Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân 8 học kì 2

3.QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN:

a.Quyền tự do ngôn luận:

-Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội .

b.Những quy định của Pháp luật về quyền ự do ngôn luận:

-Quyền công dân được cung cấp thông tin theo quy định của Pháp luật ,tự do báo chí.

- Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Kiến nghị với đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, góp ý kiến vào các văn bản dự thảo cương lĩnh,chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng .

- Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy tính quyền làm chủ của công dân góp phần xây dựng Nhà nước, quản lý xã hội.

c.Trách nhiệm của Nhà nước:

- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,phát huy đúng vai trò của mình.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2228 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân 8 học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập HK2
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
1.Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:
a.Quyền sở hữu tài sản của công dân:
- Quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. 
-Quyền sở hữu tài sản bao gồm: 
+ Quyền chiếm hữu:
+ Quyền sử dụng
+ Quyền định đoạt 
- Công dân có nghĩa vụ:
Tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tập thể và của nhà nước, khi vay nợ phải trả đầy đủ đúng hẹn. nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường
b.Trách nhiệm của nhà nước
- Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật quyền sở hữu của công dân.
- Quy định các biện pháp và các hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tùy theo mức độ, tính chất vụ việc; quy định trách nhiệm và cách bồi thường dân sự đối với những hành vi gây thiệt hại, mất mát, do vay mượn, thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.
- Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
c. Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng tài sản của người khác:
-Là nghĩa vụ tôn trọng tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác được biểu hiện:
-Nhặt được của rơi phải trả lại cho người sở hữu hoặc báo cho cơ quan có trách nhiệm để xử lý theo quy định của Pháp luật.
- Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn.
- Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, nếu hỏng phải sửa chữa hoặc bồi thường.
-Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của Pháp luật
2.QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN:
a. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. 
- Quyền khiếu nại: Là quyền của công dân đề nghị các cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo qui định của pháp luật, quyết định kỉ luật khi cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình.
-Quyền tố cáo:Là quyền của công dân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức.
-Quyền khiếu nại và tố cáo là 1 trong những quyền cơ bản của công dân.
-Công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua đơn.
b.Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo:
-Trách nhiệm của Nhà nước:
+Kiểm tra cán bộ công chức Nhà nước có thẩm quyền xem xét, khiếu nại, tố cáo trong thời hạn Pháp luật quy định.
+Xử lý nghiêm minh các hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và nhân dân.
+Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
- Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo: phải trung thực,khách quan,thận trọng và đúng quy định.
3.QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN:
a.Quyền tự do ngôn luận: 
-Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội .
b.Những quy định của Pháp luật về quyền ự do ngôn luận:
-Quyền công dân được cung cấp thông tin theo quy định của Pháp luật ,tự do báo chí.
- Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Kiến nghị với đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, góp ý kiến vào các văn bản dự thảo cương lĩnh,chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng .
- Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy tính quyền làm chủ của công dân góp phần xây dựng Nhà nước, quản lý xã hội.
c.Trách nhiệm của Nhà nước:
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,phát huy đúng vai trò của mình. 
4.Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
a.Hiến pháp là gì?
 Khái niệm: Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước,có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng,ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
b.Nội dung Hiến pháp:
Quy định những vấn đề nền tảng những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triền đất nước, bản chất nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.
c.Trình tự, thủ tục ban hành, sửa đổi Hiến pháp:
Hiến pháp do quốc hội xây dựng theo trình tự thủ tục đặc biệt được qui định trong Hiến pháp.

File đính kèm:

  • docDE_CUONG_GDCD_8.doc