Đề thi chọn học sinh giỏi Giáo dục công dân 9

Câu 2: (4điểm)

- Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp không được trái với Hiến pháp

- Hiến pháp nước ta có 5 lần ban hành và sửa đổi đó là vào các năm: 1946;1959;1980;1992; 2000.

- Lý do: Để phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn cách mạng

- Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân vì: Nhà nước ta là thành quả của cuộc cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi Giáo dục công dân 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SÔ 17
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Môn thi: GDCD ; LỚP: 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (4 điểm)
Hãy so sánh sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật ? Học sinh cần có tính tôn trọng pháp luật và kỉ luật không ? Vì sao ? Tính kỉ luật của học sinh được biểu hiện như thế nào trong học tập , trong sinh hoạt hằng ngày ,ở nhà trường và cộng đồng ? 
Câu 2: (4 điểm)
Hiến pháp là gì? Hiến pháp nước ta có bao nhiêu lần ban hành, sửa đổi và bổ sung? Lý do vì sao phải ban hành, sửa đổi và bổ sung Hiến pháp mới? 
 Tại sao nói: “Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân”? Bộ máy nhà nước gồm những cơ quan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? Vì sao?
Câu3: (4 điểm)
Hưởng ứng đợt phát động thi đua lập thành tích chào mừng 30 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, là một học sinh để thể hiện lòng thành kính với thầy cô giáo em hãy giới thiệu một câu ca dao hoặc tục ngữ về chủ đề “ Tôn sư trọng đạo ” và trình bày hiểu biết của em về chủ đề đó .
 Câu 4: (3điểm)
 	Trong xu thế hiện nay, hợp tác quốc tế là vấn đề tất yếu của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang trở nên một trong những điển hình của xu thế đó.
 	a. Bằng hiểu biết của mình em hãy làm rõ nhận định trên?
 	b. Em hãy nêu những vấn đề nóng bỏng, mang tính toàn cầu mà hiện nay nhân loại đang phải đối mặt ? 
Câu 5: (5điểm)
	a) Em hãy giải thích mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật trong câu nói của Bác Hồ: “ Khi bàn bạc công việc gì xong, đã quyết định thì phải triệt để thi hành”
	b) Đầu năm học, bất kì trường nào cũng tổ chức cho học sinh học tập nội quy. Có bạn cho rằng có mấy điều nội quy mà năm nào cũng học, mất thì giờ quá! Theo em, ý nghĩ của bạn đó đúng hay sai? Vì sao? Trong nội quy có nội dung dân chủ và kỉ luật. Em hãy nêu ra một số điều.
	c) Phân tích và chứng minh nhận định; “ Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
Môn thi : GDCD - LỚP 9
Nội dung
Điểm
Câu 1: (4 điểm)
 Pháp luật 
 Kỉ luật 
Là các quy tắc xử sự chung 
Có tính bắt buộc 
Đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục , thuyết phục cưỡng chế 
VD: Luật giao thông đường bộ quy định chung cho mọi người và các phương tiện giao thông phải thực hiện , nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật 
- Quy định , quy ước của một cộng đồng , tập thể 
- Do cơ quan , tập thể , tổ chức đề ra 
- Đảm bảo hành động thống nhất , chặt chẽ 
VD : học sinh đến trường phải đồng phục , nghỉ học phải có đơn xin phép  nếu không thực hiện đúng nội quy tùy theo mức độ xử lí có thể bị nhắc nhỡ , phê bình 
+ Học sinh cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật vì : ( Học sinh tự nêu theo quan điểm cá nhân ) 
Mỗi cá nhân học sinh biết thực hiện tốt kỉ luật thì nội quy nhà trường sẽ được thực hiện tốt , nề nếp học tập sẽ đạt được kết quả tốt , có chất lượng 
Học sinh biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần làm cho xã hội bình yên có trật tự , kỉ cương .
+ Tính kỉ luật của học sinh được thể hiện : 
Trong học tập : Tự giác , đi học đúng giờ , đều đặn , làm bài tập đầy đủ , không quay cóp, không sử dụng tài liệu khi kiểm tra , khi thi , chú ý nghe giảng bài , giữ trật tự trong giờ học 
