Giáo án GDCD 6 - Tiết 26, Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (Tiết 1) - Năm học 2015-2016
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.(15 phút)
Bước 1: Ý nghĩa của việc học tập:
GV: Chia lớp thảo luận nhóm (3 phút)
HS: Thảo luận, trình bày kết quả.
GV nhận xét, chốt.
Nhóm 1, 2: Theo em, vì sao chúng ta phải học tập?
HS: Nhờ học tập chúng ta mới có hiểu biết có kiến thức, mới tiến bộ và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Nhóm 3,4: Học tập để làm gì? Nếu không học sẽ thiệt thòi như thế nào?
HS: - Em học tập để có kiến thức nhằm xây dựng cho tương lai của bản thân và đất nước.
- Nếu không đi học sẽ không biết chữ, không có hiểu biết, khó trở thành người phát triển toàn diện.
GV: Đối với bản thân, việc học có ý nghĩa như thế nào?
HS: Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Nếu không được đi học thì sẽ không có kiến thức, thiếu hiểu biết, không trở thành người công dân có ích .
GV: Ý nghĩa của việc học đối với gia đình?
TCT: 26 Tuần CM: 27 Ngày dạy: 11/03/2016 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiều được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung, của trẻ em nói riêng. - Hiểu ý nghĩa của việc học tập. 2. Kĩ năng: - Biết phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập . - Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thực hiện. - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập. 3. Thái độ: - Tôn trọng quyền học tập của mình và của người khác. - Có ý thức tự giác trong học tập, siêng năng cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt nhất.. - Thấy được sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với quyền lợi học tập của công dân và trách nhiệm của mình trong học tập II. CHUẨN BỊ: 1. Đối với GV: Bảng phụ (ghi ví dụ, hướng dẫn học tập), SGK. 2. Đối với HS: Bảng nhóm, tập bài soạn, dụng cụ học tập. III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2 Kiểm tra miệng: Câu 1: Nêu những quy định đối với người đi bộ?(8đ) HS: Người đi bộ: - Phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp không có hè phố, lề đường người đi bộ phải đi sát mép đường. - Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường. Câu 2: Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây như thế nào?(2đ) HS: Cô Tô như một quần đảo hoang vắng, rừng cây bị chặt phá, đồng ruộng thiếu nước, kinh tế khó khăn, đời sống thiếu thốn, trẻ em thất học nhiều, 3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC. * Họat động 1: Vào bài.( 2 phút) Cho HS quan sát tranh: -Tổng bí thư Nông Đức Mạnh dự lễ khai giảng với học sinh trường tiểu THCS Giảng Võ, Hà Nội. Bác Hồ thăm một lớp bình dân học vụ Bác Hồ thăm một lớp học ở Thanh Hóa GV: Em hãy cho biết tại sao các vị Lãnh đạo Đảng và nhà nước ta lại quan tâm đến việc học tập của học sinh. HS trả lời. Vì học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam. Đặc biệt là đối với trẻ em đang trong độ tuổi đến trường. GV Nhận xét dẫn vào bài mới. Như vậy, để muốn biết rõ thêm về quyền học tập của học sinh như thế nào? Cả lớp chúng ta sẽ đi vào bài học hôm nay “Quyền và nghĩa vụ học tập”. * Họat động 2: Tìm hiểu truyện đọc.( 15 phút) - HS đọc truyện GV: Tổ chức thảo luận nhóm nhỏ. GV: Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây như thế nào? HS: - Cô Tô trước đây như một quần đảo hoang vắng, rừng cây bị chặt phá, đồng ruộng thiếu nước bị bỏ hoang nhiều, trẻ em thất học nhiều GV: Điều đặc biệt trong sự thay đổi ở đảo ngày nay là gì? HS: - Hiện nay ai cũng ngỡ ngàng sự đổi thay nhanh chóng đến kì diệu. Đặc biệt là tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường. HS ở xa được ở nội trú mỗi tháng được hỗ trợ 50.000đ. Trường học khang trang, năm 2000 hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học GV: Gia đình, nhà trường, xã hội đã làm gì để tất cả trẻ em Cô Tô được đến trường? HS: - Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn. Học sinh khác nhận xét. GV:Nhận xét, bổ sung, chuyển ý. GV:Qua tìm hiểu truyện đọc chúng ta thấy rằng việc học tập ở huyện đảo Cô Tô hiện nay đang được cải thiện và quan tâm nhiều hơn. Nhưng không riêng gì về huyện đảo Cô Tô, hiện nay cả nước ta cũng đang từng bước nâng cao việc giáo dục học sinh để đào tạo nhân tài cho đất nước. Sau đây chúng ta tìm hiểu nội dung bài học để biết thêm về quyền học tập của học sinh. * Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.