Giáo án GDCD 6 - Chương trình HKII - Năm học 2015-2016 - Phạm Văn Bảy

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu trách nhiệm của nhà nước trong hoạt động giáo dục nước.

* Cách tiến hành

Gv: Nêu tình huống cho Hs thảo luận:

ND: An và khoa tranh luận với nhau.

An nói, học tập là quyền của mình, muốn học hay không là quyền của mỗi người không ai được ép buộc mình học.

- Khoa nói, tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào cả vì toàn là các bạn nghèo, quê ơi là quê. Chúng nó phải học ở các lớp riêng hoặc không được đi học mới đúng.

- Em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến của An và Khoa? Ý kiến của em về việc học tập là gì?

Hs: Thảo luận, trình bày, bổ sung.

Gv: chốt lại.

GV: Em có biết nhờ đâu mà những trẻ em nghèo lại có điều kiện di học không?

Hs: Trả lời.

Gv: Giới thiệu điều 9 – Luật giáo dục“học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nguồn gốc gia đình, đại vĩ xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập’’.

Gv: Nhà nước ta đã có những việc làm gì thể hiện sự quan tâm đến ngành giáo dục?.

Gv: Nhà nước cần có trách nhiệm gì để công dân thực hiện tốt quyền học tập?.

Hs: Trả lời.

Gv: Nhận xét, kết luận trách nhiệm của nhà nước.

 

