
Tuần 15
NS: 
NG: 
 Tiết 15
ÔN TẬP
I. Mục tiêu bài giảng: 
- Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học ở học kỳ I, ôn tập những nội dung đã học, nắm chắc kiến thức.
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức khoa học.
- Giáo dục học sinh có ý thức yêu thích môn học, vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế.
II. Phương tiện thực hiện:
Thầy: giáo án, hệ thống câu hỏi ôn tập.
Trò: ôn bµi.
III. Cách thức tiến hành:
Thuyết trình, vấn đáp, liệt kê, hệ thống.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định tổ chức:
9A 	9B	9C
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra trong giờ.
3. Giảng bài mới: ôn tập.
 - Em hiểu tự chủ là gì?
 1.Tự chủ là gì? ý nghĩa của tự chủ?Cách rèn luyện tính tự chủ?
- Tự chủ là làm chủ bản thân, làm chủ suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của mình.
 - Ý nghĩa của tự chủ trong cuộc sống.
- Giúp con người sống một cách đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá. Giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn, thử thách, cám dỗ.
 - Hãy nêu cách rèn luyện tính tự chủ?
- Tập suy nghĩ trước khi hành động, xem l¹i thái độ, lời nói hành động của mình sau mỗi việc làm xem đúng hay sai để rút kinh nghiệm và kịp thời sửa chữa.
 - Em hiểu truyền thống là gì?
 2. Truyền thống là g× ? thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? ý nghĩa?
- Truyền thống là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 Ví dụ: Đoàn kết, nhân nghĩa…
 - Ý nghĩa của việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc?
- Góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
 - Năng động là gì?
 3. Năng động, sáng tạo là gì?Ý nghĩa của năng động sáng tạo, học sinh rèn luyện tính năng động sáng tạo như thế nào?
- Năng động là chủ động, tích cực, dám nghĩ, dám làm.
 - Sáng tạo là gì?
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết tối ưu.
 - Ý nghĩa của năng động sáng tạo trong cuộc sống?
- Giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích.
- Giúp con người làm nên kì tích vẻ vang, niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nưíc.
 - Cách rèn luyện để trở thành người năng động, sáng tạo?
 4.Siêng năng, tích cực trong học tập, tìm cách học tốt nhất, tích cực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
 - Em hiểu lí tưởng là g×? 
 - Thế nào là người có lí tưởng sống cao đẹp?
 - Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?
 5.Lí tưởng là gì? thế nào là người có lí tưởng sống cao đẹp? lí tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?
- Là cái đích của cuộc sống mà mỗi con gnười khát khao muốn đạt được.
- Là người luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lý tưởng chung.
- Phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước ViÖt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
4. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống nội dung cần ôn tập.
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn bài.
- Chuẩn bị tiết 16, kiểm tra học kỳ I.
Tuần 16
NS: 
NG: 
 Tiết 16
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục tiêu kiểm tra: 
- Kiểm tra đánh giá sự nhận thức của học sinh qua chương trình học kỳ I.
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức khoa học, ôn bài và trình bày bài kiểm tra sạch đẹp.
- Giáo dục học sinh tính trung thực khi làm bài.
II. Phương tiện thực hiện:
Thầy: giáo án, câu hỏi, đáp án.
Trò: học bài, giấy kiểm tra.
III. Cách thức tiến hành: Kiểm tra viết
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định tổ chức:
9A	 9B	9C
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
A. Đề bài:
 I. PhÇn tr¾c nghiÖm:
Câu 1: Hãy nêu những cụm từ còn thiếu trong câu sau:
Hợp tác là…
Hợp tác phải dựa trên cơ sở…
Câu 2: Hãy kết nối một ô ở cột bên trái với một ô ở cột bên phải sao cho đúng.
Hành vi
a. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Truyền thống
1. Yêu thương con người
b. Tìm hiểu về lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
2. Siêng năng
c. Kính trọng, vâng lời thầy cô giáo.
3. Yêu nước
d. Say xưa làm việc một cách thường xuyên, liên tục.
4. Biết ơn
đ. Kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ.
5. Hiếu thảo
e. Quan tâm giúp đỡ người khác.
6. Tôn sư trọng đạo
 II. PhÇn tù luËn:
Câu 1: Năng động là gì? sáng tạo là gì? ý nghĩa của năng động, sáng tạo trong cuộc sống? nêu cách rèn luyện tính năng động, sáng tạo trong cuộc sống?
Câu 2: Dân chủ là gì? Kỉ luật là gì? Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật như thế nào? Ý nghÜa cña d©n chñ vµ kû luËt trong cuéc sèng ?
Câu 3: Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? ý nghĩa của nó? Trách nhiệm của công dân trong vấn đề này?
B. Đáp án và hướng dẫn chấm.
 I. PhÇn tr¾c nghiÖm :
Câu 1: 1.5 điểm 
- Điền những cụm từ thứ tự như sau:
- Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì một mục đích chung.
- Bình đẳng hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của nh÷ng người khác.
Câu 2: 1.5 điểm 
- Yêu cầu kết nối như sau: a-4, b-3, c-6, d-2, đ-5, e-1.
 - Mỗi kết nối đúng được 0,25 điểm
 II. PhÇn tù luËn :
Câu 1: 2 điểm 
- Ý nghĩa: năng động sáng tạo là lối sống tích cực, phẩm chất đạo đức cần thiết nó giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích, làm nên kì tích vẻ vang, niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
- Để trở thành người năng động sáng tạo cần tìm cách học tập tốt nhất, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Câu 2: 2.5 điểm 
- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể, xã hội, cùng tham gia bàn bạc góp phần giám sát công việc chung.
- Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội, thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả cao.
