Giáo án Giáo dục công dân 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (tiết 1)

Vai trò của cộng đồng với cuộc sống của con người.

- Thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau tạo nên đời sống của mình và cả cộng đồng.

- Cộng đồng chăm lo cho cuộc sống của cá nhân

- Cộng đồng giải quyết hợp lí mối quan hệ.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 13727 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường:THPT Vĩnh Long Họ & tên GSh: Vũ Phạm Ngọc Huyền
Lớp: 10A4- Tiết 3 MSSV: 6116403
Môn: Giáo dục công dân Ngành học: Sư phạm Giáo dục công dân
Ngày 16 tháng 03 năm 2015 Họ & tên GVHD: Huỳnh Thị Hồng Thắm
Tuần 28– Tiết 27
Ngày soạn 09/03/2015
TÊN BÀI DẠY
Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức cơ bản.
-Nêu được cộng đồng là gì, nhân nghĩa là gì vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người. 
-Nêu được thế nào là nhân nghĩa và biểu hiện được trưng của nhân nghĩa.
-Hiểu được cộng đồng là gì, vai trò của cộng đồng và nhân nghĩa là gì
Hiểu được trách nhiệm đạo đức với người công dân trong mối quan hệ với cộng đồng
2. Kĩ năng.
-Biết sống nhân nghĩa với mọi người xung quanh.
- Biết lựa chọn và tham gia các hoạt động phù hợp với xây dựng cộng đồng.
3. Thái độ.
-Yêu mến, quý trọng gắn bó và cảm thấy không thể tách rời với lớp, với trường và với cộng đồng nơi mình ở.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thảo luận nhóm.
III. PHƯƠNG PHÁP /KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Phương pháp thuyết trình, diễn giảng.
Phương pháp nêu vấn đề và đàm thoại
Phương pháp thảo luận nhóm.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 10
Tình huống GDCD lớp 10, thực hành GDCD lớp 10.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
 Gia đình là gì? Gia đình có những chức năng nào? 
3. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới (2’)
Muốn duy trì cuộc sống thì mỗi chúng ta phải lao động, học tập và liên hệ với những người khác, với cộng đồng. Không ai có thể tách rời cộng đồng và xã hội. Mỗi chúng ta chính là một tế bào của xã hội. Song mỗi chúng ta cần phải sống và ứng xử như thế nào trong cộng đồng. Đó chính là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung lưu bảng.
-Hoạt động 2 : Diễn giảng, thuyết trình, vấn đáp. (10’)
-GV :- Nêu vấn đề :
Em nào có thể nhắc lại khái niệm về gia đình ? 
-GV nhận xét : Gia đình em là một cộng đồng, vậy có những điểm giống nhau nào ? 
-GV nhận xét, giảng giải
GV: Vậy thế nào cộng đồng là gì ? 
-GV nhận xét, bổ sung, cho HS ghi bài.
-GV : Em có thể tham gia được những cộng đồng nào ? Nêu ví dụ 
-GV : -Nếu sống tách biệt khỏi cộng đồng con người sẽ như thế nào ? Nêu ví dụ ? 
GV : Nhận xét, bổ sung, giảng giải.
GV chuyển ý : -Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng khác nhau, đó là mối lên hệ giữa con người với con người. Chúng ta cần phải sống và ứng xử thế nào để mối liên hệ giữa cộng đồng và cuộc sống con người diễn ra tốt đẹp. Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung phần b.
Hoạt động 3 :Vấn đáp, thuyết trình, diễn giảng.(12’)
-Em tham gia các cộng đồng trường học, làng xã, dân cư sẽ giúp ích gì cho em ? 
 -GV : Khi anh A và chị B tranh chấp về vấn đề đất đai thì ai sẽ giải quyết vấn đề đó. 
-GV nhận xét và kết luận
-GV : Trong lớp có những bạn học tốt và chưa tốt, vậy chúng ta cần phải làm gì để giúp cho lớp ta học tốt hơn ? 
-GV Nhận xét, kết luận và cho HS ghi bài.
Hoạt động 4 : Giảng giải, vấn đáp, liên hệ thực tế(14’) :
Mỗi cộng đồng đều có những chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử riêng và mỗi cá nhân sống trong cộng đồng phải có nghĩa vụ tuân thủ. Nhân nghĩa, hòa hợp, hợp tác là những chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất mà công dân hiện nay phải có. Vậy chúng ta có trách nhiệm như thế nào đối với cộng đồng, chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
-GV : Cho HS coi đoạn phóng sự và trả lời câu hỏi: 
+ Đoạn phóng sự trên nói về việc làm gì ? Em thấy tấm gương đó thể hiện tấm lòng gì ? 
-GV : Theo em thế nào là nhân nghĩa ?
-GV nhận xét và cho HS ghi bài.
-GV: Bản thân em đã làm những việc thể hiện lòng nhân nghĩa nào? 
- GV nhận xét, giảng giải.
- GV: Trong cuộc sống nếu như chúng ta không có lòng nhân nghĩa thì cuộc sống của những người bị nhiễm HIV sẽ như thế nào?
GV nhận xét và giáo dục HS là không nên kỳ thị, xa lánh, mà phải quan tâm, yêu thương giúp đỡ họ. 
-GV: Vậy nếu như khi gia đình các em không may có người bị nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV thì các em cảm thấy như thế nào? 
-GVnhận xét và bổ sung: 