Trong sinh hoạt hằng ngày , ở nhà trường và ở cộng đồng : Hoàn thành trách nhiệm được giao , giúp đỡ bố mẹ , có trách nhiệm với công việc chung , có lối sống lành mạnh 
1,5đ
1 đ
1,5đ
Câu 2: (4điểm)
- Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp không được trái với Hiến pháp
- Hiến pháp nước ta có 5 lần ban hành và sửa đổi đó là vào các năm: 1946;1959;1980;1992; 2000.
- Lý do: Để phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn cách mạng
- Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân vì: Nhà nước ta là thành quả của cuộc cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân.
- Bộ máy nhà nước bao gồm loại cơ quan:
 + Cơ quan quyền lực .
 + Cơ quan hành chính.
 + Cơ quan xét xử.
 + Cơ quan kiểm sát.
- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất vì: Quốc hội do nhân dân bầu ra và được nhân dân giao cho nhiệm vụ trọng đại của quốc gia. Để quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước.
1
0,5
0,25
0,5
1
0,75
Câu 3 ( 4 điểm) Yêu cầu trình bày được các nội dung sau:	
- Nêu được một câu ca dao hoặc tục ngữ đúng chủ đề tôn sư trọng đạo 
- Nêu được: Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi lúc mọi nơi; coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo, có những hành động đền đáp công ơn thầy cô giáo 
- Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo:
+ Đối với bản thân: tôn trọng và làm theo lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ, trở nên người có ích cho gia đình và xã hội
+ Đối với xã hội: tôn sư trọng đạo giúp các thầy cô giáo làm tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình là tạo nên những lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội
+ Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, chúng ta cần giữ gìn và phát huy. (so sánh trước đây, hiện nay) 
- Nêu được những tình cảm thái độ cao đẹp trong cuộc sống hàng ngày thể hiện tôn sư trọng đạo 
- Phản ánh hiện tượng trái với tôn sư trọng đạo trong xã hội hiện nay (lấy ví dụ liên hệ ) => 
- Liên hệ bản thân, cảm xúc 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4 (3.0 điểm) Yêu cầu nêu được:
a)
 - Bất cứ quốc gia ,dân tộc nào cũng cần phải tham gia nếu không sẽ tụt hậu 
 -Cộng đồng thế giới sẽ giải quyết những vấn đề bức xúc,mang tính toàn cầu làm phong phú thêm nền văn hóa nhân loại.
 -Việt Nam:
 +Học hỏi kinh nghiệm,tiếp thu được những thành tựu khoa học- công nghệ ,kỹ thuật ......
 +Thu hút được vốn đầu tư,giải quyết việc làm.......
 +Nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế
-Thực tế chứng minh:
 +Việt Namgia nhập các tổ chức quốc tế như SEAN,WTO.......
 +Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế ,văn hóa, giáo dục.....
-Liên hệ bản thân:Ra sức học tập,hợp tác với mọi người trong học tập, lao động , trong sinh hoạt hàng ngày.
b)Chiến tranh bùng nổ dân số, đói nghèo bệnh tật,ô nhiễm môi trường,tai nạn giao thông.........
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5: ( 5 điểm)
a/ -Thể hiện đã phát huy quyền dân chủ: Tham gia bàn bạc.
 -Khi đã bàn bạc xong, đã nhất trí thì phải thực hiện để đảm bảo kỉ luật.
1
 b/
-ý nghĩ đó là sai. Vì học sinh cần nắm rõ nội quy của nhà trường để thực hiện đúng bổn phận, nghĩa vụ của người học sinh thực hiện tốt quyền nghĩa vụ của mình 
- Một số điều thể hiện tính dân chủ 
+ Góp ý kiến khi phát hiện thấy những điều không phù hợp trong nội quy;
+ Đưa ra ý kiến xác đáng về học tập 
- Tính kỉ luật: 
+ Không ăn mặc sai quy định; 
+ Có thái độ tôn trọng thầy cô giáo;
+ Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp 
2
 c/ 
làm rõ ý nghĩa của dân chủ, ý nghĩa của kỉ luật, cho ví dụ minh hoạ.
- Một tập thể nếu đảm bảo tốt cả tính dân chủ và kỉ luật tạo ra sức mạnh tập thể thống nhất ý chí và hành động đưa ra phương hướng tốt cho tập thể đó, xây dựng tập thể ngày càng mạnh.
2

File đính kèm:

  • docDe dap an thi HSG mon GDCD 9 THCS Do Dong.doc
Giáo án liên quan