- Mối quan hệ giữa dân chủ - kỉ luật: dân chủ là phát huy sự đóng góp của mình vào công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ thực hiện cã hiệu quả.
- Ý nghĩa: tạo sự thống nhất cao về hành động nhận thức, ý chí, tạo cơ hội phát triển, xã hội quan hệ xã hội, nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.
Câu 3: 2.5 điểm 
- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.
- Ý nghiã: là yêu cầu cần thiết của người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.
- Trách nhiệm công dân:
- Tự giác, kỉ luật, năng động, sáng tạo, tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện ý thức kỉ luật tốt, tìm tòi, sáng tạo, xây dựng lối sống lành mạnh vượt qua khó khăn, tránh xa tệ nạn xã hội.
 4. Củng cố:
- Giáo viên thu bài kiểm tra.
- Nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Tìm hiểu luật an toàn giao thông.
Tuần 17
NS: 
NG: 
 Tiết 17 
NGOẠI KHOÁ TÌM HIỂU LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu bài giảng: 
- Giúp học sinh nắm được một số luật giao thông đường bộ.
- Học sinh có ý thức bảo vệ các công trình giao thông và thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
- Gíáo dục học sinh có ý thức sống, lao động, học tập theo pháp luật.
II. Phương tiện thực hiện:
- Thầy: giáo án, tài liệu luật an toàn giao thông, biển báo giao thông.
- Trò: tìm hiểu luật an toàn giao thông.
III. Cách thức tiến hành:
Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại, vấn đáp, giải thích.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định tổ chức:
9A 
9B
9C
2. Kiểm tra bài cũ:
Tự chủ là gì? thế nào là người biêt tự chủ? ví dụ?
3. Giảng bài mới:
- Hãy kể tên các loại đường giao thông ở Việt Nam?
1. Hệ thống giao thông Việt Nam:
- Đường bộ
- Đường thuỷ
- Đường sắt
- Đường không
- Đường ống (hầm ngầm)
- Nêu những quy tắc chung dành cho người tham gia giao thông?
2. Những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
 a. Quy tắc chung:
- Đi bên phải mình.
- Đi đúng phần đường quy định.
- Chấp hành đúng hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Chấp hành sự điều khiÓn của cảnh sát giao thông.
- Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô.
Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì?
 b. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm:
- Hiệu lệnh của người điều khiển, đèn tín hiệu, biển báo vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn.
Hiệu lệnh của cảnh sát có ý nghĩa như thế nào?
- Hiệu lệnh của cảnh sát có ý nghĩa điều khiển, chỉ dẫn cho người tham gia giao thông để đảm bảo giao thông thông suốt, không ùn tắc giao thông, gây tai nạn giao thông…
Ví dụ: khi ngưêi cảnh sát giơ tay thẳng đứng tất cả mọi ngươi phải dừng lại.
Ý nghĩa của hệ thống đèn tín hiệu?
* Đèn tín hiệu:
- Đèn xanh: được đi.
- Đèn đỏ: Dừng lại trước vạch.
- Đèn vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu mọi người phải dừng trước vạch.
Biển báo hiệu đường bộ gồm mấy nhóm? là những nhóm nào?
- Đèn vàng nhấp nháy: được đi nhưng cần chú ý.
* Biển báo hiệu đường bộ: Gồm 5 nhóm:
- Biển báo cấm.
- Biển báo nguy hiểm.
- Biển chỉ dẫn.
- BiÓn hiÖu lÖnh.
- BiÓn phô.
Giáo viên giới thiệu để học nắm được hình dáng, màu sắc, ý nghĩa của từng nhóm biển.
4. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Thực hiện tốt lụât an toàn giao thông.
Tuần 18
NS: 
NG: 
 Tiết 18
NGOẠI KHOÁ TÌM HIỂU LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu bài giảng: 
- Giúp học sinh nắm được một số quy định của pháp luật về trật tự an toan giao thông đường bộ.
- Học sinh có ý thức bảo vệ các công trình giao thông và thực hiện tốt luật an toàn giao thông đường bộ.
- Gíáo dục học sinh có ý thức sống, lao động, học tập theo hiến pháp và pháp luật.
II. Phương tiện thực hiện:
- Thầy: giáo án, tài liệu luật an toàn giao thông, biển báo giao thông.
- Trò: học bài, tìm hiểu luật an toàn giao thông.
III. Cách thức tiến hành:
Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại, vấn đáp, giải thích.
IV. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định tổ chức:
9A 	9B	9C
 2. Kiểm tra bài cũ: không.
 3. Giảng bài mới:
 - Tình hình tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta như thế nào?
1. Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam.
-Trung bình mỗi ngày có khoảng 40 người chết, 80 người bị thương do tai nạn giao thông. (70% số người bị thương do chấn thương sọ não).
 - Những nguyên nhân nào gây ra tai nạn giao thông đường bộ?
 2. Nguyên nhân:
- Đường xá chật hẹp - chất lượng xấu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Phương tiện giao thông tăng quá nhanh cả ô tô và mô tô.
- Ý thức của người dân khi tham gia giao thông còn kém.
 - Trong đó nguyên nhân nào là chủ yếu?
- Ý thức của con người khi tham gia giao thông là chủ yếu.
 - Nêu những biện pháp khắc phục để giảm thiểu tai nạn giao thông?
 2. Cách khắc phục:
- Nâng cấp, mở rộng hệ thống đường xá để dần đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế tới mọi người dân về luật an toàn giao thông. Để mỗi người có ý thức tự giác chấp hành luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông.
 - Biện pháp nào để giảm thiểu số người bị chấn thương sọ não?
- Mỗi người cần phải tự giác đội mũ bảo hiểm và nhắc nhở người thân hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
 - Công dân có trách nhiệm gì

File đính kèm:

  • docgiao an cd9(1).doc
Giáo án liên quan