Giáo án GDCD 10 - Tiết 21, Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường

HĐ1: Tìm hiểu thế nào là nghĩa vụ?

- Đặt vấn đề: Con người sống trong xã hội ai cũng có những nhu cầu vàlợi ích nhất định cần được thoả mãn để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bản thân. Tuy nhiên mỗi cá nhân dù cố gắng đến đâu thì cũng không thể tự thỏa mãn nhu cầu và

lợi ích nếu không có sự kết hợp các cá nhân khác và toàn xã hội. Ý thức của cá nhân về các mối quan hệ này được gọi là nghĩa vụ.

- Tổ chức thảo luận lớp: Cho HS cùng trao đổi ví dụ SGK Tr.68

Em nhận xét gì về hoạt động nuôi con của sói mẹ?

Hoạt động nuôi con của con người?

 Nhận xét và kết luận: Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối liên hệ đạo đức đặc biệt giữa cá nhân với cá nhân và cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ là 1 trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng.

- Cho HS trao đổi tiếp vd SGK Tr.68 “Trẻ em cần được đi học . . . “

“Con người cần có cuộc sống tự do, bình đẳng, và được sống trong một đất nước hoà bình”. Nghĩa vụ đặt ra là gì?

 Từ các vd trên rút ra khái niệm về nghĩa vụ.

- Tuy nhiên trong thực tế không phải khi nào nhu cầu và lợi ích cá nhân cũng phù hợp với nhu cầu và lợi ích XH, thậm chí có khi còn mâu thuẫn

Vd: Bùi Tiến Dũng lấy tiền của nhà nước làm ăn phi pháp (cá độ . . .)

 Do đó bài học rút ra ở đây là gì?

- Mục b) chỉ yêu cầu HS đọc thêm (CT giảm tải)

