Giáo án Giáo dục công dân 8 bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
* Vì khi chiến tranh kết thúc những quả bom mìn và vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi trong lòng đất ,nhất là ở địa bàn ác liệt như Quảng Trị .
* Tại Quảng Trị từ 1985-1995số người chết và bị thương là 474 người, do bị bom mìn mà ảnh hưởng đến tính mạng ,sức khỏe. Gây ô nhiễm môi trường.
* Tình hình cháy gây thiệt hại cho cả nước 5871 vụ cháy thiệt hại về tài sản lên đến 902.910 triệu đồng .
* Do thực phẩm bị nhiễm khuẩn ,do lượng thuốc bảo vệ thực vật ,ngộ độc cá nóc, và nhiều lí do khác .
TUẦN :23 TIẾT: 22 NGÀY DẠY:......./........../...... BÀI : 15 PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ CHÁY NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI. 1.MỤC TIÊU: 1.1/Kiến thức. -Học sinh biết nhận dạng được các loại vũ khí thông thường, chất nổ, độc hại và tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại đó đối với con người và xã hội. -HS hiểu được một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. 1.2/Kĩ năng. - Học sinh thực hiện được kĩ năng nghiêm chỉnh chấp hành các quy định nhà nước về phòng ngừa tai nạn vũ khí và các chất độc hại. - Học sinh thực hiện thành thạo nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện. 1.3/Thái độ. - Học sinh có thói quen đề phòng tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. - Tính cách tích cực nhắc nhở người khác đề phòng tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại . 2./NỘI DUNG HỌC TẬP: -Phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí ,cháy nổ và các chất độc hại khác . -Sự cần thiết nắm vững các quy định của nhà nước . 3.CHUẨN BỊ: 3.1/Giáo viên : Tranh :Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ . 3.2/ Học sinh :Xem bài trước ở nhà. 4./TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1/Ổn định tổ chức và kiểm diện : 8a1 :................... 8a2 :...................... 8a3 :.................... 4.2/Kiểm tra miệng: Câu 1 : Nội dung kiểm tra bài cũ : ? HIV/AIDS là gì ? Tác hại ?: (10đ) HS:-HIV là ten một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người .( 3đ) - AIDS: là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.( 3đ) -Tác hại : Ảnh hưởng kinh tế , giống nòi..( 4đ) ?Nêu con đường lây truyền, cách phòng tránh và quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS ? ( 10đ) HS: SGK.( 10đ) Câu 2 : Kiểm tra kiến thức liên quan đến bài mới ? Em hãy cho biết nội dung bài học của chúng ta hôm nay là gì ? HS : Bài 15 : Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. 4.3/Tiến trình bài học : *Giới thiệu bài: Ơ nước ta nhà nươc đã ban hành chỉ thị nghiêm cấm việc tàng trữ ,sử dụng pháo từ năm 1995. Vậy vì sao lại nghiêm cấm ? HS: Gây ra nhiều thiệt hại lớn về người và tài sản. GV: Hàng năm có nhiều vụ cháy làm thiệt hại lớn về người và của.Vậy chúng ta làm gì để phòng ,chống cháy nổ và các chất độc hại chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1:Phương pháp sưu tầm điều tra.(Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin ) Mục tiêu: Kiến thức: HS biết tìm kiếm thông tin. Kĩ năng: HS có kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin Hs: Đọc các thông tin SGK trang 41-42. GV: Nhận xét cách đọc của học sinh . ?Vì sao hiện nay vẫn có người chết do trúng bom mìn gây ra ? Nhiều nhất là ở đâu ? ? Qua thông tin 1,bom mìn đã gây ra hậu quả gì ? * Mở rộng :Mĩ đã thả 15 triệu tấn bom xuống nước ta và thống kê còn hơn 8 triệu tấn nữa vẫn chưa nổ còn nằm trong lòng đất . ? Tình hình cháy xảy ra ở nước ta đã gây ra thiệt hại gì trong thời gian từ 1998-2000? ?Nêu các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ? *Lưu ý :Các trường học , y tế , xí nghiệp luôn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. ? Nêu những thiệt hại do ngộ độc thực phẩm gây ra ? * Thảo luận : 3 phút . Nhóm 1 :Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin trên ? Nhóm 2: Những tai nạn đó xảy ra là do những nguyên nhân nào ? Nhóm 3: Cần là gì để hạn chế , loại trừ những tai nạn đó? HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả. HS: Nhóm khác nhận xét , bổ sung . GV: Nhận xét, đánh giá , tuyên dương . Bài tập 1 SGK: Chất dễ gây tai nạn nguy hiểm cho con người :a,c,d,đ,đe,g,h, i, lđ. HOẠT ĐỘNG 2 :20 phút Mục tiêu : - Kiến thức : -Hậu quả của tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. -Kĩ năng : Nắm những quy định của pháp luật . Thủ thuật Mảnh ghép : ( 2 phút ) Nhóm 1 : Tình huống do tai nạn vũ khí. Nhóm 2: Tình huống do cháy nổ . Nhóm 3: Tình huống do ngộ độc thực phẩm . Vòng 2: (3 phút )Tính chất nguy hiểm và cách phòng ngừa . : ? Kể tên các loại vũ khí cháy nổ và các chất độc hại mà em biết ? ? Các chất trên có lợi và có hại gì ? * Nhấn mạnh : Các chất trên rất cần thiết cho cuộc sống của con người .Vậy nếu không cẩn thận sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng . ? Nêu các hành vi vi phạm pháp luật từ các chất trên ? HS: Buôn bán vũ khí, dùng mìn đánh bắt cá, dùng vũ khí giết người , sự cố kĩ thuật ? Hãy cho biết hậu quả của các hành vi trên ?Gây ảnh hưởng gì đến môi trường?(Giáo dục môi trường ) Liên hệ : Rừng quốc gia U Minh ( Thuộc Kiên Giang và Cà Mau) bị cháy. Hãy dự đoán nếu ai cũng sử dụng vũ khí tùy tiện ? HS: Mất an ninh trật tự , xã hội rối loạn , kỉ cương pháp luật không nghiêm . * Trực quan : Cho học sinh quan sát tranh phòng chống cháy nổ và các chất độc hại. ? Pháp luật có những quy định gì về phòng cháy ,chữa cháy ? Cho học sinh đọc điều 13,17,33,luật phòng cháy chửacháy năm 2001 .điều 232,238,244,Bộ luật hình sự 1999 . * Giải thích : Thế nào là tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, các chất nổ. * Liên hệ :Tình hình thực hiện các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy ,nổ và các chất độc hại ở địa phương em? ? Quy định nào là thực hiện tốt , và quy định nào thực hiện chưa tốt ? Vì sao ?( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi ) ? Hậu quả của những việc vi phạm đó ? ?Trách nhiệm của công dân học sinh trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí,cháy nổ và các chất độc hại ở địa phương em ?( giải quyết vấn đề ). I.ĐẶT VẤN ĐỀ: * Vì khi chiến tranh kết thúc những quả bom mìn và vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi trong lòng đất ,nhất là ở địa bàn ác liệt như Quảng Trị . * Tại Quảng Trị từ 1985-1995số người chết và bị thương là 474 người, do bị bom mìn mà ảnh hưởng đến tính mạng ,sức khỏe. Gây ô nhiễm môi trường. * Tình hình cháy gây thiệt hại cho cả nước 5871 vụ cháy thiệt hại về tài sản lên đến 902.910 triệu đồng . * Do thực phẩm bị nhiễm khuẩn ,do lượng thuốc bảo vệ thực vật ,ngộ độc cá nóc, và nhiều lí do khác . * Thiệt hại ngộ độc :1999-2000 có gần 20.000 người bị ngộ độc thực phẩm ,246 người bị tử vong.