Giáo án GDCD 10 - Tiết 7, Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường

?HĐ1: Thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm chất.

- Chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:

Nhóm 1: Tìm các thuộc tính của muối.

Nhóm 2: Tìm các thuộc tính của ớt.

Nhóm 3: Tìm các thuộc tính của đường.

Nhóm 4: Tìm các thuộc tính của chanh.

- Nêu vấn đề thảo luận chung:

Trong mỗi sự vật đó, thuộc tính nào là tiêu biểu nhất mà dựa vào đó ta có thể phân biệt nó với sự vật khác?

- Giảng giải thêm: Mỗi sv,ht đều có nhiều thuộc tính nhưng chỉ có những thuộc cơ bản tiêu biểu mới nói lên sự khác nhau của sv,ht . . .

- Dựa vào sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết chất là gì?

- Em hãy tìm những ví dụ khác về chất?

? Nhận xét, chuyển ý

?HĐ2. Thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm lượng.

- Mỗi sv, ht đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau. Để hiểu lượng là gì chúng ta cần quan sát, xem xét các sự vật sau:

GV cho HS quan sát túm muối, ớt, đường, chanh. Nêu câu hỏi:

1. Mỗi túi muối, đường nặng bao nhiêu gam?

2. Túi muối so với túi đường nặng-nhẹ; to-nhỏ như thế nào?

3. Đặc điểm của chanh, ớt như thế nào?

