Giáo án GDCD 6 - Tiết 27, Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (tt) - Năm học 2015-2016

Ví dụ:

1. Hội đồng Hương Tây Ninh đặt tại TPHCM cấp 1 xuất học bỗng cho học sinh nghèo hiếu học: 400.000 đồng/1 học sinh.

2. Hội khuyến học Tây Ninh – 300.000 đồng/1 học sinh.

3. Hội khuyến học Tỉnh cấp học bỗng về tài năng 400.000 đồng/1 học sinh.

(?) Ở địa phương chng ta trẻ em khuyết tật cĩ được đi học khơng? Cĩ được chính quyền địa phương quan tm khơng? Nu những việc

lm cụ thể m em biết?

Điều 9: Luật gio dục

 (02/12/1998):

 “Học tập là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập ”

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 6 - Tiết 27, Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (tt) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15 – Tiết: 27
Tuần CM: 27
Ngày dạy: 08/03/2016
Bài 15
 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (tt)
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Giúp HS thấy được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với quyền học tập của cơng dân và trách nhiệm của bản thân trong học tập.
1.2. Kĩ năng:
- Siêng năng, cải tiến phương pháp học tập để đạt được kết quả cao trong học tập.
1.3. Thái độ:
- Tự giác phấn đấu trong học tập và yêu thích học tập dể đạt hiệu quả cao.
2. TRỌNG TÂM:
- Giúp HS thấy được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với quyền học tập của cơng dân và trách nhiệm của bản thân trong học tập.
3. CHUẨN BỊ:
- SGK; Hiến pháp 1992 ( Điều 52).
- Luật bảo vệ chăm sĩc và giáo dục trẻ em ( Điều 10).
- Luật giáo dục ( Điều 9).
- Luật phổ cập giáo dục tiểu học ( Điều 1).
- Những số liệu, sự kiện về quyền và nghĩa vụ học tập.
- Những hình ảnh, tấm gương học tập tiêu biểu.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sỉ số.
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Nêu ý nghĩa của việc học tập? 
Câu 2: Trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em như thế nào?
Trả lời:
Câu 1: Ý nghĩa của việc học tập: 
- Đối với bản thân: Giúp con người có kiến thức; có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành con người có ích cho gia đình và xã hội. 
- Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. 
- Đối với xã hội: Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh. 
Câu 2: Trách nhiệm của gia đình: 
Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em mình được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. Người lớn tuổi trong gia đình có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em mình.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*HĐ1: Vào bài: 
Để hiểu được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với quyền và nghĩa vụ học tập của cơng dân như thế nào? Tiết học hơm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần cịn lại của bài “ Quyền và nghĩa vụ học tập”.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
- GV cho HS xem một đoạn video.
(?) Em cĩ suy nghĩ gì khi xem đoạn video trên?
(?) Cậu bé Dương Cơng Kiệt suy nghĩ như thế nào về việc học?
- Được đi học là một niềm vui. 
(?) Điều kiện học tập của các bạn học sinh vùng cao Phước Sơn (Quảng Nam) như thế nào?
- Rất khĩ khăn, khơng được phụ huynh đưa đĩn, các bạn nhỏ bình thường đến các bạn khuyết tật phải đi hàng cây số đường núi gập ghềnh mới tới lớp.
(?) Liên hệ với bản thân em, các em đã cố gắng học tập chưa?
(?) Nêu một số tấm gương mà em biết?
- Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Kí, Trương Bá Tú 
Ví dụ:
- Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí lên 4 tuổi đã bị liệt hai tay, 7 tuổi tập viết bằng chân. Lúc đầu tập viết ơng gặp nhiều khĩ khăn: mỏi lưng, đau chân, thường xuyên bị chuột rút., Nhưng ơng đã vượt lên sự run rủi của số phận cố gắng học tập rèn luyện và trở thành một nhà giáo ưu tú viết băng chân. Trở thành tấm gương vượt khĩ để thế hệ trẻ noi theo
Thảo luận nhĩm:
- Nhĩm 1+2: Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập thì mỗi chúng ta phải làm gì?
- Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập thì mỗi chúng ta phải cĩ lịng say mê, kiên trì và tự lực, cĩ phương pháp học tập phù hợp.
- Nhĩm 3+4: Hãy cho biết ý kiến của em về việc học tập như thế nào?
- Học tập là điều cần thiết cho tất cả mọi người, cĩ học tập mới cĩ kiến thức, mới hiểu biết, được phát triển tồn diện, mới trở thành người cĩ ích cho gia đình và xã hội.
(?) Nhà nước tạo điều kiện gì cho các em học tập?
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em nghèo và trẻ em khuyết tật cĩ đủ điều kiện để tham gia học tập.
(?) Nhà nước ta tạo điều kiện học tập cho công dân bằng những hình thức học tập nào? 
- Lớp học tình thương.
- Lớp học bổ tú.
- Lớp học ở trường, ở lớp.
- Lớp học dành cho trẻ em khuyết tật.
- HS liên hệ thực tế ở địa phương.
Ví dụ:
