Giáo án Giáo dục công dân 9 - Bài 7: Năng động, sáng tạo

a. Phương pháp: Đàm thoại. Diễn giảng.Động não.Giải quyết vấn đề.

c.Cách thực hiện:

- Nêu quan niệm sau:

 Có ý kiến cho rằng“ HS còn nhỏ tuổi thì không thể sáng tạo và không cần phải sáng tao 5 vì nhiệm vụ chính của HS là chỉ lo học ”

? Em đồng ý với ý trên không, vì sao?

- Giúp HS liên hệ tìm dẫn chứng: HS dù còn nhỏ nhưng càn tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, tự tìm ra phương pháp học tập tự rèn luyện tốt nhất mới có thể học tập tốt -> Vượt khó, đạt mục đích.

? Hãy nêu ví dụ chứng minh: Nhờ có năng động, sáng tạo vượt qua khó khăn, thành công?

- GV cần gợi ý thêm để HS liên hệ, phát biểu, tranh luận.

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 26584 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 - Bài 7: Năng động, sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 12, 13 Ngày soạn:15/10/1014
TIẾT: 12, 13 Ngày dạy: 22/10/2014
Bài7
NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào năng động, sáng tạo.
- Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo.
- Biết càn làm gì để trở thành ngươi năng động, sáng tạo.
2. Kĩ năng:
 Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày.
Các kĩ năng cơ bản được giáo dục
- Kĩ năng tư duy, sáng tạo trong học tập, lao động và rèn luyện.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những suy nghĩ, hành vi, thói quen trì truệ, thụ động trong học tập, lao động, rèn luyện.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí các thông tin về tấm gương học tập, lao động, rèn luyện năng động, sáng tạo.
- Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện năng động, sáng tạo.
3. Thái độ:
 - Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.
 - Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.
II/ Tài liệu và phương tiện: 
1/ GV: Sách giáo khoa GDCD 9. Chuẩn kiến thức GDCD, Tấm gương sáng tạo; liên hệ bản thân.
2/ HS:+ Tìm hiểu phần ĐVĐ và trả lời gợi ý.
 +Sưu tầm chuyện kể về các tấm gương có năng động, sáng tạo.
 + Vì sao cần phải năng động, sang tạo?
 + Em làm gì để thể hiện sự năng động sáng tạo trong học tập, cuộc sống?
III/ Các hoạt động dạy học:
 1.Ổn định: (1 phút)
 2. Kiếm tra bài cũ: (4 phút)
? Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa như thế nào? Giới thệu về truyền thống tốt đẹp của quê hương em?
 -> Ý nghĩa:
- Truyền thống dân tộc là vô cùng quý giá góp phần tích cực vào quá tình phát triển của dân tộc, mỗi cá nhân.
- Chúng ta cần phải bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-> Giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của quê hương.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NÔI DUNG
TIẾT 1
HĐ1: Giới thiệu bài. (2 phút)
- Nêu tình huống: 
 Có ý kiến cho rằng“ năng động, sáng tạolà chủ động, dám nghĩ, dám làm, say mê ghiên cứu tìm ra cái mới, nhưng đồng thời cũng là việc làm liều lĩnh, bất chấp thủ đoạn để đạt mục đích của mình”
? Em suy nghĩ như thế nào về ý trên? 
=> Ý kiến trên có phần không đúng: năng động, sáng tạo là việc làm liều lĩnh, bất chấp thủ đoạn để đạt mục đích của mình.
- Chuyển ý vào bài.
- Lắng nghe GV nêu tình huống,
- Suy nghĩ, ý kiến cá nhân. 
-> Sai. Vì để đạt mục đích mà liều lĩnh, bất chấp thủ đoạn sẽ làm ảnh hưởng đến người khác, có thể vi phạm pháp luật
HĐ2: Hướng dẫn khai thác nội dung đặt vấn đề để hiểu thế nào là năng động, sáng tạo. (28 phút)
a. MT: Giúp HS hiểu thế nào là năng động, sáng tạo.
b. Phương pháp: Đàm thoại. Diễn giảng.Động não.Giải quyết vấn đề.
c.Cách tiến hành:
 - Yêu cầu 3 HS đọc truyện ở phần đặt vấn đề vàcâu hỏi gợi ý.
- Nêu câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi xơn, tìm chi tiết thể hiện năng động, sáng tạo của Ê-đ-xơn?
=> Ê-đi-xơn có tính năng động, sáng tạo.
? Em có nhận xét gì về việc làm của Lê Thái Hoàng? chi tiết thể hiện năng động, sáng tạo của của Lê Thái Hoàng? 
=> Hoàng là người tích cực, chủ động trong học tập.
? En có nận xét gì về họ?
