Giáo án Giáo dục công dân 7 - Chủ đề: Phong cách, lối sống con người - Tiết 1, Bài 1: Sống giản dị - Năm học 2015-2016

1. Đinh nghĩa:

- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

2. Biểu hiện:

- Không xa hoa, lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài

3.Ý nghĩa:

- Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người.

- Sống giản dị được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Chủ đề: Phong cách, lối sống con người - Tiết 1, Bài 1: Sống giản dị - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 15/8/2015
CHỦ ĐỀ: PHONG CÁCH, LỐI SỐNG CON NGƯỜI (GỒM BÀI 1, 2, 3 )
 Tiết 1: BÀI 1 : SÔNG GIẢN DỊ
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	
 - Hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị.- Hiểu biểu hiện, ý nghĩa của sống giản dị.
2. Kĩ năng: 
- Học sinh tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong,cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người.
- Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.
3.Thái độ: - Học sinh có thái độ quí trọng sự giản dị, chân thật.
- Phê phán, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức .
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	- KN tư duy phê phán đối với những biểu hiện giản dị hoặc thiếu giản dị.
- KN tự nhận thức giá trị bản thân về đức tính giản dị.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Hình ảnh cuộc sống giản dị của Bác Hồ. Bảng phụ. 
2. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ. 
-Tranh ảnh , ca dao, tục ngữ về sống giản dị.
IV. Tiến trình dạy học:	
	1. Ổn định tổ chức
 2- Kiểm tra bài cũ :
	 Kiểm tra sách vở và việc chuẩn bị bài của học sinh. 	
	*. Giới thiệu bài: Giôùi thieäu chöông trình GDCD 7
 3 - Bài mới
Hoạt động thày - trò
Nội dung
- Họat động 1: giới thiệu bài
- Hoạtọat động 2: Tìm hiểu truyện .
HS: Đọc truyện.
-Em có nhận xét gì về trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc trên?
- Em hãy tìm thêm những ví dụ khác nói về tính giản dị của Bác Hồ ?
- Tính giản dị biểu hiện ở những khía cạnh nào trong cuộc sống?
HĐ3: Liên hệ thực tế: Tìm những biểu hiện của tính giản dị của những người xung quanh em?
Họat động 4: Tìm hiểu nội dung bài học 
GV: GV: Em hãy kể một số tấm gương sống giản dị ở lớp, tường và ngoài xã hội mà em biết ?	
Em hiểu thế nào là sống giản dị ? 
GV: Cho lớp thảo luận nhóm đôi.
GV: Tìm 5 biểu hiện của lối sống giản dị và 5 biểu hiện trái với lối sống giản dị? Vì sao em lại lựa chọn như vậy?
HS: Trái với giản dị: Xa hoa,lãng phí, phô trương về hình thức 
GV: Biểu hiện của lối sống giản dị là gì?
GV: Nhấn mạnh giản dị không có nghĩa là qua loa đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện
GV: Ý nghĩa của sống giản dị là gì ?
HS: được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ
GV: Nhận xét, chốt ý.
-Họat động 5: Bài tập:
GV: Cho HS làm bài tập a.
HS: trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, cho điểm. 
GV: Kết luận bài học. GV: Cho HS chơi sắm vai
I.Nội dung bài học:
1. Đinh nghĩa:
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. 
2. Biểu hiện:
- Không xa hoa, lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài	
3.Ý nghĩa:
- Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người.
- Sống giản dị được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
II. Bài tập:
 * Bài tập a SGK/5.
 - Bức tranh thể hiện tính giản dị của học sinh: 3
4./ Củng cố: Cho học sinh nhắc lại nội dung bài học 
5/ Dặn dò:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 6.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 6.
- Chuẩn bị bài 2: “Trung thực”.
+ Đọc truyện SGK trang 6. 
+ Xem nội dung và bài tập SGK trang 7, 8. 

File đính kèm:

  • docBai_1_Song_gian_di.doc