1. Hội đồng Hương Tây Ninh đặt tại TPHCM cấp 1 xuất học bỗng cho học sinh nghèo hiếu học: 400.000 đồng/1 học sinh.
2. Hội khuyến học Tây Ninh – 300.000 đồng/1 học sinh. 
3. Hội khuyến học Tỉnh cấp học bỗng về tài năng 400.000 đồng/1 học sinh.
(?) Ở địa phương chúng ta trẻ em khuyết tật cĩ được đi học khơng? Cĩ được chính quyền địa phương quan tâm khơng? Nêu những việc 
làm cụ thể mà em biết?
Điều 9: Luật giáo dục
 (02/12/1998):
 “Học tập là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”
* HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập
Câu c/42 SGK:
-Những trẻ bị khuyết tật như khiếm thị, khiếm thính, tàn tật, và trẻ em lang thang cơ nhỡ có quyền và nghĩa vụ học tập không? Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào?
Câu d/42 SGK: 
- Nam là một học sinh chăm ngoan, nhà em 
nghèo lắm, sau Nam cịn cĩ 2 em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, 
cịn bố thì cũng đau ốm luơn. Nam phải nghỉ học để ở
nhà lao động giúp bố và nuơi các em.
Hỏi: Nếu là Nam trong hồn cảnh đĩ em sẽ giải quyết như
thế nào? 
*Tình huống 1:
Ở lớp 6 A cĩ An và Hoa tranh luận với nhau về quyền học tập. 
- An nĩi: Học tập là quyền của mình, thì mình học cũng được và khơng học cũng được khơng ai cĩ thể bắt buộc mình phải học. 
- Cịn Hoa nĩi: Tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào vì tồn các bạn nghèo, quê ơi là quê, chúng nĩ lẽ ra khơng được đi học mới đúng.
(?) Em cĩ suy nghĩ gì về ý kiến của An và Hoa?
* Tình huống 2: 
- Nhà Lan rất nghèo, khơng đủ điều kiện để học 
tập. Nhưng bố mẹ vẫn cố gắng khơng để Lan thất học. Vậy
mà vào lớp Lan lại lười học, Lan cho rằng nhà mình nghèo, 
cĩ cố gắng học cho tốt cũng khơng cĩ ích lợi gì. Lan đến
trường cũng chỉ vì bố mẹ bắt buộc mà thơi.
Hỏi: Em nghĩ gì về việc làm của Lan? Nhà nghèo cĩ nên cố 
gắng học tập khơng? Vì sao?
* Tình huống 3:
(?) Theo em những suy nghĩ sau đây đúng, sai. 
1. Học vì gia đình bắt buộc.
2. Cho con đi học vì sợ không biết chữ.
3. Học để cha mẹ vui lòng.
4. Học để giúp ích cho xã hội.
5. Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
Tìm hiểu truyện đọc:
II. Nội dung bài học: 
1. Ý nghĩa của việc học tập
2. Quy định của pháp luật về học tập.
3. Trách nhiệm của Nhà nước
- Nhà nước thực hiện cơng bằng giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành: mở rộng khắp hệ thống trường lớp, miển học phí cho học sinh tiểu học, quan tâm giúp đỡ học sinh khĩ khăn.
- Những quy định trên thể hiện tính nhân đạo của pháp luật của nước ta. Chúng ta phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
III. Bài tập: 
Câu c/42 SGK:
- Ai cũng cĩ quyền học tập.
- Trẻ em khuyết tật Nhà nước cĩ trừơng riêng cho học như: Trường Nguyễn Đình Chiểu 
( cho trẻ mù ). Ở Sơn La cĩ trường dành cho trẻ mồ cơi. Lớp học tình thương.
*Trẻ cĩ hồn cảnh khĩ khăn:
- Học ở trung tâm vừa học vừa làm.
- Học qua chương trình giáo dục từ xa.
- Học lớp bổ túc ban đêm.
Câu d/42 SGK:
- Ban ngày đi làm, tối học ở trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Tạm nghỉ học một thời gian, khi đỡ khĩ khăn lại học tiếp.
- Học ở trường vừa học vừa làm.
- Tự học qua sách báo, qua bạn bè, qua cácphương tiện thơng tin đại chúng.
- Học ở lớp học tình thương.
Tình huống 1:
- Suy nghĩ của bạn An khơng đúng, mỗi cơng dân khơng những đều cĩ quyền học tập mà cịn phải cĩ nghĩa vụ học tâp. Vì học tập đem lại lợi ích cho bản, gia đình và xã hội.
- Suy nghĩ của Hoa sai, vì trẻ em ai cũng cĩ quyền và nghĩa vụ học tập, khơng phân biệt giàu nghèo, tàn tật.
Tình huống 2:
- Lan làm như vậy là sai vi phạm nghĩa vụ học tập, phụ lịng bố mẹ, thầy cơ và bạn bè
- Nhà nghèo phải nên cố gắng học để cĩ kiến thức trở thành người cĩ ích cho gia đình và xã hội. Giúp gia đình vượt qua nghèo khổ 
Tình huống 3:
Đáp án:
- 1, 2 sai.
- 3, 4, 5 đúng.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
(?) Em hãy cho biết những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập. Đánh dấu ( x) vào những câu mà em cho là đúng.
a/ Mọi cơng dân cĩ thể học khơng hạn chế.
b/ Trẻ em nghèo khổ khơng cĩ quyền và nghĩa vụ học tập.
c/ Trẻ em độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi cĩ nghĩa vụ bắt buộc phải hồn thành bậc giáo dục tiểu học.
d/ Gia đình cĩ trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hồn thành nghĩa vụ học tập của mình. Đặc biệt là bậc tiểu học.
Đáp án: a, c, d.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học ở tiết này:
- Học kĩ nội dung bài học.
- Làm hết bài tập cịn lại trong SGK/ 42, 43.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
 “ Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.”
5. RÚT KINH NGHIỆM
- Kế hoạch và tài liệu dạy học:	
- GV tổ chức hoạt động học:	
- Học sinh thực hiện hoạt động học:	

File đính kèm:

  • docBai_15_Quyen_va_nghia_vu_hoc_tap.doc