Theo em việc làm đó đem lại hiệu quả gì cho Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng?
? Thế nào là năng động, sáng tạo?
- Nêu tình huống sau( Ghi ở bảng phụ)
1. Trong học tập bao giờ An cũng làm theo những điều thầy cô đã thực hiện trên lớp.
2. Mặc dù trình độ học vấn không cao nhưng ông Lũy luôn tự tìm tòi, học hỏi để tìm ra cách làm riêng của mình.
? Em có nhận xét gì về cách làm của ông Lũy và An?
=> Chốt: ông Lũy là người có sáng tạo.
? Theo em thế nào là sáng tạo?
- 3 HS lần lược đọc phần đặt vấn đề và gợi ý.
- Phát biểu cá nhân.
-> Ê-đi xơn tự suy nghĩ, tìm ra cái mới. Chi tiết thể hiện năng động, sáng tạo của Ê-đ-xơn: Để phẩu thuật cho mẹ đã nghĩ ra cách đặt gương sung quanh giường mẹ, đặt các nến dầu trước gương , điều chình cho ánh sáng tập trung đúng chổ để thầy thuốc mổ cho mẹ.
+ Lê Thái Hoàng: Tìm tòi nghiên cứu ra cách giải toán mời, nhanh hơn; Đến thư viện tìm bài toán khó để giải, dịch ra tiếng Việt.
+ Làm việc kiên trì, thức đến 1,2 giờ đêm đến khi giải được mới thôi.
-> Đem lại vinh quang và kết quả tốt trong công việc.
+ Ê-đi-xơn: Cứu sống mẹ -> Trở thành nhà phát minh lớn.
+ Hoàng: Đạt huy chương vàng kì thi toán quốc tế.
-> Giúp con người tìm, phát minh ra cái mới để thúc đấy xã hội phát triến.
- Suy nghĩ, tóm lược ý, trả lời theo gợi ý..
-> Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Đọc TH ở bảng phụ, trao đổi theo bàn, ý kiến.
-> An: Học rập khuôn theo cái có sẵn.
Ông Lũy có sự sáng tạo tìm ra cái mới, cách làm việc tốt hơn.
> Là say mê nghiên cứu , tìm tòi để tìm ra cái mới, những gía trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.
1. Khái niệm:
- Năng động: tích cực, chủ động, giám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo: say mê nghiên cứu , tìm tòi để tìm ra cái mới, những gía trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.
HĐ3: Hướng dận liên hệ thực tế để thấy được biểu hiện củ tính năng động, sáng tạo và ngược lại và rút ra ý nghĩa. (10phút)
a.MT: Giúp HS biết biểu hiện của tính năng động, sáng tạo và ngược lại và rút ra ý nghĩa.
a. Phương pháp: Đàm thoại. Diễn giảng.Động não. Trò chơi
c.Cách tiến hành:
- Tổ chức trò chơi tiếp sức cho hoạt động này.
+ Phổ biến luật chơi.
+ Chia HS thành 2 đội A và B.
Đội A: Tìm hành vi biểu hiện tính năng động, sáng tạo?
Đội B: Tìm hành vi biểu hiện thiếu?
+ Nhận xét, sửa sai.
? Vậy, năng động, sáng tạo có cần thiết với mỗi người không? Vì sao?
Kết luận: năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của mỗi người thong thời kì CNH-HĐH đất nước đòi hỏi co người phải tạo ra cái mới, phát minh mới để rút ngắn thòi gian lao động, đạt hiệu quả công việc cao.
- Tham gia trò chơi.
+ Thực hiện thành 2 đội A và B.
Tìm được hành vi theo yêu cầu
- Nhận xét kết quả đội bạn.
-> cần. Vì nó giúp con người vượt qua khó khăn, đạt kết quả cao trong học tập, lao động và đem lại vinh dự cho bản thân, gia đình, đất nước
2. Ý nghĩa:
Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có vì:
- Giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách, đạt kết quả nhanh nhất.
- Đem lại vinh cho bản thân, gia đình, đất nước
TIẾT 2
HĐ4: Định hướng tìm phương pháp rèn luyện để trở thành người năng động, sáng tạo . (19 phút)
a.MT: Biết cách rèn luyện để trở thành người năng động, sáng tạo 
a. Phương pháp: Đàm thoại. Diễn giảng.Động não.Giải quyết vấn đề.
c.Cách thực hiện: 
- Nêu quan niệm sau: 
 Có ý kiến cho rằng“ HS còn nhỏ tuổi thì không thể sáng tạo và không cần phải sáng tao 5 vì nhiệm vụ chính của HS là chỉ lo học ”
? Em đồng ý với ý trên không, vì sao? 
- Giúp HS liên hệ tìm dẫn chứng: HS dù còn nhỏ nhưng càn tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, tự tìm ra phương pháp học tập tự rèn luyện tốt nhất mới có thể học tập tốt -> Vượt khó, đạt mục đích.
? Hãy nêu ví dụ chứng minh: Nhờ có năng động, sáng tạo vượt qua khó khăn, thành công?
- GV cần gợi ý thêm để HS liên hệ, phát biểu, tranh luận.
? Theo em HS có thể rèn luyện được tính năng động, sáng tạo không? Vì sao?
? Rèn luyện tính năng động, sáng tạo bằng cách nào?
