Giáo án GDCD 10 - Tiết 24+25, Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình - Năm học 2015-2016 - Hoàng Văn Hoan

Thảo luận nhóm (5’):

Nhóm 1: Nguyên tắc của hôn nhân tự nguyện và tiến bộ thể hiện ở những nội dung nào? Ly hôn có phải là giải pháp tốt nhất? Và để lại những hậu quả nào cho xã hội.

GV: Chế độ hôn nhân ở n¬ước ta hiện nay là chế độ hôn nhân mới, tốt đẹp với hai nội dung cơ bản:

Một là: Hôn nhân phải tự nguyện và tiến bộ

- Tự nguyện trong hôn nhân có nghĩa hai bên nam nữ đ¬ược quyền tự quyết định việc kết hôn của mình. Mỗi bên đều không chịu sự tác động của bên kia hay của bất kỳ của ng¬ười nào khác. Đây là cơ sở để đảm bảo cho hôn nhân bền vững và hạnh phúc. Tuy nhiên tự do kết hôn không có nghĩa là phủ nhận vai trò khuyên nhủ, tư¬ vấn tích cực của cha mẹ, ng¬ười thân, bạn bè

- Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lý, tức là phải đăng ký kết hôn theo luật định. Trên cơ sở này hôn nhân mới có giá trị pháp lý và được pháp luật bảo vệ.

Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm quyền tự do ly hôn. Ly hôn là cần thiết khi mâu thuẫn vợ chồng đã trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không thể đạt đ¬ựợc. Tuy nhiên, cần hiểu ly hôn là việc bất đắc dĩ, vì ly hôn là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả xấu cho cả hai ngư¬ời. đặc biệt là cho con cái.

Chúng ta có quyền chọn ly hôn khi đã cạn tình và không có gì phải vướng bận. Nhưng nếu còn quá nhiều sự lựa chọn và cả tình yêu, sao không chọn cách êm đẹp nhất.

Nhóm 2: Hãy tưởng tượng,(các) em đang trong một cuộc hôn nhân nhân không hạnh phúc với chồng (vợ). Nhưng còn có sự ràng buộc của con cái. Trường hợp này em sẽ “can tâm sống vì con” với cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc hay chọn li hôn. Hãy chọn giải pháp tốt nhất và giải thích vì sao?

Tham khảo: Không thể “can tâm sống vì con” được. Bởi người mẹ, người cha thực sự sống vì con có nghĩa là phải tạo dựng cho con cái một môi trường sống hạnh phúc, ấy là khi cha mẹ thương yêu và kính trọng nhau, khi cha mẹ đồng lòng sống vì nhau và vì con. Một môi trường sống “ô nhiễm” với sự ghẻ lạnh, dửng dung và những lần cãi nhau liên tục không thể gọi là môi trường tốt và con cái chẳng thể nào nhận được gì từ cái sự “sống vì con “ đó nếu không nói là bất hạnh.

Như vậy thì chỉ còn có một con đường: tìm lối thoát cho cả hai. Lối thoát thì chắc có nhiều và lối thoát cuối cùng hết chắc chắn là ly hôn. Thế nhưng chỉ nên lựa chọn nó khi bạn đã cân nhắc hết tất cả mọi lối thoát khác và cảm thấy không thể nào làm khác được.

 