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 10 - Tiết 21, Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDCD 10 Năm học: 2015 - 2016	 Nguyễn Công Cường – THPT số 1 Phù Mỹ
Ngày soạn: 10/01/2016
Tiết: 21 	Bài dạy: Bài 11
Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (tiết 1)
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm
2. Kĩ năng: - Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến đến bản thân
 	 - Kĩ năng sống: Phán đốn, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, phê phán
3. Thái độ: Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước:
	+ SGK, SGV GDCD lớp 10
	+ Tranh ảnh, bảng phụ về lương tâm.
	+ Ca dao, tục ngữ về nghĩa vụ, lương tâm
	+ Bảng phụ
- Phương án tổ chức lớp học: Đặt vấn đề, thảo luận
	2. Chuẩn bị của HS:
	Nội dung kiến thức HS ơn tập, chuẩn bị trước ở nhà:
	- Học bài 10
	- Giấy khổ lớn, bút dạ. . .
	- Mẫu chuyện đạo đức
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tình hình lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh 	
2. Kiểm tra bài cũ: 	(3 phút)
Những câu tục ngữ sau đây có ý nghĩa gì?
a. Ăn ở có nhân, mươi phần chẳng khó 	
b. Bền người hơn bền của	
c. Có đức gửi thân, có nhân gửi của	
d. Đường mòn nhân nghĩa không mòn.	
e. Trọng nghĩa khinh tài.	
­Dự kiến trả lời:
Các câu tục ngữ có ý nghĩa là: Sống ở đời phải lấy chữ nhân nghĩa làm trọng, con người phải có đạo đức thì mới để phúc cho đời sau. . .
	- GV: Nhận xét, đánh giá cho điểm
3. Giảng bài mới: 
- Giới thiệu bài: (1 phút) 
Phạm trù đạo đức học bao hàm những khái niệm đạo đức cơ bản phản ánh những đặc tính căn bản, những phương tiện và những quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực. Đạo đức học bao gồm các phạm trù cơ bản: nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc, thiện ác.
Trong khuôn khổ trình bày của SGK, chúng ta học một số phạm trù, trong đó trình bày những vấn đề cơ bản chung nhất và được đơn giản hóa.
	- Tiến trình tiết dạy:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
12/
|HĐ1: Tìm hiểu thế nào là nghĩa vụ?
- Đặt vấn đề: Con người sống trong xã hội ai cũng có những nhu cầu vàlợi ích nhất định cần được thoả mãn để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bản thân. Tuy nhiên mỗi cá nhân dù cố gắng đến đâu thì cũng không thể tự thỏa mãn nhu cầu và
lợi ích nếu không có sự kết hợp các cá nhân khác và toàn xã hội. Ý thức của cá nhân về các mối quan hệ này được gọi là nghĩa vụ.
- Tổ chức thảo luận lớp: Cho HS cùng trao đổi ví dụ SGK Tr.68
ÄEm nhận xét gì về hoạt động nuôi con của sói mẹ?
ÄHoạt động nuôi con của con người?
ð Nhận xét và kết luận: Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối liên hệ đạo đức đặc biệt giữa cá nhân với cá nhân và cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ là 1 trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng.
- Cho HS trao đổi tiếp vd SGK Tr.68 “Trẻ em cần được đi học . . . “
“Con người cần có cuộc sống tự do, bình đẳng, và được sống trong một đất nước hoà bình”. Nghĩa vụ đặt ra là gì?
Ø Từ các vd trên rút ra khái niệm về nghĩa vụ.
- Tuy nhiên trong thực tế không phải khi nào nhu cầu và lợi ích cá nhân cũng phù hợp với nhu cầu và lợi ích XH, thậm chí có khi còn mâu thuẫn
Vd: Bùi Tiến Dũng lấy tiền của nhà nước làm ăn phi pháp (cá độ . . .)
Ä Do đó bài học rút ra ở đây là gì?
- Mục b) chỉ yêu cầu HS đọc thêm (CT giảm tải)
|HĐ2. Tìm hiểu thế nào là lương tâm.
- Nhận xét tình huống trong SGK Tr.69
- Yêu cầu HS: Nhận xét thái độ bà A trước và sau khi tìm thấy con gà.
Ø Nhận xét: Trong cuộc sống, những người có đạo đức luôn tự xem xét, đánh giá mqh giữa bản thân và với người xung quanh, với XH. Trên cơ sở đánh giá hành vi của mình, các cá nhân tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Đó gọi là lương tâm.
(?) Lương tâm là gì? 
Đưa thơng tin về những kẻ vơ lương tâm:
Giải thốt cho trẻ em bằng lương tâm và trách nhiệm
(24h) - Chúng tơi rất đau lịng khi xem phĩng sự ảnh “Vở diễn đày đọa trẻ thơ”. Đây là một vấn đề xã hội mà dư luận đã nĩi nhiều.
- Hãy tìm 1 vài vd về trạng thái cắn rứt lương tâm mà em biết?
- Một cá nhân thường làm điều ác nhưng không biết ăn năng hối cải, không cắn rứt lương tâm thì coi là kẻ vô lương tâm.
|HĐ3. 
- Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?
- Cho HS cả lớp cùng trao đổi:
1. Ý nghĩa của lương tâm đối với đời sống đạo đức.
2. Con người phải rèn luyện như thế nào để trở thành người có lương tâm
ð Rút ra nhận xét, kết luận.
- Đó chỉ là hoạt động thể hiện bản năng của loài sói, còn hoạt động nuôi con của con người (cha, mẹ) đó là nghĩa vụ .
- Nghĩa vụ đặt ra: cha mẹ và mọi người trong XH phải đóng thuế góp phần XD trường và trả lương cho thầy cô giáo, XD bệnh viện, nơi vui chơi . . 
- Nghĩa vụ đặt ra: Cá nhân và mọi người tham gia bảo vệ tổ quốc. . . 
- HS ghi bài vào vở.
- HS trả lời cá nhân
- Trước khi tìm thấy gà: tỏ vẻ bực tức, nghi ngờ hàng xóm bắt trộm.
-Sau khi nhìn thấy gà: bà A đã hối hận về suy nghĩ và việc làm của mình.
- HS làm việc cá nhân
- Cả lớp trình bày ý kiến:
+ Lương tâm là yếu tố đạo đức để đánh giá con người . . .
+ Rèn luyện đạo đức – thực hiện tốt các nghĩa vụ – bồi dưỡng tình cảm trong quan hệ giữa người và người.
- HS làm việc cá nhân.
1. Nghĩa vụ:
a) Nghĩa vụ là gì:
- Khái niệm: Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội
- Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của XH lên trên. Không những thế, còn phải biết hy sinh quyền lợi của mình. Tuy nhiên, XH cũng phải có trách nhiệm bảo đảm cho sự thỏa mãn nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân.
b) Nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam hiện nay:
 (đọc thêm)
2. Lương tâm:
a) Lương tâm là gì?
- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mqh với người khác và XH.
- Lương tâm tồn tại ở 2 trạng thái:
+ Sự thanh thản của lương tâm
+ Cắn rứt lương tâm
b) Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?
- Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức để biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đức.
- Thực hiện nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện.
- Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ trong quan hệ giữa người với người. 
10/
8/
9/
|HĐ4. Củng cố, luyện tập: 
- Ghi lên bảng phụ bài tập sau:
1. Sắp xếp các yếu tố cột A tương ứng với cột B
A
B
1. Trẻ em đi học
a. Đóng thuế
2. Kinh doanh hàng hoá
b. Trường học và thầy cô giáo
3. Sống tự do – hạnh phúc
c. Cha mẹ nuôi con
4. Chăm sóc yêu thương
d. Bảo vệ Tổ quốc
2. Phân tích trạng thái lương tâm của tình huống sau và nói rõ thái độ của em như thế nào?
Tại ngã tư đường phố một cụ già chống gậy qua đường bị ngã.
* Người A: Nhìn thấy rồi đi thẳng.
* Người B: Giúp đỡ tận tình.
* Người C: Chế nhạo người B.
ĐÁP ÁN: Câu 1: 1b, 2a, 3d, 4c
 Câu 2: - Trạng thái lương tâm: cắn rứt, áy náy.
	 - Trạng thái lương tâm: thanh thản trong sáng.
	 - Trạng thái lương tâm: vô lương tâm.
Ä Kết luận: Nghĩa vụ, lương tâm là đặc trưng của đời sống đạo đức, là yếu tố làm nên giá trị đạo đức con người. Nhờ có nghĩa vụ, lương tâm mà những cái tốt đẹp trong đời sống được duy trì và phát triển. Do đó trong cuộc sống không chỉ đòi hỏi mỗi cá nhân phải có nghĩa vụ và lương tâm mà còn phải biết giữ gìn lương tâm trong sáng, có nghĩa vụ đối với mọi người . . .
	4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	(1 phút)
- Bài tập về nhà: Làm bài tập 1, 2 ; Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về nghĩa vụ và lương tâm.
- Chuẩn bị bài mới: 
	+ Đọc trước phần còn lại của bài 11.
	+ Giấy khổ lớn, bút dạ. . .
	+ Tục ngữ, ca dao nói về nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 

File đính kèm:

  • docTiết 21 (Bài 11).doc
Giáo án liên quan