- Gợi ý liên hệ tìm gương năng động, sáng tạo.
- GV treo tranh : Nguyễn Ngọc Ký, Lương Đình Của,...=> Nhờ năng động, sáng tạo đã trở thành Hs giỏi, vượt qua số phận, tìm ra phát minh mới.
- Liên hệ về tấm gương năng động, sáng tạo ở địa phương.
- Lắng nghe GV nêu .
- Suy nghĩ, ý kiến cá nhân. 
-> Không đồng ý, vì HS cũng có thể sáng tạo trong học tập, tìm cách học tốt hơn. 
-> Nhà nghèo nhưng vẫn cố gắng học, học tốt.
+ Nghĩ ra cách làm toán mới.
+ Tự làm đồ dùng học tập.
-> Năng động có thể rèn luyện được, còn sáng tạo thì không. Vì sáng tạo cần có sự thông minh.
-> Rèn luyện bằng cách kiên trì, chăm chỉ, siêng năng học tập, làm việc.
+ Cố gắng vượt khó, tự tìm cách học tốt cho mình.
- Liên hệ tìm gương năng động, sáng tạo.
- Chú ý những tấm gương GV vừ nêu.
-> Lê Thanh Liêm -> Máy hút bùn. 
3. Rèn luyện:
- Tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống.
- Có ý thức học tập tốt.
- Có phương pháp học thích hợp.
-Tích cực áp dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống.
HĐ5: Tổ chức luyện tập. (14 phút)
a.MT: Biết vận dụng kiến thức, củng cố.
 a. Phương pháp: Đàm thoại. Diễn giảng.Động não.Giải quyết vấn đề.
c.Cách thực hiện: 
- Gợi ý làm bài tập trong SGK.
Bài tập 1 SGK trang 29,30.
? Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo? Vì sao?
( Nội dung trong SGK)
=> Chốt lại đáp án.
- Hành vi thể hiện tính năng động, sáng tạo: b,đ,e,h.
 - Hành vi không thể hiện năng động, sáng tạo: a,c,d,g
- Tổ chức thảo luận nhóm bài tập 2,3,4. Gọi đại diện trình bài.
Bài tập 2 SGK trang 30.
Em tán thành hay không tán thành quan điểm nào sau đây? Vì sao?
Nhận xét, chốt ý đúng như đáp án.
+ Không tán thành: a,b,c,đ
+ Tán thành: d,e
Bài tập3 SGK trang 30.
 ? Hành vi nào thể hiện tính năng động, sáng tạo?
Nhận xét, chốt ý đúng như đáp án.
Hành vi: a,b,c thể hiện tính năng động, sáng tạo.
Bài tập6 SGK trang 31.
Hãy nêu khó khăn mà em gặp phải trong cuộc sống và tự xây dựng kế hoạch thực hiện khó khăn đó?
 - Hướng dẫn thêm để HS tự xây dựng kế hoạch vượt khó cho bàn thân bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh bản thân.
- Làm bài tập, ý cá nhân.
-> Hành vi thể hiện tính năng động, sáng tạo:a,đ,e,h và giải thích vì sao.
 Hành vi không thể hiện năng động, sáng tạo: c,d,g
- Thực hiện nhóm, thảo luận, trả lời theo yêu cầu.
- Ý kiến:
+ Không tán thành:a,b,c,đ
+ Tán thành: d,e
Vì năng động, sáng tạo là cần có ở mỗi người lao động trong mọi thời đại.
-> Hành vi thể hiện tính năng động, sáng tạo: a,b,e
 Giải thích.
- HS trình bày nhiều ý kiến cá nhân, có thể:
+ HS yếu môn toán -> cố gắng đi học đều, tham gia học nâng kém…
- Làm bài tập ở nhà theo gợi ý.
HĐ5: Hướng dẫn rèn luyện kĩ năng, củng cố kiến thức (10 phút)
a.MT: Biết thể hiện các kĩ năng. 
b.Cách thực hiện: 
- Nêu câu hỏi.
? Tìm các câu ca dao, tục ngữ thể hiện tính năng động,sáng tạo?
=> GV có hể nêu thêm một số các câu ca dao, tục ngữ thể hiện tính năng động, sáng tạo.
=> Kết luận: HS cần học hỏi, phát huy năng động, sáng tạo như Bác Hồ đã dạy: Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ, đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “ Vì sao?”, “ Đều phải suy nghĩ kĩ càng”. Có năng động, sáng tạo sẽ giúp ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, thành công.
- Suy nghĩ, phát biểu.
+ Thua keo này bày keo khác.
+ Có chí thì nên.
+ Cần cù bù thông minh.
+ Học đi đôi với hành.
+ Học một biết mười.
+ Thua keo này bày keo khác.
+ Siêng học thì hay…
- Lắng nghe GV.
 4. củng cố: (Lồng vào hoạt động)
 5. Dặn dò: (2 phút)
- Học bài.
- Làm bài tập rèn luyệ 6 trong SGK.
- Chuẩn bị bài 9 “ Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả”.
 + Tìm hiểu bài qua gợi ý.
 + Sưu tầm gương làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
 + Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là gì?
 + Vì sao cần làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
Duyệt, Ngày 18/10/2014
Cô Thành Phận

File đính kèm:

  • docTUẦN 12 Năng động sáng tạo.doc
Giáo án liên quan