Giáo án Giáo dục công dân 8 - Nguyễn Văn Thành - Tuần 11
1.Khái niệm: Tự lập là tự làm lấy giải quyết
công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc người khác
2. Biểu hiện:
a. Biểu hiện của tính tự lập
- Tự tin, bản lĩnh, kiên trì
- Dám đương đầu với mọi khó khăn gian khổ - Nỗ lực phấn đấu: vươn lên trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống.
b. Hành vi trái với tính tự lập:
- Nhút nhát.
- Lo sợ.
- Ngại khó.
- Ỷ lại, dựa dẫm.
- Phụ thuộc vào người khác.
Tuần: 11 Ngày soạn: 24/ 10/ 2014 Tiết PPCT: 11 Ngày dạy : 27/ 10/ 2014 Bµi 10: TỰ LẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: - Tự lập là gì? - Nêu được 1 số biểu hiện của người có tính tự lập - Ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân gia đình và xã hội 2. Kĩ năng : - Biết tự giải quyết những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, sinh hoạt cá nhân 3. Thái độ : - Thích sống tự lập không đồng tình với lối sống dựa dẫm ỉ lại phụ thuộc người khác - Cảm phục và học hỏi những người xung quanh có tính tự lập II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC: - Kĩ năng xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện ý nghĩa của tự lập trong cuộc sống. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin - Kĩ năng đặt mục tiêu; đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính lập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1.Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp học 1.Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp học 8A1:Vắng:….P:…………… KP:…………….. 8A4:Vắng:….P:…………… KP:………..…... 8A2:Vắng:….P:…………… KP:…………..... 8A5:Vắng:….P:…………… KP:……..……... 8A3:Vắng:….P:…………… KP:…………..... 8A6:Vắng:….P:…………… KP:…………..... KP:…………………………..) 2. Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? - Làm bài tập 2 ( a, b,c ,d tr 24 SGK) 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Sử dụng sự tích trái dưa hấu để vào bài? (HS kể câu chuyện trên, đặt câu hỏi: Em thích nhất nhân vật nào? Tại sao?) Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1 :Thảo luận nhóm Phần 1 đặt vấn đề - 2 học sinh đọc phần đặt vấn đề - Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: (?) Tại sao bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng? HS : Thảo luận và cử đại diện trình bày. (?) Việc anh Thành đưa 2 bàn tay lên và nói với anh Lê .... điều đó nói lên điều gì? - Gv nhận xét, mô tả quá trình tìm đường cứu nước của Bác thông qua lược đồ. GV: Kết luận phần này. * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học (?) Đàm thoại thế nào là tự lập ? + Lấy ví du: Gv đưa ra 3 chủ đề : tự lập trong học tập, công việc , trong sinh hoạt cá nhân - Mỗi nhóm cử 1 người nêu 1 ví dụ nhóm sau không trùng nhóm trước (?) Tính tự lập được biểu hiện như thế nào ? (?) Hành vi trái với tự lập là gì ? (?) Khác với tự lập là gì? (?) Ý nghĩa của tính tự lập ? (?) Em rút ra bài học gì cho bản thân ? (?) Hs cần làm gì để rèn luyện tính tự lập ? Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập . Mục tiêu: Nhằm giúp HS khắc sâu nội dung bài học. - Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập . - Hs đánh dấu ý kiến tán thành và giải thích - Gv kết luận bài tập đúng . I. ĐẶT VẤN ĐỀ + Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng vì : - Bác Hồ có sẵn lòng yêu nước . - Bác Hồ có lòng quyết tâm hăng háI của tuổi trẻ, tin vào chính mình, sức mình, không sợ khó khăn gian khổ, có ý chí tự lập cao . + Bác Hồ là người yêu nước có ý chí, bản lĩnh, tự tin. II. NỘI DUNG BÀI HỌC 1.Khái niệm: Tự lập là tự làm lấy giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc người khác 2. Biểu hiện: a. Biểu hiện của tính tự lập - Tự tin, bản lĩnh, kiên trì - Dám đương đầu với mọi khó khăn gian khổ - Nỗ lực phấn đấu: vươn lên trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống. b. Hành vi trái với tính tự lập: - Nhút nhát. - Lo sợ. - Ngại khó. - Ỷ lại, dựa dẫm. - Phụ thuộc vào người khác. 3.Ý nghĩa - Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cá nhân - Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống - Họ xứng đáng được mọi người kính trọng. 4. Cách rèn luyện: Học sinh cần làm - Rèn luyện từ nhỏ - Trong học tập - Trong công việc - Sinh hoạt hằng ngày III. BÀI TẬP. Bài 2 : Những ý kiến đúng : c, d, đ, e. 4. Củng cố : - Tự lập là gì? Nêu ý nghĩa của tính tự lập? 5. Đánh giá: - Tình huống: “ Ngày mai có giờ kiểm tra toán, nhưng hôm nay Toàn vẫn đi chơi. Vì Toàn nghĩ rằng, mình ngồi cạnh Hùng nên nếu làm không được thì thế nào Hùng cũng cho xem bài.” Em có nhận xét gì về suy nghĩ của Toàn? 6. Hoạt động nối tiếp : - Hs lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân - Làm các bài tập SGK - Chuẩn bị bài 12 7. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GDCD 8 tuan 11.doc