Giáo án GDCD 10 - Tiết 20, Bài 10: Quan niệm về đạo đức (tt) - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường

HĐ1. Vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

- Tổ chức cho HS thảo luận chung cả lớp (chia lớp thành 6 nhóm)

Câu 1: Vai trò của đạo đức đối với cá nhân? Ở mỗi cá nhân tài năng và đạo đức cái nào hơn? Vì sao? Ví dụ minh hoạ.

Câu 2: Vai trò của đạo đức đối với gia đình? Theo em hạnh phúc gia đình có được là nhờ có đạo đức hay tiền bạc, danh vọng? Vì sao? Dẫn chứng trong cuộc sống mà em biết.

Câu 3:Vai trò của đạo đức đối với xã hội? Tình trạng trẻ vị thành niên sa vào tệ nạn xã hội như hiện nay có phải do đạo đức bị xuống cấp hay còn nguyên nhân nào khác? Chúng ta cần phải làm gì?

 Nhận xét từng nhóm.

1. Vì: Học hỏi bồi dưỡng sẽ có tài năng. Nếu không có đạo đức sẽ trở thành người không có lương tâm, nhân phẩm, danh dự làm hại cho người khác, xã hội . . .vd: Một kỹ sư xây dựng giỏi nhưng lại ăn bớt xén tiền và tài sản của nhân dân. . .

 - Hãy nêu ví dụ khác về vai trò của đạo đức đối với cá nhân.