doc72 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án GDCD 6 - Chương trình HKII - Năm học 2015-2016 - Phạm Văn Bảy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu:1/3
Số điểm: 1,5 
15%
Số câu:1/3
Số điểm: 1,5 
15%
Số câu:1
Số điểm: 3 
30%
Quyền của trẻ em.
Em hãy trình bày nội dung các nhóm quyền của trẻ em ? 
Nêu 3 việc làm thực hiện quyền trẻ em và 3 việc làm vi phạm quyền trẻ em?
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 1/4
Số điểm: 2 
20%
Số câu:1/4
Số điểm: 2 
20%
Số câu: 1 
Số điểm: 4 
40%
Công dân nước CHXH CN Việt Nam.
Thế nào là công dân Việt Nam? 
Căn cứ để xác định công dân của mỗi nước là gì?
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 1/3 
Số điểm: 1,5 
 15%
Số câu:1/3
Số điểm: 1,5 
 15%
Số câu:1
Số điểm:3
30%
Tổng số câu 
Tổng số điểm, 
Tỉ lệ
Sốcâu:1/3+1/4+1/3
Số điểm: 5
 50%
Sốcâu:1/3+1/4+1/3
Số điểm: 5
 50%
Số câu: 3
Số điểm:10 
100 %
Tuần 27: Soạn ngày: 06/03/2016.
Tiết 26: Ngày dạy: ..................................
BÀI 15: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP 
(2 tiết)
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu 
 - Ý nghĩa của việc học tập, hiểu nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.
 - Thấy được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân và trách nhiệm của bản thân trong học tập.
2. Kĩ năng: 
 - Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
 - Thực hiện đúng những quy định nhiệm vụ học tập của bản thân.
 - Siêng năng, cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt.
3. Thái độ: 
Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học tập và yêu thích việc học.
II/ PHƯƠNG PHÁP
 - Liên hệ và tự liên hệ.
 - Xử lí tình huống.
 - Thảo luận nhóm.
 - Sử dụng bài tập trắc nghiệm.
III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - SGK, sách GV GDCD 6
 - Hiến pháp năm 1992(Điều 52).
 - Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và giáo dục trẻ em (Điều 10).
 - Luật giáo dục (Điều 9).
 - Luật phổ cập giáo dục tiểu học (Điều 1).
 - Những số liệu, sự kiện về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ học tập và sự giúp đỡ của Nhà nước, của địa phương trong sự nghiệp phát triển giáo dục. 
 - Tranh ảnh, tấm gương học tập tiêu biểu.
IV/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/Ổn định tổ chức:
 2/Kiểm tra bài cũ:
 ? Khi đi bộ phải tuân theo những quy định nào? Bản thân em đã làm gì để góp phần bảo đảm trật tự ATGT?
3. Giới thiệu bài mới: 
 Cho HS xem hình ảnh Bác Hồ đến thăm lớp bình dân học vụ. 
GV: Em có biết tại sao Đảng và Nhà nước lại rất quan tâm đến việc học tập của công dân hay không? ( Vì đó là quyền lợi và nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân Việt Nam, đặc biệt là đối với trẻ em đang trong độ tuổi đi học). Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, vậy nội dung đó được thể hiện như thế Nào. Chúng ta sẽ học bài hôm nay.
4. Nội dung bài mới:	
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
HOAT ĐỘNG 1: PHÂN TÍCH TRUYỆN ĐỌC
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được sự thay đổi ở huyện đảo Cô Tô là nhờ có sự quan tâm của Đảng và nhà nước.
* Cách tiến hành
Gv: Gọi HS đọc truyện sgk.
HS thảo luận theo nội dung những câu hỏi sau:
Nhóm 1: Cuộc sống của người dân ở Cô Tô trước đây như thế nào?
Nhóm 2. Ngày nay Cô Tô có sự thay đổi gì?
Nhóm 3,4. Vì sao Cô Tô đạt được kết quả tốt đẹp như vậy?
Hs: Các nhóm thảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
 Nhóm 1. Trước đây như một quần đảo hoang vắng, trình độ dân trí thấp, trẻ em Cô Tô không có điều kiện để được đi học.
 Nhóm 2: Trẻ em trong huyện đến tuổi đi học đều được đến trường
 Năm 2000 Cô Tô được công nhận hoàn thành mục tiêu quốc gia chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học .
Nhóm 3,4: Do sự quan tâm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
GV: Kết luận
 Trẻ em có quyền học tập, gia đình, nhà trường và xã hội tạo điều kiện hết mức để trẻ em được học tập. Nhờ học tập chúng ta mới tiến bộ và trở thành người có ích.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu ý nghĩa và những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập.
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập. Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập.
* Cách tiến hành
Gv: Chia nhóm HS và nêu câu hỏi
Nhóm 1,2: Vì sao chúng ta phải học tập?
Nhóm 3: Học tập để làm gì?
Nhóm 4: Nếu không học sẽ bị thiệt thòi như thế nào?
Hs: Các nhóm thảo luận, trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Nhóm 1, 2: Nhờ học tập chúng ta mới có hiểu biết có kiến thức, mới tiến bộ và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Nhóm 3: Em học tập để có kiến thức nhằm xây dựng cho tương lai của bản thân và đất nước.
Nhóm 4: Nhờ học tập, chúng ta mới tiến bộ và trở thành người có ích. Nếu không đi học sẽ không biết chữ, không có hiểu biết...
Gv: Kết luận ý nghĩa của việc học tập.
GV: - Giới thiệu điều 59 Hiến pháp 1992
Điều 10 luật BV,CS và GD trẻ em
Điều 1 luật phổ cập giáo dục tiểu học.