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 10 - Tiết 7, Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDCD 10 Năm học: 2015 - 2016	 	Nguyễn Công Cường – THPT số 1 Phù Mỹ
Ngày soạn: 02/10/2015
Tiết: 7	Bài dạy: 	Bài 5.
C¸ch thøc vËn ®éng, ph¸t triĨn cđa sù vËt vµ hiƯn t­ỵng
(tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: Hiểu được khái niệm chất và lượng theo nghĩa triết học.
2- Kĩ năng:
- Giải thích được mặt chất và mặt lượng của một sự vật. 
- Kĩ năng sống: Hợp tác, phân tích, so sánh, phản hồi/lắng nghe tích cực
3- Thái độ: 
-Trong học tập phải rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại khắc phục thái độ nôn nóng đốt cháy giai đoạn.
- Tích lũy về lượng trong học tập và rèn luyện để nhanh chóng tạo ra những chuyển biến (bước nhảy) của bản thân, tránh lối sống trung bình chủ nghĩa.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Chuyện kể, tục ngữ, ca dao, phiếu học tập
- Phương án tổ chức lớp học: Thảo luận nhóm, đàm thoại
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Giấy khổ lớn, bút dạ, kéo, hồ dán.
- Muối, ớt, đường, chanh, cân, thước
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1.Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp, tác phong HS.
	2. Kiểm tra bài cũ:	(8 phút)
	1. Em hãy cho biết trong những câu sau đây, câu nào có nội dung về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập theo nghĩa Triết học ( 2 điểm):
a) Sự tác động giữa lực hút và lực đẩy.
b) Sự bất đồng ý kiến về việc đi tham quan hay không đi tham quan trong tập thể lớp 10A.
c) Sự luân chuyển của bốn mùa trong một năm.
d) Các chiến sĩ kiểm lâm ngăn chặn hành vi của những kẻ phá hoại rừng.
	2. Em hiểu thế nào là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập? Kết quả của sự đấu tranh đó là gì? Hãy nêu một ví dụ để chứng minh. ( 8 điểm)
|Dự kiến trả lời:	
	1. a) , b) , 
2. Là sự gạt bỏ, loại trừ nhau giữa 2 mặt đối lập trong một sự vật hiện tượng. kết quả là mâu thuẫn được giải quyết cái cũ mất đi, cái mới ra đời. . . hình thành mâu thuẫn mới
Vd: Sự đấu tranh giữa giai cấp phong kiến và g/c nông dân cùng với các g/c khác đã làm cho xã hội phong kiến tiêu vong, hình thành xã hội tư bản với mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa g/c tư sản và g/c vô sản.
	3.Giảng bài mới:
	- Giới thiệu bài mới:	(1 phút)
	Ở bài 4 các em đã biết nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Vậy sự vật và hiện tượng vận động, phát triển theo phương thức nào? Muốn hiểu rõ điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 5 C¸ch thøc vËn ®éng, ph¸t triĨn cđa sù vËt vµ hiƯn t­ỵng
	Bài này có 2 tiết, hôm nay ta tìm hiểu tiết 1.
	- Tiến trình tiết dạy:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
15/
15/
|HĐ1: Thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm chất.
- Chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Nhóm 1: Tìm các thuộc tính của muối.
Nhóm 2: Tìm các thuộc tính của ớt.
Nhóm 3: Tìm các thuộc tính của đường.
Nhóm 4: Tìm các thuộc tính của chanh.
- Nêu vấn đề thảo luận chung:
Trong mỗi sự vật đó, thuộc tính nào là tiêu biểu nhất mà dựa vào đó ta có thể phân biệt nó với sự vật khác?
- Giảng giải thêm: Mỗi sv,ht đều có nhiều thuộc tính nhưng chỉ có những thuộc cơ bản tiêu biểu mới nói lên sự khác nhau của sv,ht . . .
- Dựa vào sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết chất là gì?
- Em hãy tìm những ví dụ khác về chất?
F Nhận xét, chuyển ý
|HĐ2. Thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm lượng.
- Mỗi sv, ht đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau. Để hiểu lượng là gì chúng ta cần quan sát, xem xét các sự vật sau:
GV cho HS quan sát túm muối, ớt, đường, chanh. Nêu câu hỏi:
1. Mỗi túi muối, đường nặng bao nhiêu gam?
2. Túi muối so với túi đường nặng-nhẹ; to-nhỏ như thế nào?
3. Đặc điểm của chanh, ớt như thế nào?
4. Chúng ta gọi quy mô to nhỏ, mức độ nặng nhẹ của các sự vật là gì?
ð Nhận xét, kết luận
- Đưa ra câu hỏi thảo luận chung:
+ Em hãy tìm các ví dụ khác về lượng?
+ Hãy cho biết lượng là gì?
- GV kết luận:
- Như vậy mọi sv,ht trong thế giới đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau. Chất và lượng đều là thuộc tính vốn có của sv, ht, không thể có chất và lượng thuần túy tồn tại bên ngoài sv, ht.
- Trong quá trình vận động và phát triển của sv, ht, chất và lượng không đứng im mà luôn vận động trong mối quan hệ qua lại với nhau. Muốn biết mối quan hệ đó như thế nào? Chúng ta cùng xem xét quan hệ về sự biến đổi giữa chất và lượng
- HS thảo luận nhóm (thời gian 3 phút)
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Lớp góp ý, bổ sung, thống nhất đáp án.
- HS đọc khái niệm chất trong SGK.
- HS cả lớp cùng làm việc
- HS trình bày ý kiến cá nhân (xen xét, cân thử)
- HS cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.
- HS trả lời ý kiến cá nhân
- HS ghi bài
1. Chất:
Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sv và ht đó, phân biệt nó với các sv và ht khác.
2. Lượng:
Lượng dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sv, ht về trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều) .. . của sự vật, hiện tượng.
5/
|HĐ3. Củng cố, luyện tập : 
- Trao đổi trong nhóm, tổ về bài tập 1, 4
F Có thể cho điểm những HS trả lời đúng và nhanh nhất.
	4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phút)
	- Yêu cầu HS về nhà làm lại các bài tập 1, 2, 4 trong SGK.
	- Đọc tiếp phần còn lại của bài 5
	- Bảng phụ, nam châm, bút dạ 
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
..

File đính kèm:

  • docTiết 7 (Bài 5).doc
Giáo án liên quan