(15 phút) Bước 1: Ý nghĩa của việc học tập: GV: Chia lớp thảo luận nhóm (3 phút) HS: Thảo luận, trình bày kết quả. GV nhận xét, chốt. Nhóm 1, 2: Theo em, vì sao chúng ta phải học tập? HS: Nhờ học tập chúng ta mới có hiểu biết có kiến thức, mới tiến bộ và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Nhóm 3,4: Học tập để làm gì? Nếu không học sẽ thiệt thòi như thế nào? HS: - Em học tập để có kiến thức nhằm xây dựng cho tương lai của bản thân và đất nước. - Nếu không đi học sẽ không biết chữ, không có hiểu biết, khó trở thành người phát triển toàn diện... GV: Đối với bản thân, việc học có ý nghĩa như thế nào? HS: Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Nếu không được đi học thì sẽ không có kiến thức, thiếu hiểu biết, không trở thành người công dân có ích .... GV: Ý nghĩa của việc học đối với gia đình? HS: Đối với gia đình: góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. GV: Đối với xã hội, học tập có ý nghĩa gì? HS: Đối với xã hội: giáo dục, đào tạo nên những con người lao động mới có đủ phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh. GV cho HS xem hình ảnh. Bác Hồ đến thăm lớp bình dân học vụ. Câu nói trong thư Bác gửi ngày khai trường: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không , dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em ” GV giới thiệu một số tấm gương chăm học sáng tạo và tài năng trong việc học tập: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Văn Viết Đức đã xuất sắc giành Vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia năm 2015 với 250 điểm. Bước 2: Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập: GV: Pháp luật nước ta quy định về quyền học tập như thế nào? HS: Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. GV: Quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện như thế nào? HS: * Quyền: - Học không hạn chế. - Có thể học bất kì ngành nghề nào - Học bằng nhiều hình thức. * Nghĩa vụ: - Trẻ em 6 -> 14 tuổi có nghĩa vụ hoàn thành bậc GD tiểu học. GV: Trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của HS như thế nào? HS: Gia đình có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho con em hoành thành nghĩa vụ học tập. GV: Nêu các hình thức học tập mà em biết? HS trả lời tự do. GV nhận xét. Các hình thức học tập chúng ta có thể có như là: + Học ở lớp. + Lớp học tình thương. + Học bổ túc. + Tự học. + Lớp học dành cho trẻ em khiếm thính, khiếm thị + Học qua sách báo. GV: Giới thiệu: Hiến pháp 1992 (Điều 59); Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Điều 10); * Hiến pháp 1992 : “ Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Công dân có quyền học văn hóa, học nghề bằng nhiều hình thức” ( Trích Điều 59 ) * Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. “Trẻ em có quyền được học tập và học hết chương trình giáo dục phổ cập. Trẻ em học bậc tiểu học trong các trường lớp quốc lập không phải trả học phí . Cha mẹ , người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho con em học tập. Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền học tập của trẻ em” ( Điều 10 ) GV chuyển: Mỗi chúng ta ai cũng có quyền học tập, bên cạnh đó ta cũng phải thực hiện nghĩa vụ học tập của mình, để góp phần cho gia đình và xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Họat động 4: Liên hệ thực tế. ( 5 phút) Bài tập 1: Em hãy kể một số tấm gương thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập? HS: Trả lời GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý. Bài tập 2: Cho học sinh tình huống sau: Có một bạn học sinh cho rằng: “Học tập là quyền của mình thì mình học cũng được mà không học cũng chẳng sao, không ai được bắt mình phải học”. GV: Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? HS trả lời.GV gọi HS nhận xét. GV chốt. I.Tìm hiêu truyện đọc: “Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô” (Nguyễn Sơn Hải). II. Nội dung bài học 1/ .Ý nghĩa của việc học tập: *Đối với bản thân: -Có kiến thức -Có hiểu biết -Phát triển toàn diện -Thành người có ích cho gia đình và xã hội *Gia đình: Góp phần xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc. *Xã hội: Tạo nên con người có đủ phẩm chất năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh. 2/ Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân: -Luật pháp nước ta quy định: Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân: * Quyền: - Học không hạn chế. - Có thể học bất kì ngành nghề nào - Học bằng nhiều hình thức. * Nghĩa vụ: - Trẻ em 6 -> 14 tuổi có nghĩa vụ hoàn thành bậc GD tiểu học. - Gia đình có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho con em hoành thành nghĩa vụ học tập. 4.Tổng kết: (Củng cố và rút gọn kiến thức). Câu 1 : Tìm những câu ca dao, tục ngữ, những câu danh ngôn nói về học tập? Đáp án: Học, học nữa, học mãi ( Lênin) Ăn vóc, học hay ( Ca dao) - Các điều chúng ta biết chỉ một giọt nước Các điều chúng ta chưa biết là cả một đại dương. ( J. Niu- tơn) - Học thầy không tầy học bạn. 5. Hướng dẫn học tập: (Hướng dẫn tự học và tự nghiên cứu ở nhà). * Đối với bài vừa học: + Học thuộc bài ghi. + Tìm những tình huống hay khác về quyền và nghĩa vụ học tập. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài “ Quyền và nghĩa vụ học tập (tiếp theo)”. + Xem phần nội dung bài học, bài tập sách giáo khoa trang 50,51. + Tìm tranh ảnh, tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Phê duyệt của GVHD Hoàng Thị An
File đính kèm:
- Bai_15_Quyen_va_nghia_vu_hoc_tap.docx