 Kết luận.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 10 - Tiết 20, Bài 10: Quan niệm về đạo đức (tt) - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDCD 10 Năm học: 2015 - 2016	 	Nguyễn Công Cường – THPT số 1 Phù Mỹ
Ngày soạn: 09/01/2016
Tiết: 20	Bài dạy: Bài 10
Quan niệm về đạo đức. (tiết 2)
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội
2. Kĩ năng: 
	Kĩ năng sống: So sánh, xác định giá trị, tự nhận thức, thể hiện sự tự tin
3. Thái độ: Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước:
+ SGK, SGV GDCD lớp 10
	+ Tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học (các hoạt động xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước của thanh niên và nhân dân địa phương cũng như cả nước
	+ Phiếu học tập
- Phương án tổ chức lớp học: Nêu vấn đề, thảo luận nhĩm
	2. Chuẩn bị của HS:
	Nội dung kiến thức HS ơn tập, chuẩn bị trước ở nhà:
- Học phần 1 “quan niệm về đạo đức”
	- Sưu tầm mẫu chuyện về sự hiếu thảo, gia đình hạnh phúc . . .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tình hình lớp: (1 phút)	Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh 	
2. Kiểm tra bài cũ: 	(9 phút)
Em hãy phân biệt đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người? Cho ví dụ.
­Dự kiến trả lời:
- Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người. Pháp luật cũng là phương thức có khả năng điều chỉnh nhất định đối với hành vi của con người. Tuy nhiên gữa chúng lại có sự khác nhau:
	+ Sự điều chỉnh hành vi của PL là điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế.
	+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người.
- Ví dụ: ........
	- GV: Nhận xét, đánh giá cho điểm
3. Giảng bài mới: 
- Giới thiệu bài mới: (1 phút) Đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành nhân cách của con người, hạnh phúc gia đình và sự bình yên của xã hội. Để hiểu rõ hơn về vai trò của đạo đức, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài 10.
- Tiến trình tiết dạy:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
15/
5/
5/
 |HĐ1. Vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
- Tổ chức cho HS thảo luận chung cả lớp (chia lớp thành 6 nhóm)
Câu 1: Vai trò của đạo đức đối với cá nhân? Ở mỗi cá nhân tài năng và đạo đức cái nào hơn? Vì sao? Ví dụ minh hoạ.
Câu 2: Vai trò của đạo đức đối với gia đình? Theo em hạnh phúc gia đình có được là nhờ có đạo đức hay tiền bạc, danh vọng? Vì sao? Dẫn chứng trong cuộc sống mà em biết.
Câu 3:Vai trò của đạo đức đối với xã hội? Tình trạng trẻ vị thành niên sa vào tệ nạn xã hội như hiện nay có phải do đạo đức bị xuống cấp hay còn nguyên nhân nào khác? Chúng ta cần phải làm gì?
Ä Nhận xét từng nhóm.
1. Vì: Học hỏi bồi dưỡng sẽ có tài năng. Nếu không có đạo đức sẽ trở thành người không có lương tâm, nhân phẩm, danh dự làm hại cho người khác, xã hội . . .vd: Một kỹ sư xây dựng giỏi nhưng lại ăn bớt xén tiền và tài sản của nhân dân. . .
 - Hãy nêu ví dụ khác về vai trò của đạo đức đối với cá nhân.
Ä Kết luận.
|HĐ2.
- Nhận xét phần trình bày của nhóm tiếp theo.
2. Vì: có đạo đức mới giáo dục con cái đúng quy tắc, chuẩn mực . . .vd: Gia đình bố mẹ cãi nhau, làm ăn phi pháp, không chung thuỷ dẫn đến gia đình tan vỡ và con cái sa vào tệ nạn xã hội.
- Hãy nêu một vài câu chuyện về vai trò của đạo đức đối với gia đình. 
Ä Kết luận.
|HĐ3.
- Nhận xét phần trình bày của nhóm tiếp theo.
3. tình trạng trẻ VTN lao vào tệ nạn xã hội như hiện nay vừa do đạo đức xuống cấp, vừa không phải. Vì cá nhân sống đúng quy tắc, chuẩn mực thì gia đình hạnh phúc à XH sẽ ổn định và hạnh phúc.
- Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy nêu một vài thông tin về vai trò của đạo đức đối với xã hội. 
- Các nhóm thực hiện, cử đại diện trình bày, cả lớp nhận xét.
1. – Góp phần hoàn thiện nhân cách.
- Có ý thức và năng lực, sống thiện, sống có ích.
- Giáo dục lòng nhân ái, vị tha.
Mỗi cá nhân cần phát triển hài hoà 2 mặt đạo đức và tài năng. Trong đó đức là gốc. Vì . . .
2. – Đạo đức là nền tảng của gia đình.
- Tạo nên sự ổn định, phát triển vững chắc của gia đình.
- Là nhân tố xây dựng gia đình hạnh phúc.
Hạnh phúc gia đình có được là nhờ đạo đức. Vì có đạo đức . . .
- HS thực hiện
3. – Đạo đức được coi là sức khoẻ của một cơ thể sống.
- XH sẽ phát triển bền vững nếu XH đó thực hiện đúng các quy tắc, chuẩn mực XH.
- XH sẽ bị mất ổn định nếu đạo đức XH bị xuống cấp.
2. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và XH:
a) Đối với cá nhân:
– Góp phần hoàn thiện nhân cách.
- Có ý thức và năng lực, sống thiện, sống có ích.
- Giáo dục lòng nhân ái, vị tha.
b) Đối với gia đình:
– Đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình, tạo nên sự ổn định, phát triển vững chắc của gia đình.
- Là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc.
c) Đối với xã hội:
- XH sẽ phát triển bền vững nếu XH đó thực hiện đúng, tôn trọng và luôn được củng cố các quy tắc, chuẩn mực đạo đức.
- XH sẽ bị mất ổn định nếu các chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ. 
|HĐ4. Củng cố, luyện tập: (8 phút)
 - Sử dụng phiếu học tập: Vai trò sau đây liên quan đến cá nhân, gia đình và xã hội là vai trò nào? (Đánh dấu x vào ý kiến đúng) 
Vai trò đạo đức
Cá nhân
Gia đình
Xã hội
 Góp phần hoàn thiện nhân cách
Có ý thức năng lực sống hoàn thiện
Yêu quê hương, đất nước
Có hiếu với cha mẹ
Vợ chồng chung thuỷ
Củng cố, phát triển xã hội một cách bền vững
Thương người như thể thương thân
- HS: Trình bày ý kiến theo nhóm
- GV: Nhận xét, bổ sung 
 Ä Kết luận: Xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn. Không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại mà còn xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 
	4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	(1 phút)
- Bài tập về nhà: 
+ Làm bài tập còn lại trong SGK (2, 3, 4, 5)
	+ Luôn luôn rèn luyện đạo đức để trở thành người công dân tốt.
- Chuẩn bị bài mới: 
	+Xem bài 11, tìm hiểu và sưu tầm gương tốt mà em được biết qua sách báo, trong cuộc sống hàng ngày thể hiện phạm trù đạo đức cơ bản.
	+ Giấy khổ lớn, bút dạ. . .
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 

File đính kèm:

  • docTiết 20 (Bài 10).doc
Giáo án liên quan