-Vậy chúng không nên kì thị những người nhiễm HIV, chúng ta hãy giúp cho họ có thêm niềm tin, sức mạnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống cũng như giúp cho cuộc sống của họ trở nên có ý nghĩa hơn. 
-GV: Qua kiến thức lịch sử và trong chiến tranh thì chúng ta có những hành động gì để thể hiện lòng nhân nghĩa ? 
-GV nhận xét, giảng giải. 
 -GV: Vậy theo em biểu hiện của nhân nghĩa là gì? 
-GV nhận xét, bổ sung và cho HS ghi bài.
-GV : Theo em, tại sao nhân nghĩa lại là yêu cầu quan trọng về mặt đạo đức của công dân Việt Nam trong quan hệ với cộng đồng ? 
-GV : Nhận xét và bổ sung.
-GV: Theo em, là học sinh chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc
-GV nhận xét, kết luận và cho HS ghi bài.
GV kết luận tiết học: Nhân nghĩa có thể hiểu là giá trị đạo đức cơ bản của con người thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp của quan hệ giữa người với người. 
-HS trả lời
-HS trả lời : Cùng sinh hoạt chung, cùng chung tiếng nói
-HS trả lời: Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
-HS trả lời :Có, 
- Ví dụ như có thể tham gia cộng đồng trường học, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
-HS trả lời : Họ không thể hòa nhập và thích nghi với cuộc sống. 
Ví dụ: Một mục sư Mỹ phát hiện 2 bé gái được sói nuôi trong một khu rừng ở Ấn Độ. Cả 2 đứa bé đều không biết nói, không biết lao động, thích ăn thịt sống, sợ con người và thịt đã thối rữa, mỗi ngày khoảng 3 giờ sáng thì vươn cổ lên hú như sói
-Học sinh trả lời : Cộng đồng chăm lo, quan tâm chăm sóc, giúp đỡ.
-HS trả lời: Chính quyền sẽ giải quyết vấn đề đó. 
-HS trả lời: Những bạn học tốt phải giúp đỡ những bạn học yếu như là chỉ cho bạn những phần bạn chưa hiểu, cùng nhau phát động phong trào đôi bạn cùng tiến... 
-HS trả lời : Đoạn phóng sự trên nói về việc làm nhân nghĩa.
-HS trả lời: Nhân nghĩa là lòng thương người, đối xử với người theo lẽ phải.
-HS trả lời: Lễ phép với thầy cô, vâng lời ông bà cha mẹ, giúp đỡ bạn bè trong lớp khi gặp khó khăn, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, đồng bào bị lũ lụt
-HS trả lời: Họ có lối sống tiêu cực, mong muốn cho nhiều người bị lây nhiễm bệnh, ...
-HS trả lời: Cảm thấy buồn, chán 
-HS trả lời: Hũ gạo cứu đói, hũ gạo đồng tâm, hũ gạo nuôi quân...
HS trả lời: SGK trang 89.
-HS trả lời : -Nhân nghĩa được coi là một giá trị đạo đức cơ bản của con người thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp của quan hệ giữa người với người.
-HS trả lời : +Quan tâm chia sẻ, nhường nhịn những người xung quanh
+Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người. 
 a.Cộng đồng là gì ?
-Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
b. Vai trò của cộng đồng với cuộc sống của con người.
- Thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau tạo nên đời sống của mình và cả cộng đồng. 
- Cộng đồng chăm lo cho cuộc sống của cá nhân
- Cộng đồng giải quyết hợp lí mối quan hệ.
-Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh trong cộng đồng.
2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.
a. Nhân nghĩa.
-Nhân nghĩa là lòng thương người, đối xử với người theo lẽ phải.
*Ý nghĩa của nhân nghĩa.
- Nhân nghĩa là sự kết nối các mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng thêm gần gũi. Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn, con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.
*Biểu hiện của nhân nghĩa : 
-Có lòng nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau.
 -Tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động và trong cuộc sống
-Vị tha, bao dung, độ lượng
-Các thế hệ sau luôn ghi lòng tạc dạ công lao của các thế hệ đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
*Là học sinh chúng ta cần phải phát huy truyền thống cả dân tộc: 
 +Quan tâm chia sẻ, nhường nhịn những người xung quanh
+Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn
4. Hoạt động tiếp nối (1’)
Hoạt động 5: (3’)
Về nhà học bài và xem trước bài còn lại
Làm bài tập 1, 2 SGK trang 94.
VI. TƯ LIỆU, CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu 1. Biểu hiện của nhân nghĩa là gì?
a. Sống chan hòa, gần gũi, không xa lánh mọi người
b. Biết phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công việc
c. Không gây mâu thuẫn, bất hòa với mọi người
d. Có lòng vị tha, cao thượng, không cố chấp với những người có lỗi lầm biết hối cải.
Đáp án: d.
Câu 2. Điền vào chỗ trống:
Cộng đồng là toàn thể những ...(1)...., có những điểm giống nhau và .....(2).... thành một khối trong ...(3).....
 Trả lời: (1). Người cùng sống 
 (2). Gắn bó
 (3). Sinh hoạt xã hội.
Giáo viên hướng dẫn	Ngày soạn:
	Ngày duyệt:.	Người soạn
	Chữ kí:.	(kí tên)

File đính kèm:

  • docBai_13_Cong_dan_voi_cong_dong_20150727_020800.doc
Giáo án liên quan