Gv: Theo em những ai có quyền học tập ?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hãy kể các hình thức học tập mà em biết?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
- Học ở trường, ở lớp.
- Học ở lớp học tình thương.
- Học phổ cập.
- Vừa học vừa làm.
- Học từ xa.
- Học ở trung tâm giáo dục thường xuyên
Công dân có nhiều con đường, nhiều cơ hội học tập có thể học tập suốt đời.
Gv: Công dân phải có những nghĩa vụ gì trong học tập?.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Kết luận quy định của pháp luật về học tập.
 Ở địa phương em có những trường nào dành cho trẻ em khuyết tật không?
1. Ý nghĩa của việc học tập.
- Đối với bản thân: Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
- Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm,hạnh phúc
- Đối với xã hội: Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng dân giàu nước mạnh.
2. Những quy định của pháp luật về học tập:
Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
a) Quyền:
- Mọi công dân đều có quyền học tập, học không hạn chế từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học đến trung học, đại học, sau đại học.
- Có thể học bất kì ngành nghề nào phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.
- Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời.
b. Nghĩa vụ học tập:
- CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.
- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.
 Hoạt động 3: Thực hành, luyện tập, củng cố.
Gv: Khái quát nội dung bài học.
GV: Em hãy kể một số tấm gương thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
GV: Tình huống: “Bạn A là một họ sinh giỏi, bỗng dưng nghỉ học. Cô giáo chủ nhiệm đến nhà thì thấy mẹ kế của bạn đang đánh và nguyển rủa bạn thậm tệ. Khi cô giáo hỏi lý do không cho bạn đi học thì được biết là nhà đang thiếu người phụ bán hàng”.
Câu hỏi: Em nhận xét sự việc trên? Nếu em là bạn của A, em sẽ làm gì để giúp bạn tiếp tục đi học?
HS: Thảo luận nhóm đôi và trả lời cá nhân.
- Nhận xét: Mẹ bắt A nghỉ học là sai, vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập của A.
- Nếu là bạn của A em sẽ đến nhà vận động mẹ của bạn cho bạn đi học, giúp bạn chép bài
HS: Nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét.
Gv: HD học sinh làm bài tập a sgk/42.
 Gv kết luận nội dung tiết học:Học tập vô cùng quan trọng. Trẻ em có quyền học tập và đồng thời có nghĩa vụ học tập tốt, phấn đấu trở thành người công dân tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
5. Dặn dò: 
* Bài cũ:
+ Học bài cũ
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 50,51.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài 15:(tiếp theo)
+ Xem phần nội dung bài học, bài tập sách giáo khoa trang 50, 51.
 + Tìm tranh ảnh, tấm gương vượt khó vươn lên trrog học tập. 
Tuần 28: Soạn ngày: 13/03/2016.
Tiết 27: Ngày dạy: ..................................
 BÀI 15: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP 
(Tiết 2)
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
II/PHƯƠNG PHÁP	
III/TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
IV/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/Ổn định tổ chức:
 2/Kiểm tra bài cũ:
 Câu 1. Tại sao nói học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân?.
 Câu 2. Hãy kể một số hình thức học tập và các bậc học hiện nay ở nước ta?
 HS: Trả lời.
 GV: Nhận xét, cho điểm.
 3/Giới thiệu bài mới:
 4/Nội dung bài mới: 
 Tiết 2
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC.
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu trách nhiệm của nhà nước trong hoạt động giáo dục nước.
* Cách tiến hành
Gv: Nêu tình huống cho Hs thảo luận:
ND: An và khoa tranh luận với nhau.
An nói, học tập là quyền của mình, muốn học hay không là quyền của mỗi người không ai được ép buộc mình học.
- Khoa nói, tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào cả vì toàn là các bạn nghèo, quê ơi là quê. Chúng nó phải học ở các lớp riêng hoặc không được đi học mới đúng.
- Em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến của An và Khoa? Ý kiến của em về việc học tập là gì?
Hs: Thảo luận, trình bày, bổ sung.
Gv: chốt lại.
GV: Em có biết nhờ đâu mà những trẻ em nghèo lại có điều kiện di học không?
Hs: Trả lời.
Gv: Giới thiệu điều 9 – Luật giáo dục“học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nguồn gốc gia đình, đại vĩ xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập’’.
Gv: Nhà nước ta đã có những việc làm gì thể hiện sự quan tâm đến ngành giáo dục?.
Gv: Nhà nước cần có trách nhiệm gì để công dân thực hiện tốt quyền học tập?.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, kết luận trách nhiệm của nhà nước.
3. trách nhiệm của nhà nước:
- Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục.
- Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập:
+ Mở mang hệ thống trường lớp.
+ Miễn học phí cho học sinh tiểu học.
+ Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khó khăn.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được trách nhiệm của mình trong việc học tập.