docx8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 834 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 10 - Tiết 24+25, Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình - Năm học 2015-2016 - Hoàng Văn Hoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22 – 02 - 2016
Tiết: 24+25 (PPCT) 
Bài 12:
CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH
 ( Tiết 2+3)
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 2+3 bài 12 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
	Học sinh nắm được thế nào là Hôn nhân, chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay? Thế nào là gia đình và chức năng của gia đình, trách nhiệm của mỗi thành viên.
 2. Về kĩ năng.
Biết nhận xét dánh giá một số quan niệm về hôn nhân và gia đình.
3. Về thái độ.
	- Yêu quý gia đình.
	- Đồng tình ủng hộ các quan điểm đúng về hôn nhân và gia đình
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
	- SGK, SGV GDCD lớp 10. 
	- Tình huống GDCD 10, Thực hành GDCD 10
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. 
Thế nào là tình yêu chân chính ? trong tình yêu cần tránh một số điều nào?
3. Học bài mới. 
Giáo viên nên có một lời giới thiệu chung về mối quan hệ giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình như : Một tình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân và hôn nhân se dẫn đến xây dựng một gia đình hành phúc. Vậy tình yêu...hôm này thầy và các cùng đi tìm hiểu bài 12... 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Thời gian
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động – Tạo hứng thú đầu giờ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm hôn nhân.
Để làm rõ hơn khái niệm hôn nhân, GV nêu tình huống sau rồi gọi HS trả lời:
Tình huống: A và B đang học cùng đại học, họ đã sống chung với nhau như vợ chồng 2 năm rồi mà không đăng kí kết hôn. Họ cho rằng yêu nhau là tự nguyện, sống chung với nhau hạnh phúc thì cần gì phải kết hôn. Theo em, như vậy đúng hay sai? Tình huống này nói lên điều gì?
GV nhận xét câu trả lời của HS rồi kết luận: Hôn nhân là mối quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Hôn nhân được đánh dấu bằng kết hôn. Hôn nhân thể hiện nghĩa vụ, quyền lợi và quyền hạn giữa vợ và chồng được pháp luật công nhận và bảo vệ.
GV : Cơ sở của hôn nhân là gì ? Tuổi kết hôn theo luật định của nước ta ?
Gọi HS trả lời rồi nhận xét : Hôn nhân phải dựa trên kết quả của tình yêu chân chính. Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật.
Hoạt động 2. Tìm hiểu chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay
Thảo luận nhóm (5’): 
Nhóm 1: Nguyên tắc của hôn nhân tự nguyện và tiến bộ thể hiện ở những nội dung nào? Ly hôn có phải là giải pháp tốt nhất? Và để lại những hậu quả nào cho xã hội.
GV: Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là chế độ hôn nhân mới, tốt đẹp với hai nội dung cơ bản:
Một là: Hôn nhân phải tự nguyện và tiến bộ
- Tự nguyện trong hôn nhân có nghĩa hai bên nam nữ được quyền tự quyết định việc kết hôn của mình. Mỗi bên đều không chịu sự tác động của bên kia hay của bất kỳ của người nào khác. Đây là cơ sở để đảm bảo cho hôn nhân bền vững và hạnh phúc. Tuy nhiên tự do kết hôn không có nghĩa là phủ nhận vai trò khuyên nhủ, tư vấn tích cực của cha mẹ, người thân, bạn bè
- Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lý, tức là phải đăng ký kết hôn theo luật định. Trên cơ sở này hôn nhân mới có giá trị pháp lý và được pháp luật bảo vệ.
Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm quyền tự do ly hôn. Ly hôn là cần thiết khi mâu thuẫn vợ chồng đã trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không thể đạt đựợc. Tuy nhiên, cần hiểu ly hôn là việc bất đắc dĩ, vì ly hôn là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả xấu cho cả hai người. đặc biệt là cho con cái.