-Riêng TP.HCM xảy ra với 29 vụ với 930 người bị ngộ độc , 2 người tử vong . * Các thông tin trên đều gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng , cho thấy đó là tính chất nguy hiểm của tai nạn vũ khí ,cháy , nổ và các chất độc hại. * Rất nhiều nguyên nhân : Chiến tranh , thiếu hiểu biết, thiếu kỉ năng , vô trách nhiệm ,tham lam , bất chấp nguy hiểm * Cần phải có luật của nhà nước , tìm hiểu kĩ các qui định đó để phòng ngừa hạc chế tai nạn vũ khí cháy ,nổ và các chất độc hại. II. NỘI DUNG BÀI HỌC : 1.Hậu quả : Tổn thất lớn về tính mạng và tài sản của cá nhân ,gia đình ,xã hội .Thiệt hại về người bị thương ,tàn phế, chết người ,tài nguyên cạn kiệt ,gây ô nhiễm môi trường. 2. Quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy: -Cấm tàng trữ vận chuyển ,buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí cháy nổ, phóng xạ và các chất độc hại. -Chỉ những cơ quan tổ chức ,cá nhân được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ và sử dụng, chuyên chở các chất nổ ,chất cháy ,chất phóng xạ và các chất độc hại. -Cơ quan tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo quản chuyên chở sử dụng vũ khí cháy nổ chất cháy, chất phóng xạ chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn , có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn. Khoảng 13h35 ngày 14/5, tại Khu công nghiệp (KCN) Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đã xảy ra một vụ chay lớn, thiêu rụi tòan bộ phân xưởng thành phẩm của Công ty TNHH Hoa Đức (100% vốn nước ngoài), chuyên sản xuất hộp quẹt ga. Thiệt hại, theo ước tính ban đầu, khoảng hơn 2 tỷ đồng, bao gồm hơn 1.200 m2 nhà xưởng bị cháy sập cùng toàn bộ thành phẩm, thiết bị đang sản xuất và 2 container sản phẩm chuẩn bị xuất khẩu 3.Công dân học sinh : -Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại . -Tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện . -Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác . 4.4/Tổng kết: Bài tập 3 trang 43: Đáp án : a. Cưa bom đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ . b.Sản xuất tàng trữ , buôn bán pháo vũ khí ,thuốc nổ chất phóng xạ . d.đốt rừng trái phép . e.Cho người khác mượn vũ khí . g.Báo cháy giả . Bài tập 4 SGK: :Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi . Phương pháp xử lí tình huống :Em có nhận xét gì về cách ứng xử của các nhóm ? Điều gì khiến em ứng xử như vậy ? Điều gì có thể xảy ra nếu em không ứng xử như thế ?(Kĩ năng ứng phó với sự nguy hiểm do chất cháy nổ ,chất độc hại gây ra ..) GV : Nhận xét đánh giá tuyên dương . Kết luận :Tình huống ( a),(b),(c): Cần khuyên ngăn mọi người. Tình huống (d): Cần báo ngay cho người có trách nhiệm . 4.5. Hướng dẫn học tập: * Đối với tiết học ở tiết này: -Ghi chép bài và học bài đầy đủ ( Nội dung bài học ). -Làm tất cả các bài tập ở SGK. -Tìm tấm gương thực hiện tốt việc phòng ngừa tai nạn do vũ khí chất nổ ,các chất độc hại gây ra . * Đối với tiết học ở tiết tiếp theo : -Xem chuẩn bị trước bài ở nhà tiếp theo bài 16: “Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác” . -Đọc kỉ: Đặt vấn đề ,nghiên cứu trước bài học . 5.PHỤ LỤC: Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 8. Học tập và thực hành theo chuẩn kiến thức,kĩ năng GDCD 8. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập GDCD 8. Kĩ năng sống GDCD 8.
File đính kèm:
- Bai_15_Phong_ngua_tai_nan_vu_khi_chay_no_va_cac_chat_doc_hai_20150727_015546.doc