* Cách tiến hành
Gv: tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn ai”
Chia lớp thành 2 nhóm.
- Nhóm 1: Tìm những biểu hiện tốt trong học tập.
- Nhóm 2: Tìm những biểu hiện chưa tốt trong học tập.
HS: lần lượt lên ghi lại kết quả của nhóm mình.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Theo em là một học sinh, cần làm gì để việc học ngày một tốt hơn?.
Gv: Nhận xét, kết luận trách nhiệm của học sinh.
4. Trách nhiệm của học sinh:
- Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập.
- Thực hiện tốt các quy định về quyền và nghĩa vụ học tập.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ.
Gv: HD học sinh làm BT c),d) sgk
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, kết luận bài tập.
BT c. 
Trẻ em khuyết tật có thể học ở những trường mà nhà nước dành riêng cho họ. 
Với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn:
Học ở lớp học tình thương.
Ngày đi làm, tối học ở TTGDTX
Học ở TT vừa học, vừa làm
Học qua chương trình giáo dục từ xa trên truyền hình
Bài tập d.
- Em sẽ giải quyết: Ngày đi làm, tối đi học.
Gv: HD học sinh làm BT e) sgk
 Đọc BT e)
 Cho HS thi đấu giữa các nhóm, nhóm nào đến lượt mà không trả lời được thì thua. Nhóm nào đến phút cuối cùng vẫn có câu tục ngữ, ca dao hay danh ngôn thì nhóm đó thắng cuộc.
 - Kiến thức là chìa khoá van năng mở ra tất cả các cánh cửa.(A.Phơ-răng - xơ)
 - Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, các điều chúng ta chưa biết là cả một đại dương (J.Niu-tơn)
Làm các bài tập ở sách bài tập tình huống.
Đọc truyện và giới thiệu một số gương về học tập. ( sbt/47)
 Gv: Kết luận toàn bài: Để đảm bảo quyền lợi cho học tập, luật pháp nước ta quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Những quy định trách nhiệm đó thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta. Chú ng ta phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình và luôn luôn phấn đấu như lời dạy của V.I.Lênin: “Học, Học nữa, Học mãi”
 5/Dặn dò: 
 * Bài cũ:
 + Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 49,50,51.
 + Làm các bài tập đ, sách giáo khoa trang 51.
 * Bài mới:
- Chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết: ôn tập bài 12,13,14,15.
 + Xem phần nội dung bài học, bài tập sách giáo khoa trang.
 + Tìm ca dao, tục ngữ,việc làm về nội dung các bài ôn tập. 
Tuần 29: Soạn ngày: 20/03/2016.
Tiết 28: Ngày dạy: ..................................
 BÀI 16: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ TÍNH MẠNG, 	 
 THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM.
(2 tiết)
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1. Kiến thức: 
 Giúp học sinh:
 - Hiểu những quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. 
 - Hiểu đó là tài sản quý nhất của con người cần phải giữ gìn, bảo vệ. 
 2. Kĩ năng:
 Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân. Không xâm hại người khac.
 3. Thái độ:
 - Có thái độ quý trọng tính tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân.
 - Tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
II/CÁC PHƯƠNG PHÁP
 - Giải quyết vấn đề
 - Xử lí tình huống
 - Liên hệ và tự liên hệ
 - Thảo luận nhóm....
 - Kích thích tư duy
III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Hiến pháp 1992.
 - Bộ luật hình sự năm 1999.
 - Tranh Bài 16 trong Bộ tranh GDCD 6 do Công ty Thiế bị GD I sản xuất.
 - Máy chiếu, giấy khổ to, bút dạ.
IV/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Hãy đọc các nội dung ở cột 1 và đánh dấu × vào cột 2 hoặc cột 3 mà em cho là đúng
Nội dung
Quyền
Nghĩa vụ
1. Được đi học 
X
2. Học hành chăm chỉ
X
3. Có thể học bất kỳ ngôn ngữ nào
X
4. Phải có phương pháp học tập tốt
X
5. Học,học nữa,học mãi
X
6. Học dưới bất kỳ hình thức nào
X
7. Vừa học vừa làm
X
Câu 2: Em hãy kể 1 số tấm gương sáng trong học tập mà em biết.
 Hs: Trả lời.
 Gv: Nhận xét, cho điểm.
 3. Giới thiệu bài mới
 GV: giới thiệu tình huống
 Tình huống 1: Bác sĩ Nguyễn Văn T chữa bệnh không có giấy phép, không có trình độ chuyên môn, gây hậu quả chết người.
Tình huống 2:Anh B đi xe máy không đội mũ bảo hiểm,vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người nhưng đã bỏ chạy,trốn tránh pháp luật.
Theo em,các tình huống trên nói lên điều gì?
 HS: Trả lời
 GV:Các tình huống trên đã xâm phạm đến tính mạng, thân thể của người khác.Mà tính mạng, thân thể, danh dự là quyền của công dân đã được pháp luật nước ta bảo hộ.Và để tìm hiểu quyền này như thế nào, chúng ta sẽ học bài hôm nay.
 4. Nội dung bài mới:
Tiết 1
	Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được sự nghiêm minh của pháp luật đối với thân thể con người.
* Cách tiến hành
Gv: Gọi hs đọc truyện.
Gv: Đặt các câu hỏi
Câu 1: Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở?
Câu 2: Hành vi của ông Hùng có phải cố ý không?. Vì sao?
Câu 3: Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
- Câu 1: Vì ông Hùng đã chăng dây điện xung quanh thửa ruộng để làm bẫy diệt chuột. Ông Nở đã bị điện giật và chết rất oan uổng. 