Chúng ta có quyền chọn ly hôn khi đã cạn tình và không có gì phải vướng bận. Nhưng nếu còn quá nhiều sự lựa chọn và cả tình yêu, sao không chọn cách êm đẹp nhất.
Nhóm 2: Hãy tưởng tượng,(các) em đang trong một cuộc hôn nhân nhân không hạnh phúc với chồng (vợ). Nhưng còn có sự ràng buộc của con cái. Trường hợp này em sẽ “can tâm sống vì con” với cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc hay chọn li hôn. Hãy chọn giải pháp tốt nhất và giải thích vì sao?
Tham khảo: Không thể “can tâm sống vì con” được. Bởi người mẹ, người cha thực sự sống vì con có nghĩa là phải tạo dựng cho con cái một môi trường sống hạnh phúc, ấy là khi cha mẹ thương yêu và kính trọng nhau, khi cha mẹ đồng lòng sống vì nhau và vì con. Một môi trường sống “ô nhiễm” với sự ghẻ lạnh, dửng dung và những lần cãi nhau liên tục không thể gọi là môi trường tốt và con cái chẳng thể nào nhận được gì từ cái sự “sống vì con “ đó nếu không nói là bất hạnh.
Như vậy thì chỉ còn có một con đường: tìm lối thoát cho cả hai. Lối thoát thì chắc có nhiều và lối thoát cuối cùng hết chắc chắn là ly hôn. Thế nhưng chỉ nên lựa chọn nó khi bạn đã cân nhắc hết tất cả mọi lối thoát khác và cảm thấy không thể nào làm khác được.
Nhóm 3: So sánh để thấy rõ chế độ hôn nhân hiện nay và thời phong kiến. 
Tham khảo: 
Ngày xưa : 
- Trai tam thê tứ thiếp, gái chính chuyên một chồng 
- Hôn nhân cho cha mẹ sắp đặt 
- Trong nhà "chồng chúa vợ tôi" 
Ngày nay: 
- Hôn nhân 1 vợ 1 chồng 
- Nam nữ tự tìm hiểu rồi tiến tới hôn nhân 
- Nam nữ bình đẳng
Nhóm 4: Một số ý kiến cho rằng hôn nhân một vợ một chồng là gò bó trong xã hội hiện đại. Em hãy nêu quan điểm của mình với vấn đề nên trên.
Tham khảo: 
Mục đích của hôn nhân một vợ một chồng là: để xoá bỏ chế độ nhiều vợ trong hôn nhân phong kiến, coi rẻ người phụ nữ và gây đau khổ cho người phụ nữ (trong gia đình quyền quyết định những việc quan trọng thuộc về người cha, người chồng. Người chồng có quyền có nhiều vợ, nghĩa vụ chung thuỷ chỉ thuộc về người vợ. Đây là sự bất bình đẳng nam nữ dẫn đến sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng).
Hôn nhân một vợ, một chồng còn đảm bảo cho tình yêu giữa vợ chồng thực sự bền vững, duy trì và củng cố hạnh phúc gia đình. Đây là một trong những điều kiện quan trọng cho cuộc sống chung giữa vợ chồng lâu dài, bền vững và thực sự hạnh phúc.
Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng được biểu hiện ở chỗ: vợ chồng có nghĩa vụ, quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình. Đó là: Nghĩa vụ chung thuỷ, thương yêu nhau, chăn sóc giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, nghĩa vụ nuôi dạy con cái, nghĩa vụ tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. Hai vợ chồng đều có quyền ngang nhau trong việc sở hữu tài sản của vợ chồng, có quyền thừa kế tài sản của nhau.
- GV cho đại diện học sinh lên thuyết trình ngắn gọn (3 phút)
- GV nhận xét và đánh giá.
Hoạt động 1: Khởi động tạo hứng thú
Chuyển ý (hoặc dẫn dắt/tạo hứng thú) trước khi vào nội dung mới: cho học sinh hát bài “Ba ngọn nến lung linh”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm gia đình.
GV: Theo em, từ đâu mà có sự xuất hiện cuả gia đình?
HS: Trả lời
GV Đánh giá câu trả lời: Gia đình là kết quả của hôn nhân.
GV: Vậy tại sao gọi là “Đại gia đình các dân tộc Việt Nam?”.
HS: Trả lời
GV nhận xét: vận dụng trên cơ sở truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ để giải thích cho học sinh.
GV: Dựa trên các câu hỏi trên định hướng cho học sinh khái niệm.
- Khái niệm : Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
GV hỏi: Em hãy cho biết gia đình bao gồm những loại nào?
HS: Trả lời
GV nhận xét và đánh giá.
- Những loại gia đình :
+ Gia đình một thế hệ (vợ chồng)
+ Gia đình hai thế hệ (vc và các con)
+ Gia đình 3 – 4 thế hệ ( Tam – tứ đại đồng đường)
*Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng của gia đình
Thảo luận nhóm: chia 2 bàn thành 1 nhóm thảo luận khoảng 10 phút:
Nhóm 1: Chức năng duy trì nòi giống được hiểu như thế nào? Em có suy nghĩ gì về chính sách 2 con của Việt Nam?
Nhóm 2: Chức năng tổ chức đời sống gia đình được thể hiện như thế nào?Theo em , cần làm gì để gia đình mình được yên vui, hạnh phúc.
Nhóm 3: Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái: Trong thời gian gần đây, trên báo mạng thông tin liên tục về tình trạng bạo lực học đường. Nhiều ý kiến cho rằng đó là do lỗi giáo dục từ phía nhà trường. em có suy nghĩ gì?
Nhóm 4: Chức năng kinh tế: Em hiểu như thế nào về chức năng kinh tế gia đình?
Nhóm 5: Ngoài các chức năng duy trì nòi giống, giáo dục nuôi dưỡng, kinh tế, duy trì nòi giống em còn biết các chức năng nào khác của gia đình?
Đáp án: - Chức năng thỏa mãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình: thoả mãn tình cảm tinh thần và thể xác giữa hai vợ chồng; thỏa mãn tình cảm giữa cha mẹ và con cái (sống vì nhau), tình cảm giữa anh chị em trong gia đình (thương yêu, đùm bọc lẫn nhau). Phần đông mọi người trong xã hội đều coi gia đình là “tổ ấm”, nơi người ta đi về, nơi người ta chia sẻ với nhau về niềm vui, nỗi buồn, tức là nơi tình cảm của con người được thỏa mãn.
 Chức năng xã hội hoá: Có thể coi gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi thành viên là một tính cách. Việc va chạm các tính cách khác nhau trong một gia đình là môi trường đầu tiên để trẻ em học cách hoà hợp với cộng đồng.
GV gọi học sinh đại diện trả lời
 Học sinh trả lời 
GV nhận xét, đánh giá
*Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên.
5’
10’
25’
5’
10’
20’
2. Hôn nhân.
a. Hôn nhân là gì ?
- Tình yêu chân chính → HN ; HN → Kết hôn.
- Khái niệm : Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.
- Hôn nhân thể hiện quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng được pháp luật công nhận và bảo vệ.
- Tuổi kết hôn (VN) : Nam là : 20 ; Nữ là 18
- Sau khi kết hôn → tổ chức đám cưới để ra mắt họ hàng, làng xóm, ban bè.
E nên sửa phần gạch chân cho phù hợp với học sinh lớp 10.  « nấm mồ » k hỏ cũng được.
b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.
- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ
+ Dựa trên tình yêu chân chính
+ Tự do kết hôn theo luật định
+ Tự do li hôn(Đảm bảo quyền li hôn)
+ HN đảm bảo về mặt pháp lý
- Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Như vậy : tình yêu chân chính là cơ sở của hôn nhân, là nền tảng hạnh phúc của gia đình.
3. Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên.
a. Gia đình.
- Khái niệm : Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
- Những loại gia đình :
+ Gia đình một thế hệ (vợ chồng)
+ Gia đình hai thế hệ (vc và các con)
+ Gia đình 3 – 4 thế hệ ( Tam – tứ đại đồng đường)
b. Chức năng của gia đình.
- Chức năng duy trì nòi giống
- Chức năng kinh tế: sản xuất kinh doanh để tạo ra thu nhập.
- Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái: cha mẹ giáo dục con trở thành công dân tốt.
- Chức tổ chức đời sống gia đình: tạo ra môi trường sống an toàn, lành mạnh, quan tâm, yêu thương
Chú ý : Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái là quan trọng hơn cả.
c. Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên. (giảm tải)
4. Củng cố.	
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học
- Cho sinh trả lời một số câu hỏi cuối sách giáo khoa
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà học bài cũ, chuẩn bị tiết sau kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi khởi động tiết 2 bài 12:
Hôn một người mình thích gọi là hôn nhân
Hôn một con vật mình yêu thích gọi là hôn thú
Chồng hôn vợ gọi là hôn thê
Vợ hôn chòng gọi là hôn phu
Hôn rồi mà hôn nữa gọi là tái hôn
Đang hôn mà dính gọi là đính hôn
Đang ngủ mà hôn gọi là hôn mê
Hôn trước khi chia xa gọi là li hôn

File đính kèm:

  • docxBai_12_Cong_dan_voi_tinh_yeu_hon_nhan_va_gia_dinh.docx