- Câu 2: Hành vi của ông Hùng không phải là cố ý giết người, mà là chỉ để bẫy chuột.
- Câu 3: Chứng tỏ pháp luật rất nghiêm minh,sẽ trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm hại đến thân thể, tính mạng của người khác.
GV: Theo em đối với con người cái gì quý giá nhất ? Vì sao?
HS: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung, kết luận: Đối với mỗi người thì thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm là quý giá nhất. Mọi việc làm xâm phạm đến tính mạng, thân thể của người khác đều là phạm tội 
GV: Giới thiệu Điều 93- Bộ luật Hình sự
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được những quy định của pháp luật về bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân .
* Cách tiến hành
GV: Cho HS làm bài tập sau:
Bài tập: Những hành vi dưới đây hành vi nào xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
Hành vi
Xâm phạm
- Giết người.
- Tính mạng.
- Đánh người gây thương tích.
 - Thân thể,sức khoẻ.
- Vu khống, vu cáo, làm nhục.
- Danh dự, nhân phẩm.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Khi thân thể, tính mạng, danh dự bị người khác xâm phạm thì em phải làm gì và làm như thế nào? 
HS: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung
 Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Khi thân thể, tính mạng, danh dự người khác bị xâm phạm thì mình phải biết phê phán, tố cáo việc làm bị xâm phạm đó với các cơ quan có thẩm quyền (TAND, VKSND, Công an). Những quy định của pháp luật nước ta về quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu.
GV: Cho HS sắm vai Tình huống:
Trong tiết kiểm tra GDCD, Nam thấy Hùng giở tài liệu đã đứng dậy thưa cô giáo về hành vi của Hùng. Hùng tức lắm,hôm đó đi học về Hùng đã đánh Nam một trận 
- Việc làm của Hùng là đúng hay sai? Vì sao?
- Nếu em là Hùng, em có xử sự như vậy không?Vì sao? 
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
GV: Đặt câu hỏi.
- Về thân thể của công dân, pháp luật nước ta quy định gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, kết luận.
 GV: Về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, pháp luật nước ta quy định gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, kết luận.
Thảo luận tình huống sau:“S và T là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm,S bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua.Tìm mãi không thấy, S đổ tội cho T lấy cắp.T và S to tiếng,tức quá T đã xông vào đánh S chảy cả máu mũi”
Tổ 1: Nhận xét cách ứng xử của hai bạn?
Tổ 2: Nếu là một trong hai bạn, em sẽ xử sự như thế nào?
Tổ 3: Nếu là bạn cùng lớp của S và T thì em sẽ làm gì?
Tổ 4: Hậu quả mà hai bạn phải gánh chịu là gì?
HS: Các nhóm thảo luận, trình bày.
Gv: Nậhn xét, bổ sung.
Tổ 1-S sai.Vì chưa có chứng cứ đã khẳng định T lấy cắp. Như vậy là S đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩmcủaT.
- T sai. Vì không khéo léo giải quyết mà đánh S chảy máu mũi. Như vậy,T đã xâm hại bất hợp pháp đến thân thể S,làm ảnh hưởng đến sức khỏe của S.
Tổ 2: Bình tĩnh báo lại sự việc với GVCN để giải quyết.
Tổ 3: Can ngăn 2 bạn hoặc đi báo với GVCN.
Tổ 4: 2 bạn sẽ bị đưa lên phòng Hội đồng kỷ luật, nếu sự việc trầm trọng hơn sẽ bị xử lý theo pháp luật.
GV:Em hãy nêu một vài ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người mà em đã chứng kiến .
Hs: Nêu ví dụ.
 - Thái độ của em ra sao trước sự việc đó?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
GV: Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào? 
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
- Những ai thì có quyền bắt giữ giam người?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung 
 Những người có quyền bắt giữ giam người: TAND, VKSND, Trưởng công an Huyện trở lên, Chủ tịch UBND xã...
Gv: Giới thiệu các điều: 93,104, 121, 122,123 của bộ luật hình sự 1999
Gv: Quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm là quyền có ý nghiã như thế nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, kết luận.
- Em hiểu bảo hộ là gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Bảo hộ là che chở, bảo vệ.
1. Những quy định của pháp luật nước ta.
a) Về thân thể
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Không ai được xâm phạm đến thân thể của người khác.
- Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. 
b) Về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. 
- Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.
2. Ý nghĩa
- Đây là một quyền cơ bản của công dân
 -Quyền đó gắn liền với mỗi con người.
-Là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân.
Hoạt động 3: Luyện tập – củng cố.
Mục tiêu: Giúp học sinh biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
Gv: Khái quát nội dung toàn bài.
Gv: HD học sinh làm các bài tập 
Câu 1:Những hành động nào sau đây xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người?
a/ Báo cho thầy, cô biết về việc bạn bỏ học đi chơi.
b/ Đánh bạn.
c/ Bênh vực bạn khi bạn bị bắt nạt.
d/ Vu oan cho người khác để trả thù.
Câu 2: Theo em 

File đính kèm:

  • docGDCD_6_HK_II.doc